Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng và vận dụng trên thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.47 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 3
LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ
VẬN DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Giảng viên: Ths. Trương Minh Tuấn
Lớp: Tài chính VB2 K17B
Nhóm 3:
Họ và tên

MSSV

1.

Nguyễn Thị Kim Hoa

33141025112

2.

Phạm Trần Hoài

33141025327

3.

Bùi Huy Hoàng

33141025982


4.

Trần Nhật Hoàng

33141025367

5.

Vũ Thị Việt Hương

33141025908

Tp.HCM, tháng 10 năm 2014
1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Trong hơn hai thập kỷ qua, lý thuyết về các thị trường với thông tin không
cân xứng đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và sống động trong nghiên
cứu kinh tế. Ngày nay, các mô hình với thông tin không hoàn hảo là những công
cụ không thể thiếu của các nhà kinh tế. Mô hình này có phạm vi ứng dụng rất rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, tài chính, quản lý công...
Bài tiểu luận này sẽ trình bày sơ lược về lý thuyết này, những hệ quả do
thông tin bất cân xứng gây ra cũng như những biện pháp để khắc phục tình trạng
thông tin bất cân xứng trong lĩnh vực tài chính.


3


NỘI DUNG
I. Giới thiệu về lý thuyết thông tin bất cân xứng:
1 . Sơ lược về lý thuyết thông tin bất cân xứng:
Bất cân xứng thông tin là một khái niệm trong chuyên ngành kinh tế học
thông tin mô tả tình huống trong đó những người tham gia tương tác trên thị
trường nắm được những thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượng của một
tài sản hay dịch vụ đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường đó.
Thông tin bất cân xứng bao gồm:
- Thông tin không đầy đủ.
- Thông tin không chính xác.
- Thông tin không thể thu thập được.
- Thông tin bị che giấu.
Vấn đề bất đối xứng thông tin bắt đầu được đề cập trong một bài báo kinh
điển xuất bản vào năm 1970 của nhà kinh tế học người Mỹ George Akerlof: “The
Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”.
Trong bài báo này, George Akerlof đã áp dụng thị trường xe hơi cũ tại Mỹ để
minh họa cho vấn đề bất đối xứng thông tin khi mà người bán xe biết rất rõ hiện
trạng của chiếc xe mình muốn bán còn người mua thì không.
Đặt giả thiết là hai bên không thể trao đổi thông tin với nhau. Ban đầu người
bán sẽ ra giá 8.000 đô la Mỹ cho một chiếc xe cũ. Nhưng vì người mua không biết
giá trị thật của nó là bao nhiêu nên chỉ chấp nhận với mức giá trung bình là 4.000
đô la Mỹ. Với mức giá đó, tất cả những ai bán xe biết rằng giá trị của chiếc xe
mình cao hơn 4.000 đô la Mỹ sẽ rút ra khỏi thị trường, thị trường xe chỉ còn những
xe có giá dưới 4.000 đô la Mỹ.
Đến lúc này, do thiếu thông tin, người mua lại chỉ ước đoán giá trị thật của
chiếc xe này phải dưới 4.000 đô la Mỹ, họ sẽ trả giá 2.000 đô la Mỹ. Và từ đó,

4


những người bán xe biết rõ xe mình có giá trị cao hơn 2.000 đô la Mỹ rẽ rút lui. Cứ
như thế, thị trường sẽ còn lại những chiếc xe rất xấu và tệ hại nhất mà theo tiếng
lóng của người Mỹ là những quả chanh.
Năm 1973, Michael Spence, nguyên Hiệu trưởng trường Kinh doanh
Stanford, đã viết bài báo “Job-Market Signaling” để nói về việc đánh giá thông tin
các ứng viên thông qua bằng cấp của họ trong tuyển dụng. Hiểu đơn giản, khi mà
người tuyển dụng không thể biết chính xác năng lực của người ứng tuyển thì bằng
cấp đại học là một thông tin cần thiết.
Còn Joseph E. Stiglitz, đồng tác giả với Michael Rothschild, trong một bài
báo cổ điển đã đề xuất các vấn đề thông tin có thể được giải quyết như thế nào trên
thị trường bảo hiểm - thị trường mà các công ty không có thông tin về tình trạng
rủi ro của từng khách hàng. Công trình này là một bổ sung cho những phân tích
của Akerlof và Spence thông qua việc nghiên cứu những hành động của các tác
nhân có thông tin không cân xứng để đối phó với tình trạng này. Rothschild và
Stiglitz chỉ ra rằng các công ty bảo hiểm (bên không có thông tin ) có thể áp dụng
những biện pháp khuyến khích đủ hiệu lực đối với các khách hàng của mình (bên
có thông tin) để “khám phá” thông tin về tình trạng rủi ro của khách hàng thông
qua “sự sàng lọc”.

