Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nông trường quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (19571991)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ KHẮC DOANH

NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH BẮC SƠN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
(1957 - 1991)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ KHẮC DOANH

NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH BẮC SƠN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
(1957 - 1991)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh



THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tà i Luâ ̣n văn Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn,
tỉnh Thái Nguyên (1957 - 1991) là kết quả nghiên cứu của riên g tôi. Nội dung
của Luâ ̣n văn có sử du ̣ng tài liê ̣u của một số công trình khoa học và một số cuốn
sách, có trích dẫn rõ ràng. Nế u sai tôi hoàn toàn chịu tráchnhiê ̣m.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Khắc Doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Lịch
sử Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô
giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp
cao học K21 - Lịch sử Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi có điều kiện học tập
và nghiên cứu khoa học.
Xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Minh - người

thầy rất nghiêm khắc, tận tâm, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi
nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng chí nguyên là cán bộ, công nhân viên
Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn, các đồng chí đang công tác tại Chi cục Văn
thư Lưu trữ - Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên cùng đông đảo bà con nhân dân thị
trấn Bắc Sơn, huyện (nay là thị xã) Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu thực tế tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Khắc Doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các hình .............................................................................................. v

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài: ................ 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu: ................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 5
6. Bố cục của Luận văn: ...................................................................................... 6
Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NÔNG TRƢỜNG QUỐC
DOANH BẮC SƠN (1957 - 1960)..................................................................... 9
1.1- Điều kiện thành lập Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn ............................. 9
1.1.1- Tình hình, nhiệm vụ cách mạng miền Bắc sau ngày kí Hiệp định
Giơnevơ năm 1954 .............................................................................................. 9
1.1.2 - Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên xã Phúc Thuận huyện (nay là thị xã)
Phổ Yên ............................................................................................................. 11
1.2- Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn ra đời .................................................. 14
Tiểu kết .............................................................................................................. 23
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG TRƢỜNG
QUỐC DOANH BẮC SƠN............................................................................. 24
2.1- Giai đoạn 1961 - 1965 ................................................................................ 24
2.2- Giai đoạn 1965 – 1975 ............................................................................... 32
2.3- Giai đoạn 1975 - 1985 ................................................................................ 43
2.4- Giai đoạn 1986 - 1991 ................................................................................ 52
Tiểu kết .............................................................................................................. 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

/>

Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA NÔNG TRƢỜNG QUỐC

DOANH BẮC SƠN .......................................................................................... 62
3.1 Đặc điểm của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn ...................................... 62
3.1.1- NTQD Bắc Sơn ra đời từ một nông trường quân đội ............................. 64
3.1.2- NTQD Bắc Sơn là đơn vị sản xuất tổng hợp, bao gồm nhiều cơ sở
sản xuất độc lập, làm ra nhiều sản phẩm với mặt hàng chủ lực là tinh dầu sả .. 65
3.1.3– Số lượng cán bộ, công nhân làm việc tại Nông trường Quốc doanh
Bắc Sơn khá đông, đến từ nhiều tỉnh, thuộc nhiều vùng miền khác nhau
trong nước .......................................................................................................... 66
3.1.4- NTQD Bắc Sơn là đơn vị quản lí một diện tích lớn đất đai nông
nghiệp, bao gồm nhiều loại đất, ở nhiều khu vực khác nhau ............................ 67
3.1.5 - Chế độ quản lí trong Nông trường là chế độ quản lí xí nghiệp Nhà
nước, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về sản xuất, giao
nộp, giá cả… ...................................................................................................... 68
3.2 – Vai trò của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn........................................ 70
3.2.1- NTQD Bắc Sơn tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mang lại ích kinh
tế cho Nhà nước ................................................................................................. 70
3.2.2- NTQD Bắc Sơn góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở, bảo đảm an ninh chính trị ở vùng
sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người .................................................................... 71
3.2.3- Sự ra đời và phát triển của NTQD Bắc Sơn “mở đường” cho sự ra
đời nhiều nông trường khác ............................................................................... 72
3.2.4- Sự ra đời và phát triển NTQD Bắc Sơn là một trong những điều kiện
để hình thành một trung tâm kinh tế - xã hội, một đơn vị hành chính mới
của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 73
Tiểu kết .............................................................................................................. 74
KẾT LUẬN....................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 80
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


iv

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCVTLTTTN

: Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên.

