Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Những thói quen làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195 KB, 4 trang )

Những thói quen làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày
gaume 13/11/2015 Những thói quen làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày2015-1113T16:33:52+00:00Sức khỏe No Comment
0
0
0
0
0
Đánh giá bài viết!

1. Lười vận động
Việc lười vận động thể thao khiến các chất béo trong thức ăn không được
chuyển hóa và sử dụng. Các chất béo này tích tụ trong thành dạ dày gây ra đau
dạ dày, viêm loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết hay viêm xung huyết dạ dày…
đều là những bệnh tiền ung thư dạ dày.

2. Bỏ bữa sáng
Sau một giấc ngủ 8 tiếng, lượng thức ăn nạp vào cơ thể đã được tiêu hóa hết
trong khi dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị tiêu hóa.


Nếu bạn không “nạp năng lượng” vào bữa sáng, dịch vị tiết ra nhiều mà không
được sử dụng sẽ gây ra đau dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày. Đồng thời các
chất cặn bã tích tụ trong dạ dày không có cơ hội đào thải ra ngoài, lâu ngày có
thể kết lại thành sỏi và tăng nguy cơ ung thư.
3. Ăn quá mặn
Việc ăn quá mặn liên quan trực tiếp đến các căn bệnh về dạ dày. Ăn mặn tạo
điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori phát triển. Đây là loại vi khuẩn căn
nguyên của 80% trường hợp ung thư dạ dày.

Các loại thực phấm chế biến sẵn ngày nay cũng chứa một hàm lượng muối rất
cao. Kể cả khi bạn không dùng nước chấm, nước mắm thì bạn vẫn có thể tiêu


thụ hơn 6g muối/ngày. Lượng muối tiêu thụ càng nhiều, nguy cơ mắc các bệnh
về dạ dày càng cao.


4. Ăn đồ chiên rán thường xuyên
Các loại thực phẩm sẽ trở nên có hại nếu như được chế biến với các loại dầu mỡ
đã bị dùng chiên rán nhiều lần. Ăn đồ chiên rán quá mức sẽ làm gia tăng lượng
heterocyclic amines – một chất gây ung thư khi tích tụ với nồng độ cao.

Ngoài ra, khi bạn ăn nhanh và nhai không kĩ, thức ăn sẽ đi xuống dạ dày tạo nên
các vết xước, làm tổn thương và gây viêm loét. Theo thời gian, chúng tích tụ lại
gây biến chứng trở thành bệnh ung thư dạ dày.
5. Stress
Khi cơ thể căng thẳng, cơ thể tiết ra hai hóc môn: adrenalin và noradrenalin làm
tăng nhịp tim và hô hấp. Nếu tình trạng stress kéo dài hơn bình thường hoặc yếu
tố stress quá mạnh, cơ thể sẽ huy động thêm cortisol để điều chỉnh các quá
trình trao đổi chất của cơ thể.


Nhưng chính cortisol này lại là con dao hai lưỡi ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố
bảo vệ dạ dày. Cortisol làm tăng axit HCl và pepsine, là nguyên nhân chính gây
ra bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, cũng như viêm loét dạ dày tá tràng
hay nặng hơn là ung thư dạ dày.



×