Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Qua tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh năm 1945 em hãy trình bày hoàn cảnh và bố cục của bản tuyên ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.52 KB, 2 trang )

Qua Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh năm 1945 Em hãy trình
bày hoàn cảnh và bố cục của bản Tuyên ngôn.
Posted by admin | On 4 November,2015 | In Văn mẫu lớp 12

Ngày 19-8-1945, chính quyền ở thủ đô về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu
cách mạng ở Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, người soạn thảo bản Tuyên ngốn Độc
lập. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyến ngôn Độc lập trước năm mươi vạn đồng bào. Bản Tuyên ngôn thực hiện sứ
mệnh lịch sử của mình trong một điều kiện hoàn cảnh rất đặc biệt. Nước Việt Nam độc lập còn rất non yếu
đang đứng trước sự nhòm ngó của bao nhiêu thế lực:
Quốc dân đảng, đế quốc Mĩ, quân đội Anh, thực dân Pháp. Thực dân Pháp vẫn rêu rao luận điệu Việt Nam vốn
là thuộc địa của Pháp, nay phát xít Nhật thua nên Việt Nam phải trả cho Pháp. Vì vậy bản tuyên ngôn không
chỉ thông báo với nhân dân ta mà còn là bản luận chiến với bọn ngoại xâm và là lời khẳng định quyền độc lập
chính đáng của Việt Nam với nhân dân toàn thế giới.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn bản chính luận, vì thế giá trị nghệ thuật của tác phẩm thể hiện ở bố cục chặt
chẽ, dẫn chứng xác thực, lí lẽ đanh thép và lập luận chặt chẽ. Những yếu tố này tạo nên sức thuyết cho văn
bản. Tuyên ngôn Độc lập là mẫu mực cho thể văn chính luận. Tác phẩm được chia làm bốn phần:
– Phần 1: Cơ sở lí luận của Tuyên ngôn, tác giả dẫn ra tuyên ngôn của Mĩ và của Pháp, hai bản tuyên ngôn
nổi tiếng đã được cả thế giới công nhận. Cách mở đầu này tạo nên sức mạnh cho bản Tuyên ngôn.
– Phần 2: Những dẫn chứng xác thực, tố cáo tội ác của thực dân Pháp để vạch trần luận điệu cướp nước của
bọn Pháp.
– Phần 3: Khẳng định và tuyên bố quyền độc lập chính đáng của nhân dân Việt Nam. Tác giả đã khẳng định
chính người Việt Nam đã tự dành được quyền độc lập ấy và sẽ bảo vệ nó đến cùng.


Phần 4: Tuyên bố và một lần nữa khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc.


Với lập luận chặt chẽ, hợp tành hợp lí, ngắn gọn và đầy sức thuyết phục, bản Tuyên ngôn Độc lập đã thực hiện
xuất sắc nhiệm vụ lịch sử cao quý của mình.


By: Nguyễn Thị Thanh Huyền



×