Trường ĐHSP - ĐHTN : Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
ĐVT

: Đơn vị tính

KH

: Kí hiệu

KHXH

: Khoa học xã hội

NV

: Nhân văn

Nxb

: Nhà xuất bản


NTQD

: Nông trường quốc doanh

Tr

: Trang

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH
Bản đồ hành chính huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ...................................... 7
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của thị trấn Bắc Sơn, huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................ 8
Hình 1.1- Sơ đồ bộ máy tổ chức Nông trường Quân đội Bắc Sơn .................... 17
Hình 1.2- Sơ đồ chế biến tinh dầu sả bằng phương pháp thủ công ................... 20
Hình 2.1 - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai Nông trường Bắc Sơn năm 1967 .... 35
Hình 2.2- Sơ đồ bộ máy tổ chức NTQD Bắc Sơn năm 1987 ............................. 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


v

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai
miền. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội. Để cải tạo
và đưa nền nông nghiệp miền Bắc phát triển đi lên nhằm đảm bảo đời sống cho
nhân dân, chi viện cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mĩ
và lực lượng tay sai, qua học tập kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa về
phương pháp phục hồi kinh tế sau chiến tranh, ta đã xây dựng một mô hình
điểm về kinh tế. Đó là xây dựng nông trường. Xây dựng nông trường là lá cờ
đầu cho ngành Nông nghiệp cả nước. Đầu tư khoa học, kĩ thuật, con người, vật
chất, cây con giống, tìm ra năng suất, chất lượng cao nhất. Cũng sau năm 1954,
Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng có chủ trương chuyển một bộ phận lực
lượng quân đội tiến quân lên các vùng rừng núi để phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội; đồng thời giữ vững biên cương, củng cố an ninh, quốc phòng.
NTQD Bắc Sơn ra đời từ trong bối cảnh đó. Được thành lập từ một nông
trường quân đội, trong suốt thời gian tồn tại (1957 - 1997), NTQD Bắc Sơn
cũng nằm trong sự vận động và chứng kiến nhiều đổi thay của đất nước. Những
thành tích rất đáng tự hào trong lao động, sản xuất của tập thể cán bộ, công
nhân viên Nông trường đã góp phần không nhỏ sự nghiệp thống nhất đất nước
và công cuộc xây dựng XHCN.
Tìm hiểu NTQD Bắc Sơn cũng là tìm hiểu về một mô hình kinh tế nông
nghiệp xã hội chủ nghĩa ra đời ở miền Bắc sau năm 1954. Mặc dù đến nay các
nông trường quốc doanh đa phần đã giải thể hoặc chuyển đổi mô hình hoạt
động, nhưng ở thời kì đất nước trước khi tiến hành đổi mới thì vai trò của các
NTQD nói chung và của NTQD Bắc Sơn nói riêng là không nhỏ. Quá trình tồn
tại của các nông trường quốc doanh cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý

giá trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

Vấn đề đặt ra là: Những điều kiện nào dẫn đến việc thành lập Nông
trường Quốc doanh Bắc Sơn? Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn có những
đóng góp gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương?
v.v... Đó là những vấn đề cần được nghiên cứu để đưa ra những kết luận có cơ
sở khách quan, khoa học; từ đó rút ra những bài học bổ ích cho công tác quản lí
kinh tế hiện nay của địa phương.
Tìm hiểu về Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn cũng chính là tìm về lịch
sử ra đời và phát triển của thị trấn Nông trường Bắc Sơn (năm 2011 là thị trấn
Bắc Sơn; năm 2015 là phường Bắc Sơn) - một đơn vị hành chính thuộc thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa tại phường
Bắc Sơn hiện nay có mối liên hệ gần gũi với quá trình phát triển của Nông
trường Quốc doanh Bắc Sơn trước đây. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong
việc nâng cao hiệu quả giảng dạy tại cơ quan giáo dục tôi đang công tác –
Trường Trung học phổ thông Bắc Sơn.
Xuất phát từ lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Nông trường Quốc
doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (1957 - 1991) làm Luận văn Thạc sĩ Sử học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nông trường ở miền Bắc Việt Nam ra đời từ sau năm 1954. Từ đó
đến nay là một khoảng thời gian chưa dài, những đóng góp của các NTQD cho
nền kinh tế chủ yếu được thực hiện trước khi đất nước ta tiến hành công cuộc
đổi mới (năm 1986). Từ năm 1986 đến nay, hoạt động của các nông trường ở
nước ta tồn tại nhiều hạn chế, như thua lỗ triền miên cùng những bất cập trong

