Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 10 năm 2014 2015 trường THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.67 KB, 9 trang )

Trường THPT Đào Duy Từ
Tổ: Sử - Địa - GDCD
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10
(Chương trình chuẩn năm học 2014 - 2015)
PHẦN I. KIẾN THỨC
A. ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
I. Kiến thức cơ bản
1. Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp
- Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
- Đặc điểm của ngành công nghiệp
+ Gồm hai giai đoạn
+ Tính chất tập trung cao độ
+ Phối hợp nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
- Phân loại: dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, chia thành 2 loại: CN nặng và CN
nhẹ
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Vị trí địa lí
- Điều kiện tự nhiên
- KT - XH
3. Địa lí các ngành công nghiệp
- Công nghiệp năng lượng: khai thác than, khai thác dầu, điện lực: Vai trò, trữ lượng,
sản lượng phân bố
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm: Vai trò, đặc điểm, tình
hình sản xuất và phân bố
4. Hình thức tổ chức lãnh thổ
- Điểm công nghiệp
- Khu công nghiệp
- Trung tâm công nghiệp
- Vùng công nghiệp.
II. Câu hỏi
1




1. Sản xuất công nghiệp có những đặc điểm gì?
2. Đặc điểm phân bố của công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện
3. Tại sao công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển
còn công nghiệp điện lực lại phân bố chủ yếu ở các nước phát triển? Liên hệ ngành công
nghiệp khai thác dầu mỏ của Việt Nam?
4. Vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử-tin học, công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm?
5. Tại sao ở các nước đang phát triển lại phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm?
6. So sánh những đặc điểm của hình thức điểm công nghiệp với hình thức khu công
nghiệp tập trung?
B. ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
I. Kiến thức cơ bản
1 Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ.
*Cơ cấu

- Dịch vụ kinh doanh.
- Dịch vụ tiêu dùng.
- Dịch vụ công cộng.

*Vai trò: Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo
thêm việc làm. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá, lịch sử và các
thành tựu của khoa học.
*Đặc điểm và xu hướng phát triển :
- Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ tăng nhanh.
- Có sự cách biệt rất lớn về cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ giữa nước phát triển và
đang phát triển.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:

* Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới:
- Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớn, có vai trò to lớn trong nền
kinh tế toàn cầu.
- Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hoá về một số loại dịch vụ.
- Các trung tâm giao dịch, thương mại hình thành trong các thành phố lớn.
2. Vai trò và đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải
* Vai trò:
2


- Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
- Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, củng cố tính
thống nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở nhũng vùng xa xôi.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
* Đặc điểm:
- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá.
- Chỉ tiêu đánh giá:
+ Khối lượng vận chuyển( số hành khách, số tấn hàng hoá).
+ Khối lượng luân chuyển(người.km; tấn/km).
+ Cự li vận chuyển trung bình (km).
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT:
- Các điều kiện tự nhiên:
+ Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
+ Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT.
+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải.
- Các điều kiện kinh tế- xã hội:
+ Sự ptriển và phân bố các ngành kinh tế quyết định sự priển, pbố hoạt động của GTVT.

+ Sự phân bố dân cư, đặc biệt các thành phố lớn, các chùm đô thị ảnh hưởng sâu sắc
tới vận tải hành khách.
3. Các ngành giao thông vận tải
* Ngành vận tải đường sắt.
* Ngành vận tải đường ô tô
* Ngành vận tải đường ống
* Ngành vận tải đường sông hồ.
* Ngành vận tải đường biển.
* Ngành vận tải đường hàng không.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
- Phân bố:
3


4. Địa lí ngành thương mại
* Khái niệm về thị trường:
- Thị trường: Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.
- Hàng hóa: Là tất cả những gì có thể đem ra thị trường như vật tư , phát minh, sức lao
động, dịch vụ...
Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
- Vật ngang giá:
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung, cầu:
* Ngành thương mại:
- Vai trò:
+ Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
+ Điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng.
+ Giúp sản xuất mở rộng, phát triển.
+ Nội thương tạo sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
+ Ngọai thương tạo sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.

+ Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, với sự hình thành và phát triển
của các ngành chuyên môn hóa, các vùng chuyên môn hóa. Chính trong quá trình đó các
lợi thế của các vùng, cũng như của các nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn.
- Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu:
+ Cán cân xuất nhập khẩu:
Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa gí trị xuất khẩu (X) và giá trị nhập khẩu (N).
Xuất siêu khi X > N.
Nhập siêu khi N > X.
+ Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu:
Các nước đang phát triển:
Xuất khẩu: Nguyên liệu khoáng sản, lâm sản, sản phẩm cây công nghiệp...
Nhập khẩu: Sản phẩm công nghiệp chế biến, máy công cụ, thiết bị toàn bộ, lương thực,
thực phẩm...
Các nước phát triển: Ngược lại.
* Đặc điểm của thị trường thế giới:
- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.
- Ba khu vực có tỉ trọng buôn bán nội vùng và trên thế giới lớn nhất là châu Âu, châu Á
và châu Mĩ.
4


- Các trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Tây Âu, Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật
Bản.
- Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp là các cường quốc về xuất nhập khẩu.
II. Câu hỏi
Câu 1: Dịch vụ là gì? cơ cấu của ngành dịch vụ?
Gợi ý
- Dịch vụ là ngành bao gồm nhiều hoạt động kinh tế xã hội không trực tiếp sản xuất ra các sản
phẩm mà thuộc về các ngành nông nghiệp hay công nghiệp.
Cơ cấu của ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ có cơ cấu hết sức phức tạp. ở nhiều nước người ta chia dịch vụ ra thành 3
nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, kinh doanh bất động sản,
các dịch vụ nghề nghiệp...
- Dịch vụ tiêu dùng: các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo
dục, thể thao...
- Dịch vụ công như các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể...
Câu 2:Vai trò của ngành dịch vụ đối với đời sống xã hội?
Gợi ý
- Thúc đẩy sản xuất vật chât phát triển, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm
việc làm cho người dân.(ví dụ)
- Cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản
văn hóa, lịch sử cũng như các thành tựu của cuộc CMKH- KT hiện đại để phục vụ con người.
(ví dụ)
Câu 3: Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới
Gợi ý
- Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.(>60%), các nước
ĐPT < 50%
- Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớncó vai trò to lớn trong nền kinh
tế toàn cầu. Ví dụ như các dịch vụ về tiền tệ, giao thông vận tải, viễn thông, sở hữu trí tuệ...
- Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hoá về một số loại dịch vụ. .(ví dụ)
- Các trung tâm giao dịch, thương mại hình thành trong các thành phố lớn. .(ví dụ)
Câu 4: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
Gợi ý
- Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến việc đầu tư bổ sung lao
động cho ngành dịch vụ.

5



- Quy mô cơ cấu dân số: Quy mô DS lớn, nhu cầu của dịch vụ nhiều, ngành dịch vụ có điều
kiện phát triển và ngược lại. Cơ cấu dân số già ->các ngành dịch vụ phục vụ cho người già và
ngược lại ->ảnh hưởng đến cơ cấu của ngành dịch vụ.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến mạng lưới của ngành dịch vụ. DS đông
nhu cầu DV nhiều, có nhiều ngành DV phục vụ cho quy mô DS đông,..
- Truyền thống văn hóa và phong tục tập quán ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới
ngành dịch vụ.
- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ.
Tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
Câu 5: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?
Gợi ý
- Điều kiện tự nhiên:
+ Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình giao thông vận tải. vd: sông ngắn dốc
không nên phát triển GTVT đường sông. Các quốc gia quần đảo như Anh, NB GTVT đường
biển có vai trò quan trọng.
+ Địa hình có ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông vận tải. ĐH
núi non hiểm trở phải mở các đường hầm xuyên núi, có các công trình chống lở đất trong mùa
mưa lũ.
Khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện vân tải.(mưa, lũ, bão, sương mù..)
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vân tải. Kinh tế xã hội
phát triển tạo điều kiện cho GTVT phát triển và ngược lại.
+ Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế quy định mật độ mạng
lưới gia thông vân tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ các luồng vận chuyển.
+ Vùng kinh tế phát triển lâu đời có mạng lưới giao thông dày đặc.
+ Mỗi loại hàng vận chuyển đòi hỏi riêng về phương tiện vân tải.
+ Sự phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở
vật chất kĩ thuật của các ngành giao thông vận tải.
+ Sự phân bố dân cư, phát triển các thành phố, các vùng đô thị ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát

triển các loại hình vận tải thành phố..
Câu 6: Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước
một bước?
Gợi ý
GTVT miền núi dược phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương do ở miền
núi có những trở ngại về mặt địa hình giữa miền núi với đồng bằng, nếu GTVT phát triển sẽ
giúp phá được thế cô lập tự cấp tự túc của nền kinh tế.

6


Sẽ có điều kiện để khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được
các nông lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, tăng cường sự thu hút dân
cư từ đồng bằng lên miền núi.
Như vậy sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở
miền núi. Các hoạt động dịch vụ như văn hóa, giáo dục, y tế có điều kiện để phát triển.
Câu 8: Tại sao ngành giao thông vận tải đường sắt bị sự cạnh tranh quyết liệt từ ngành vận
tải ô tô?
Gợi ý
Do ngành giao thông vận tải đường sắt bên cạnh những ưu điểm như: .....thì vẫn còn tồn tại
những nhược điểm và hạn chế như: chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định có đặt sẵn
đường ray, hoạt động trong những thới gian nhất định.
Vốn đầu tư lớn để xây dựng đường ray, nhà ga....
Cần một đội ngũ công nhân và quản lí công việc của ngành đường sắt.
Còn GTVT ô tô lại có nhiều ưu điểm như:
Sự tiện lợi, tính cơ động có khả năng thích nghi cao với các các dạng địa hình khác nhau.
Có hiệu quả cao trên các khoảng cách vận chuyển ngắn và trung bình , có thể len vào được các
hang cùng ngỏ hẻm.
Các phương tiện vận tải ô tô ngày càng được hoàn thiện và tiện nghi hơn.
Có thể phối hợp với các hoạt động của các phương tiện vận tảI khác như đường sắt, đường

hàng không, đường thủy.
Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn.
Câu 9: Vai trò của các cảng biển trong việc phát triển kinh tế xã hội? Tại sao phần lớn các
hải cảng lớn lại nằm chủ yếu ở hai bờ ĐTD? Tại sao cảng Rotecdam lại trở thành hải cảng
lớn nhất thế giới?
Gợi ý
Vai trò của các cảng biển trong việc phát triển kinh tế xã hội
- Cảng biển là bến đỗ an toàn cho tàu biển.
- Là một điểm hay là một đầu mối giao thông vận tải.
- Là một tổng thể hay hoạt động kinh tế -kĩ thuật có liên quan đến việc vận tải biển.
- Trong hệ thống vận tải cảng biển vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, vừa là điểm
trung chuyển của các tuyến vận tảI biển,
- Là cơ sở thu hút các tuyến đường sắt, đường bộ khác quy tụ về, cũng là điều kiện thúc đẩy
việc mở mang các tuyến đường sông, kênh vào nội địa.
- Điều kiện để phát triển một cảng biển:
Có vị trí xây dựng cảng thuận lợi là một vùng vịnh nước sâu.
Vùng hậu phương của cảng có kinh tế phát triển.