quản lí đất đai… Trước tình hình đó, Chính phủ có những điều chỉnh trong
quản lí hoạt động của các nông trường; nhiều nông trường hoạt động kém hiệu
quả phải giải thể, hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động… Có thể vì những lí do
trên nên mảng đề tài về NTQD ở nước ta chưa thu hút được nhiều người quan
tâm, nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu về
mảng đề tài NTQD ở nước ta đã được công bố:
Năm 2002, tác giả Trịnh Thị Thủy có công trình nghiên cứu “Một số giải
pháp nhằm tiếp tục đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh”. Trong tác
phẩm này, tác giả đề cập tới khái niệm, một số đặc điểm của NTQD ở nước ta
trong thời điểm những năm đầu thế kỉ XXI. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất
một số giải pháp góp phần đổi mới hoạt động các nông, lâm trường.
Năm 2010, tác giả Hoàng Văn Đông công bố Luận án “Quản lí tiền
lương và tiền công tại Nông trường Cao su Phú Xuân – Đắk Lắk”. Trong Luận
án này, tác giả có đề cập tới cách thức tính tiền lương, tiền công của công nhân
Nông trường trong thời kì bao cấp.
Năm 2014, PGS.TS Đinh Quang Hải công bố công trình nghiên cứu
“Tìm hiểu nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam (giai đoạn 1955 –
1960)”. Đây là công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử số 10 năm 2014. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu một cách khá
đầy đủ quá trình ra đời cũng như ý nghĩa sự thành lập các nông trường quân đội
ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1955 - 1960.
Trong những năm gần đây, mảng đề tài NTQD cũng thu hút sự quan tâm

của những người làm công tác truyền hình. Một số chương trình liên quan
mảng đề tài này đã được thực hiện và công chiếu tới khán giả. Trong đó, đáng
chú ý là chương trình “Tiêu điểm” phát sóng trên VTV1 năm 2013 có phóng sự
“Hiệu quả của các nông trường quốc doanh sau chuyển đổi”; cũng trên VTV1
phát sóng năm 2015, trong chương trình “Ký ức thời gian” có phóng sự “Nông
trường quốc doanh”…
Như vậy, để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển về một nông
trường quốc doanh cụ thể thì từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu
nào. Việc lưu trữ tư liệu của các nông trường nói chung không được thuận lợi
có thể là nguyên nhân đưa tới hiện trạng trên. Nông trường Quốc doanh Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

Sơn cũng không phải là ngoại lệ. Năm 1987, nhân kỉ niệm 30 năm thành lập
Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn, tập thể cán bộ, công nhân viên Nông
trường đã biên soạn cuốn Tập san 30 năm hình thành và phát triển của Nông
trường Quốc doanh Bắc Sơn, dài khoảng 40 trang giấy viết tay, có xác nhận
của Giám đốc Nông trường. Đây là một tài liệu quan trọng giúp tác giả hiểu
được một phần về tình hình sản xuất, quản lí, phong trào thi đua, văn hóa, văn
nghệ … diễn ra ở Nông trường.
Thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở vô
cùng quý báu giúp tôi lựa chọn và hoàn thành tốt Luận văn Thạc sĩ có tựa đề: “Nông
trường Quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (1957 - 1991)”.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài:
- Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài: “Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên

(1957 - 1991)” để làm Luận văn, trên cơ sở tư liệu hiện có, tôi mong muốn
phản ánh khách quan, khoa học quá trình ra đời, phát triển của Nông trường.
Từ những nội dung cần đạt được như trên, tôi cố gắng tái hiện một phần
bức tranh lịch sử địa phương. Đồng thời góp phần hoàn thiện kiến thức chuyên
môn cho bản thân, phục vụ công tác học tập, giảng dạy.
- Đối tượng nghiên cứu
Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn, huyện (nay là thị xã) Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Giới hạn trong phạm vi các xã Phúc Thuận, Minh Đức,
Thành Công và thị trấn (nay là phường) Bắc Sơn thuộc huyện (nay là thị xã)
Phổ Yên; xã Quân Chu và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ; xã Bình Sơn
thuộc thị xã (nay là thành phố) Sông Công.
+ Về thời gian: Từ năm 1957 đến năm 1991 (từ lúc thành lập đến khi
chuyển đổi mô hình hoạt động).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Làm rõ quá trình thành lập Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn.
+ Phân tích quá trình phát triển của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn.
+ Rút ra đặc điểm, vai trò của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
- Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tập trung nghiên cứu các chỉ thị,
nghị quyết, quyết định, thông tư của Chính phủ, của các bộ, ban, ngành Trung
ương liên quan đến đề tài; các báo cáo tổng kết của Nông trường Bắc Sơn; các

tập hồi kí của cán bộ lãnh đạo Nông trường Bắc Sơn; tham khảo các tập Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Lịch sử Đảng bộ huyện Phổ Yên...
Ngoài nguồn tài liệu thành văn, tôi còn khai thác tài liệu thông qua lời kể
của những người nguyên là cán bộ, công nhân viên của Nông trường qua các
thời kì.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp
với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, dựa trên các
nguồn tư liệu có chọn lọc, tác giả Luận văn trình bày có hệ thống quá trình xây
dựng, phát triển của Nông trường Bắc Sơn. Trên cơ sở phân tích các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, tác giả Luận văn rút ra những nhận xét, đánh giá đặc điểm,
vai trò của Nông trường Bắc Sơn. Ngoài hai phương pháp trên, tác giả Luận
văn còn sử dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh, điễn dã, phỏng vấn...
5. Đóng góp của đề tài
- Đây là công trình đầu tiên trình bày có hệ thống quá trình hình thành và
phát triển của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn.
- Góp phần cung cấp cho Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chè Bắc
Sơn có thêm cơ sở để lãnh đạo thực hiện phát triển sản xuất của Công ty.
- Dùng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
- Dùng tài liệu tham khảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

6. Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Quá trình thành lập Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn

(1957 - 1960)
Chương 2: Quá trình phát triển của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn
Chương 3: Đặc điểm, vai trò của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

/>(Nguồn: UBND huyện Phổ Yên)

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN


BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010
THỊ TRẤN BẮC SƠN, HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

(Nguồn: UBND huyện Phổ Yên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>


Chương 1
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH BẮC SƠN
(1957 - 1960)
1.1- Điều kiện thành lập Nông trƣờng Quốc doanh Bắc Sơn
1.1.1- Tình hình, nhiệm vụ cách mạng miền Bắc sau ngày kí Hiệp định
Giơnevơ năm 1954
Chiến thắng Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ, đã buộc thực dân Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ, cam kết
tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước
Đông Dương. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân
Pháp kéo dài 9 năm kết thúc thắng lợi.
Do so sánh lực lượng và tình hình chính trị thế giới phức tạp lúc đó, Việt
Nam tạm thời bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: Miền
Bắc đã hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tạm thời đặt
dưới sự quản lí của quân đội Liên hiệp Pháp, nhưng sau đó bị đế quốc Mĩ và
các lực lượng tay sai thống trị. Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trên cả nước chưa hoàn thành.
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng là một thắng lợi rất to lớn, đem lại
niềm hân hoan, phấn khởi trong toàn dân ta. Tuy nhiên, sau ngày hòa bình được
lập lại, nhân dân miền Bắc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách do
hậu quả chiến tranh để lại rất nghiêm trọng. Nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu
của miền Bắc, bị thiệt hại nặng nề: 1.430.000 ha đất bị bỏ hoang, 8 công trình thủy
nông lớn và nhiều công trình thủy nông vừa và nhỏ bị phá hủy [16. tr. 140]. Phần
lớn ruộng đất chỉ làm một vụ, năng suất rất thấp. Kĩ thuật sản xuất thô sơ, thiên
tai liên tiếp xảy ra. Sức kéo chủ yếu là trâu bò, nhưng thiếu nghiêm trọng do
hàng vạn trâu, bò bị giết hại trong chiến tranh. Những đồng bào Công giáo bị
dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam đã để lại hàng chục nghìn ha ruộng đất bỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