7


Vùng trước cảng có kinh tế phát triển.
* Tại sao phần lớn các hải cảng lớn lại nằm chủ yếu ở hai bờ ĐTD
Hai bờ ĐTD chủ yếu là Bắc ĐTD là hai trung tâm kinh tế lớn nhất TG ( Tây Âu và Bắc Mĩ) các
cảng ở đây vừa có hậu phương cảng rộng lớn và phát triển và có vùng trước cảng rất phát triển.
* Cảng Rotecdam lại trở thành hải cảng lớn nhất thế giới: Do cảng Rotecdam là cửa ngỏ ra biển
quan trọng nhất, thuận tiện nhất của EU: các tuyến đường sắt, đường sông, đường ô tô xuyên
lục địa Châu âu đều dẫn đến Rotecdam. Sự phát triển kinh tế của Châu âu đã làm cho hảI cảng
này lớn nhất thế giới.
Câu 10: Tại sao phải nhấn mạnh đến vai trò của các kênh đào? Trên thế giới có những

kênh đào nào?
Gợi ý
- Do nhờ các kênh đào mà các lưu vực vận tải được nối với nhau. Các kênh đào được xây dựng
vượt qua các trở ngại về mặt địa hình.
Việc xây dựng kênh đào mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế đặc biệt là tiết kiệm thời gian và chi
phí vận chuyển trong đó tiết kiệm lớn về xăng dầu.
- Các kênh biển lớn: Kênh Xuyê nối Địa Trung Hải với biển Đỏ, Kênh Panama nối ĐTD với
TBD, kênh Kien nối biển Bắc với biển Ban Tích.
Câu 11: Vai trò của ngành thương mại?
Trả lời:
- Là khõu nối giữa sản xuất và tiờu dựng.
- Điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiờu dựng.
- Ngành nội thương: Tạo ra thị trường thống nhất trong nước, thỳc đẩy sự phõn cụng lao động
theo lónh thổ.
-Ngành ngoại thương: Gắn thị trường trong nước với thị trường thế

Câu 12: Tại sao sự phát triển của ngành nội thương thúc đẩy sự phân công lao động giữa
các vùng.
Gợi ý
Sự phân công lao động theo lãnh thổ có nghĩa là các vùng của một nước hoặc các nước trên thế
giới tìm ra các thế mạnh có thể là thế mạnh lâu dài hoặc là thế mạnh so sánh để sản xuất ra các
sản phẩm hàng hóa trao đổi với các vùng khác. Mặt khác mỗi vùng lại tiêu thụ các sản phẩm
của các vùng khác mà mình không có thế mạnh. Như vậy mỗi vùng tham gia vào sự phân công
lao động lãnh thổ với cả hai tư cách: là vùng cung cấp các sản phẩm hàng hóa, và là vùng tiêu
thụ các sản phẩm hàng hóa. Vì vậy khi nội thương phát triển, thị trường trong nước được thống
nhất hàng hóa được lưu thông dễ dàng sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa

8



các vùng.
Câu 13: Tại sao nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nền kinh tế trong
nuớc có động lực mạnh mẽ để phát triển?
Gợi ý
- Hoạt động xuất khẩu tạo đầu ra cho sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản
xuất. Việc đẩy mạnh xuất khẩu tạo vốn cho công nghiệp hóa, tạo việc làm và thu nhập cho
người lao động, tạo điều kiện để đẩy mạnh nhập khẩu.
- Việc đẩy mạnh nhập khẩu với những chính sách đúng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trong
nước phát triển. Nhập khẩu thiết bị, máy móc góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật của
các ngành kinh tế. Nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu cho phép mở rộng sản xuất bù đắp các
nhu cầu trong nước mà chưa đáp ứng được, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm. Việc nhập khẩu hàng hóa còn có thể tạo môI trường cạnh tranh cần thiết
giữa hàng hóa nội địa và hàng nhập ngoại, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước nâng cao
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

PHẦN II. KĨ NĂNG
1. Phân tích bảng số liệu, sơ đồ, hình vẽ
2. Vẽ biểu đồ (tròn, cột, đồ thị) và nhận xét
Yêu cầu vẽ biểu đồ:
- Biết xác định đúng loại biểu đồ để vẽ
- Biểu đồ chính xác đúng tỉ lệ, khoa học và có thẫm mĩ cao
- Có tên biểu đồ, chú giải biểu đồ
- Nhận xét biểu đồ phải có dẫn chứng
- Giải thích nguyên nhân
Người lập
Đoàn Thị Phương Thảo

9




×