9

/>

hoang. Nền công nghiệp vốn rất nhỏ yếu lại bị thiệt hại nặng nề. Phần lớn nhà
máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên liệu,
nhiên liệu, máy móc thiếu nghiêm trọng. Gần 50% kho tàng, công sở bị phá
hoại. Tại Hà Nội, Hải Phòng, khi ta vào tiếp quản chỉ có nhà máy điện và nhà
máy nước hoạt động. Sản lượng mỏ than Hồng Gai chỉ còn 986.000 tấn, giảm
40% so với năm 1939 [16. tr. 141]. Giao thông vận tải, mạch máu của nền kinh
tế quốc dân, bị phá hủy nặng nề. Hàng nghìn km đường sắt bị tàn phá, chỉ có
hơn 100 km đường sắt Hà Nội – Hải Phòng hoạt động; 3500 cầu cống bị phá
hủy [16. tr. 141], phương tiện vận tải thiếu thốn, việc giao lưu giữa các vùng
gặp rất nhiều khó khăn. Thương nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ, tăng
giá, lũng đoạn thị trường diễn ra phổ biến. Nhà nước mới nắm được 40,5% khối
lượng hàng hóa bán buôn và 22,5% hàng hóa bán lẻ [16. tr. 141]. Sản xuất ngưng
trệ, lưu thông, phân phối khó khăn, hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng. Tiền tệ
chưa thống nhất, nền kinh tế quốc dân ở miền Bắc mất cân đối gay gắt. Hàng
chục vạn người thất nghiệp. Nạn đói lan tràn. Tính đến tháng 9/1954, miền Bắc
có gần nửa triệu người chết đói [16. tr. 140]. Giáo dục miền Bắc trong tình
trạng thấp kém, hàng triệu người bị mù chữ. Năm 1955, cả miền Bắc có khoảng
30 kĩ sư và cán bộ kĩ thuật. Mạng lưới y tế lạc hậu, nhiều dịch bệnh như sốt rét,
lao phổi, hoa liễu, đau mắt hột… hoành hành phổ biến. Thực dân Pháp còn lợi
dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để gây thêm những khó khăn phức tạp, chia rẽ
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Tình hình trên đã đặt ra cho Đảng và nhân dân miền Bắc một nhiệm vụ
hết sức nặng nề là khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến
tranh. Tháng 9/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân là ổn định trật tự xã hội, ổn định vật giá, ổn
định thị trường. Khâu trọng tâm ở cả thành phố và nông thôn là phục hồi và

nâng cao sức sản xuất, phục hồi kinh tế quốc dân, then chốt là phục hồi và phát
triển sản xuất nông nghiệp. Tháng 11/1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ
thị về chống đói, phòng đói và phục hồi sản xuất. Đầu năm 1955, Chính phủ đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

10

/>

ra chương trình phục hồi kinh tế mà những nét lớn đã được kì họp thứ 4 (tháng
3/1955) của Quốc hội (khóa I) thông qua; trong đó nhấn mạnh: “Nhiệm vụ
chung của khôi phục kinh tế là dựa vào sức lực của nhân dân ta, đồng thời dựa
vào sự giúp đỡ của các nước bạn – sức ta là chính – nhằm khôi phục sản xuất
nông nghiệp, tiểu công nghiệp và công nghiệp; khôi phục thương nghiệp và bình
ổn giá cả, củng cố nền tài chính quốc gia; khôi phục giao thông vận tải” [34].
Yêu cầu của nhiệm vụ khôi phục kinh tế là sau 2 năm, đến năm 1957, phải đưa
mức sản xuất lên ngang bằng với mức năm 1939 – năm đạt mức cao nhất ở
Đông Dương trước Chiến tranh thế giới thứ hai, làm mức phấn đấu.
Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Đảng và
Chính phủ chủ trương xây dựng một mô hình điểm kinh tế trong nông nghiệp.
Đó là xây dựng nông trường - nơi có sự đầu tư khoa học kĩ thuật, con người, cơ
sở vật chất, cây, con giống, để có thể tạo ra năng suất, chất lượng cao nhất. Mặt
khác, từ sau ngày hòa bình được lập lại năm 1954, lực lượng quân đội miền
Bắc được giải trừ một số lượng tương đối lớn. Số quân này được chuyển sang
làm nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế - trước hết và chủ yếu là kinh tế
nông nghiệp, một nhiệm vụ trung tâm của cách mạng miền Bắc trong những
năm đầu sau ngày hòa bình được lập lại.
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, Trung ương
Đảng và Bộ Quốc phòng chủ trương chuyển một bộ phận lực lượng quân đội

lên các vùng rừng núi, thưa dân cư để xây dựng nông trường. Qua đó nhằm
phát triển kinh, văn hóa, xã hội; đồng thời giữ vững biên cương, củng cố an
ninh, quốc phòng, xây dựng căn cứ địa, hậu phương chiến lược chuẩn bị cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1.1.2 - Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên xã Phúc Thuận huyện (nay là thị xã)
Phổ Yên
Phúc Thuận là một xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện (nay là thị xã)
Phổ Yên, có diện tích tự nhiên khoảng 56,25 km2. Đi theo Tỉnh lộ 261, xã Phúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

11

/>

Thuận cách trung tâm huyện 13 km về phía tây. Xã Phúc Thuận giáp xã Phúc
Tân và xã Bình Sơn thuộc thành phố Sông Công ở phía bắc, phía đông giáp xã
Minh Đức thuộc thị xã Phổ Yên, phía nam giáp xã Thành Công thuộc thị xã
Phổ Yên, phía tây nam giáp xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên của tỉnh
Vĩnh Phúc qua dãy núi Tam Đảo; phía tây giáp xã Cát Nê, xã Quân Chu và thị
trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ.
Thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, địa hình xã Phúc Thuận thấp
dần từ tây bắc xuống đông nam. Địa hình khu vực này phổ biến là đồi bát úp
xen kẽ những cánh đồng nhỏ hẹp, dân cư kiểu làng bản phân tán, với thế mạnh
là nông nghiệp và lâm nghiệp.
Thổ nhưỡng của xã Phúc Thuận có 3 nhóm đất chính:
- Đất feralit hình thành trên đá phiến và các loại đá mẹ khác, phân bố chủ
yếu ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ có khá nhiều trên một khu vực tương đối
bằng phẳng trải dài dọc tuyến Tỉnh lộ 261.
- Đất phù sa được hình thành do bồi đắp có ở các thung lũng, đồng bằng

chân núi.
Với điều kiện thổ nhưỡng như trên, vùng đất Phúc Thuận không những
thích hợp trồng các loại cây nông nghiệp như lúa, rau, củ, quả… mà còn thích
hợp để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và làm đồng cỏ chăn
nuôi gia súc. Đặc biệt, loại đất nâu vàng có giá trị để trồng các loại cây lấy tinh
dầu, như cây sả. Đất feralit rất thích hợp để trồng cây chè.
Xã Phúc Thuận có hệ thống suối, ngòi đan xen, chia cắt. Lớn nhất có
suối Quân Chu chảy qua. Suối Quân Chu bắt nguồn từ chân núi Tam Đảo.
Đoạn chảy qua xã Phúc Thuận dài khoảng 7 km. Lưu lượng nước mùa mưa có
thể lên đến 800 m3/giây. Ngoài ra, suối Nước Hai cũng cung cấp cho vùng một
lượng nước đáng kể. Do khu vực phía Tây xã nằm tiếp giáp với dãy núi Tam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

12

/>

Đảo đón gió Đông Nam, nên lượng mưa từng trận ở đây rất lớn xảy trong phạm
vi hẹp, gây lũ quét rất nguy hiểm (ngày 21/10/1969, lượng mưa một giờ tại
vùng này lên tới 325 mm, lũ quét ở suối Quân Cay chảy như thác đổ, cuốn trôi
và làm chết 26 người, chủ yếu là sinh viên Trường Đại học Mỏ về sơ tán).
Nhìn chung, hệ thống suối, ngòi của xã Phúc Thuận có lượng nước hoạt
động theo quy luật mùa và mùa nào cũng có nước. Nguồn nước ngầm của vùng
vì thế cũng khá dồi dào. Nguồn nước đóng vai trò hết sức quan trọng, đáp ứng
cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng.
Do nằm gần chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu nên khí hậu ở
Phúc Thuận mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia thành hai mùa rõ
rệt: Mùa mưa (nóng) và mùa khô (lạnh). Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Độ ẩm trong không khí trung

bình từ 79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt từ 2.000 mm đến
2.500 mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất
vào tháng 7, tháng 8 và có thể xảy ra lũ quét, lũ ống. Tháng 12 và tháng 1 ít
mưa, với số ngày mưa trung bình là 6,8 ngày. Vào mùa khô, lượng bốc hơi lớn
hơn lượng mưa, gây ra tình trạng khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm là 23 0C,
tổng tích ôn là 8.0000C. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 đến 1.750 giờ, lượng
bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2; hướng gió chủ yếu là Đông Bắc (các tháng 1, 2,
3, 10, 11, 12) và Đông Nam (các tháng còn lại).
Khí hậu xã Phúc Thuận tương đối thuận lợi cho sản xuất nông, lâm
nghiệp, có thể bố trí nhiều vụ gieo trồng trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập
trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thủy văn lại không đều, nên
thường gây ngập úng, lũ lụt.
Như vậy, chính thế núi, thế đất đã tạo nên một vùng thổ nhưỡng đặc
trưng, phù hợp với việc sinh trưởng và phát triển của cây sả, cây chè ở nơi đây
từ rất sớm. Đó cũng chính là điều kiện cho sự ra đời Nông trường Quốc doanh
Bắc Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

13

/>

1.2- Nông trƣờng Quốc doanh Bắc Sơn ra đời
Lịch sử hình thành và phát triển của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn
gắn liền với quá trình khai hoang của nhân dân trên địa bàn trong các chặng
đường lịch sử. Với sức người bền bỉ và công cụ lao động thô sơ là chủ yếu,
đồng bào đã không ngừng khai hoang ven triền núi để làm điểm cư trú và canh
tác nông nghiệp. Tiềm năng phát triển chuyên canh cây chè, cây sả sớm được
bộc lộ.

Xét về tên gọi hành chính, Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn xuất hiện
muộn nhưng quá trình tụ cư trên vùng đất này đã diễn ra từ lâu. Trong cội
nguồn lịch sử, địa bàn Nông trường là địa bàn tụ cư cổ thuộc bộ Vũ Định dưới
thời Hùng Vương, sau đó thuộc huyện An Định (thị xã Phổ Yên ngày nay) dưới
thời thuộc Minh. Thời Lê sơ, vùng đất này thuộc một trong 7 huyện của phủ
Phú Bình, thừa tuyên Ninh Sóc, sau thuộc trấn Thái Nguyên (1533). Năm 1831,
đời vua Minh Mệnh sau cải cách hành chính, vùng đất này thuộc tổng Thượng
Kết, thị xã Phổ Yên.
Thời Pháp thuộc, trên vùng đất của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn có
đồn điền Phúc Thuận của một người Pháp tên là Pherô. Đồn điền rộng khoảng
200 - 300 ha, trong đó có khoảng 80 ha trồng sả. Một số dấu tích sau này còn
khẳng định đồn điền người Pháp này còn trồng cây cà phê và nuôi bò sữa.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước năm 1954, địa bàn Nông
trường thuộc các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công của huyện Phổ Yên;
xã Quân Chu thuộc huyện Đại Từ; xã Bình Sơn thuộc thành phố Sông Công.
Sau ngày Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, nước ta tạm
thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đi lên chủ
nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân. Để làm chỗ dựa cho cách mạng miền Nam, miền Bắc phải được củng cố
vững chắc, trước mắt phải khôi phục kinh tế - chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.
Qua học tập kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến về phương pháp
phục hồi kinh tế sau chiến tranh, ta đã xây dựng một mô hình điểm về kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

14

/>

Đó là xây dựng nông trường. Xây dựng nông trường là lá cờ đầu cho ngành
Nông nghiệp cả nước.

Cũng sau năm 1954, lực lượng vũ trang miền Bắc giải trừ một số lượng
quân khá lớn. Theo đó, Trung ương Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng chủ
trương chuyển một bộ phận của lực lượng quân đội tiến quân lên các vùng rừng
núi, thưa dân cư để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời giữ vững biên
cương, củng cố an ninh, quốc phòng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, Quân khu
Việt Bắc đã cử đồng chí Giảng – Cán sự Cục Nông binh về vùng đất Phúc
Thuận tiến hành thăm dò, khảo sát. Vùng này mang những đặc điểm phù hợp
với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nông trường. Đây là
vùng đất rộng lớn, thưa dân cư, gần trung tâm Hà Nội và có vị trí quan trọng.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, hai con đường từ Phổ Yên đi
Đại Từ (nay là Đường 261) và từ Đồng Hỷ vượt qua đèo Nhỡn, đèo Nhe đi
sang Phúc Yên, nối liền Căn cứ địa Việt Bắc với miền Trung du Bắc Bộ. Công
tác liên lạc, đóng góp sức người, sức của cho Căn cứ địa Việt Bắc được thực
hiện qua vùng này là thường xuyên. Do vị trí quan trọng như vậy, thực dân
Pháp đã đặt một đồn lính khố xanh để kiểm soát vùng này (địa điểm đó nay là
chợ Phúc Thuận).
Trong một thời gian ngắn, công việc thăm dò, khảo sát đã hoàn thành.
Trên cơ sở đó, tại cuộc họp một số cán bộ Quân khu Việt Bắc, đồng chí Lê
Đình Thiệp – Chính ủy Quân khu, trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại úy, Tiểu
đoàn trưởng Nguyễn Công Hưng xây dựng phương án, kế hoạch tiến hành
thành lập nông trường trên địa bàn xã Phúc Thuận.
Chiều ngày 15/11/1957, hai chiếc xe Gát 64 của Quân khu chở cán bộ,
chiến sĩ Quân khu Việt Bắc và Đoàn 94 cùng hai bao tải gạo, một ít thực phẩm
và dụng cụ lao động, tập kết bên gốc đa Thượng Kết (xã Phúc Thuận). Đây là
lớp người đầu tiên có công khai phá, xây dựng Nông trường. Từ đó, ngày 15/11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

15


/>

được chọn làm ngày kỉ niệm thành lập Nông trường Quân đội Bắc Sơn – Nông
trường đầu tiên của Quân khu Việt Bắc và của Khu Tự trị Việt Bắc.
Địa bàn Việt Bắc là nơi đã từng diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
(27/9/1940) – cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng bộ địa phương lãnh
đạo trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám (1939 – 1945). Nơi đây
cũng đã từng chứng kiến sự ra đời lực lượng vũ trang đầu tiên do Đảng ta tổ
chức và lãnh đạo: Đội Du kích Bắc Sơn, sau đó phát triển thành Cứu quốc
quân. Với ý nghĩa ấy, Nông trường đầu tiên của Quân khu Việt Bắc được Ban
Chính trị Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định mang tên Nông trường Quân đội
Bắc Sơn.
Là một nông trường quân đội, nên mọi công tác quản lí, sản xuất, sinh
hoạt của Nông trường được tổ chức theo kiểu quân đội. Toàn bộ cán bộ, chiến
sĩ được tổ chức theo cấp độ Tiểu đoàn trực thuộc Cục Nông binh. Đồng chí
Nguyễn Công Hưng được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Nông
trường. Tính đến thời điểm năm 1960, các đại đội sản xuất của Nông trường
gồm có C1, C2, C3 và C4. Ngoài ra còn có Đội Xây dựng, Đội Cơ khí. Trong
công tác Đảng, Tiểu đoàn đã lập ra Liên Chi ủy trực thuộc Đảng ủy Hậu cần
Quân khu Việt Bắc. Đồng chí Nguyễn Trung Trình là Bí thư Liên Chi đầu tiên
của Nông trường.
Quân số toàn Nông trường trong những ngày đầu ra quân khai phá đất
đai gồm 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu Việt Bắc, bộ đội miền Nam tập
kết ra Bắc thuộc Đoàn 94. Những nhát cuốc vỡ hoang đầu tiên trên địa bàn
Nông trường diễn ra tại Khu A (thị trấn Bắc Sơn ngày nay), bắt đầu từ xóm
Hoóc và Đồng Giếng phát hoang ra tới đường cái (Đường 261). Trong những
ngày đầu ra quân khai phá đất đai, cán bộ, chiến sĩ Nông trường đã phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Cơ sở vật chất, dụng cụ lao động đều thiếu
thốn. Cả đơn vị được trang bị 15 con dao, hơn 10 cái cuốc và xẻng... Trong

điều kiện đó, cán bộ, chiến sĩ vừa nêu cao tinh thần tự lực tự cường, vừa dựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

16

/>

vào sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, từng bước vượt qua khó khăn, đưa
Nông trường phát triển đi lên.
Cùng với sự phát triển của Nông trường, quân số được bổ sung dần.
Tháng 2/1958, Nông trường nhận thêm một số bộ đội thuộc Đoàn 99; đến tháng
5/1958, nhận thêm một số cán bộ, chiến sĩ thuộc Đoàn 80. Từ đầu năm 1959, Tỉnh
đội Phú Thọ cử một số cán bộ, chiến sĩ tham gia xây dựng Nông trường. Tính đến
cuối năm 1960, tổng số cán bộ, chiến sĩ của Nông trường có trên 600 người [34].
Tiểu đoàn

Liên Chi ủy

C1
Đội xây

Đội cơ

Đại đội

C2

dựng


khí

SX

C3
C4

Hình 1.1- Sơ đồ bộ máy tổ chức Nông trường Quân đội Bắc Sơn
Dưới sự lãnh đạo của Liên chi ủy, thực hiện phương châm chung Xây
dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng và phương châm hành động là
Biến không thành có, lấy ngắn nuôi dài, Khắc phục khó khăn, cần kiệm gian
khổ xây dựng nông trường, cán bộ, chiến sĩ Nông trường không ngừng nâng
cao tinh thần tự lực cánh sinh, chủ động, sáng tạo, lập lò rèn, tự rèn dao, cuốc,
các công cụ đồ nghề, tự làm nề, làm mộc…
Trong quá trình khai hoang, mở rộng diện tích, cán bộ, chiến sĩ Nông
trường thi đua thực hiện khẩu hiệu Đi không về có, tận thu gỗ, củi, khai thác
các loại nứa, tự nung lấy gạch; cử người sang Chã cách Nông trường hơn 20
km để tìm đất, mở lò đốt ngói…
Các chiến dịch khai hoang mở rộng diện tích Nông trường được phát
động và đem lại hiệu quả rõ rệt. Với Chiến dịch Đông - Xuân, phạm vi Nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

17

/>

×