II. Hệ quả của thông tin bất cân xứng
1. Sự lựa chọn bất lợi
Xảy ra khi sản phẩm có chất lượng khác nhau được bán ở cùng mức giá. Do
không có đủ thông tin về chất lượng thực sự của sản phẩm và không chắc chắn về
chất lượng của sản phẩm tốt tại thời điểm mua, người tiêu dùng có xu hướng chọn
mua sản phẩm có chất lượng thấp.
2. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin

bất cân xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động
theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém
ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin
5


được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi
ro cho mình.
3. Người ủy quyền – người thừa hành
Nhà quản lý (người đại diện) của những công ty cổ phần có thiên hướng hành
động có lợi cho riêng mình hơn là quyền lợi của các cổ đông (người ủy thác).
III. Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng ở
Việt Nam
1. Thực trạng
1.1 Hoạt động Tín dụng
Đối với ngân hàng, tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu
và quan trọng nhất. Nó mang lại một nguồn lãi to lớn, chiếm tỉ lệ doanh thu cao
nhất. Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động mang lại nhiều rủi ro, ảnh hướng lớn
đển sự phát triển của một hệ thống ngân hàng.
Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng ngân hàng diễn ra khi người
cho vay – ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin của người cho vay – cá nhân,
tổ chức. Chính người cho vay là cá nhân, tổ chức mới là người hiểu rõ nhất khả
năng tài chính của họ. Người cho vay sẽ có xu hướng che giấu hoặc khai báo sai sự
thật về khả năng tài chính của bản thân nhằm có thể thỏa thuận được khoản vay lớn
hơn, giảm lãi suất và gia hạn thời gian thanh toán. Chính điều này đã gián tiếp làm
gia tăng các khoản “nợ xấu” của ngân hàng. Cụ thể như:


Các tổ chức doanh nghiệp cố tình cung cấp cho ngân hàng các báo cáo
tài chính không đầy đủ thông tin, sai sự thật nhằm che giấu tình hình

tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc mất khả
năng thanh toán, khiến khoản vay trở thành “nợ xấu”.



Đối với các khoản vay tín chấp lương, các cá nhân đi vay thường cũng
sẽ kê mức lương của mình lên cao hơn để vay được nhiều tiền hơn.
Trong nhiều trường hợp, các cá nhân, hộ gia đình còn khai man để
được hưởng các chính sách cho vay ưu đãi của ngân hàng chỉ áp dụng
cho đối tượng là hộ nghèo, học sinh sinh viên, …

1.2 Lĩnh vực bảo hiểm

6


Theo luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam định nghĩa: “Kinh doanh bảo hiểm là
hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh
nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua
bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm.”
Tương tự thị trường tín dụng, bảo hiểm là một hoạt động kinh doanh có rủi ro
khá cao. Một vấn đề mà tất cả các công ty kinh doanh bảo hiểm đều phải giải quyết
đó chính là sự mất cân xứng trong thông tin.
Trong lĩnh vực bảo hiểm, nhất là bảo hiểm y tế"Rủi ro đạo đức" xảy ra dưới hai
góc độ:
Một là những người có ý định mua các loại bảo hiểm y tế đều là những cá nhân
có sức khỏe không tốt, thường bị mắc bệnh. Ngược lại, các cá nhân khỏe mạnh sẽ
có xu hướng không mua bảo hiểm cho mình vì họ nghĩ rằng mức độ khả dụng của

bảo hiểm đối với họ là không cần thiết. Điều này dẫn đến một thực trạng là các tổ
chức, doanh nghiệp bán bảo hiểm sẽ phải tốn nhiều tiền vào việc chi trả các khoản
phí y tế cho khách hàng có khả năng mặc bệnh cao trong khi lại không thu được
nhiều tiền từ các khách hàng có sức khỏe tốt.
Hai là tình trạng những người được bảo hiểm y tế thường không quan tâm đến
sức khỏe của mình nhiều, hoặc làm việc quá sức… vì họ tin rằng, khi bệnh tật đến
với họ thì các chi phí sẽ do công ty bảo hiểm chi trả.Chính vì sự thờ ơ này đã trực
tiếp làm tăng xác suất xảy ra bệnh tật, và như vậy thì lại làm cho mức phí bảo hiểm
tăng lên, và các công ty bảo hiểm lại phải đối mặt với vấn đề như vấn đề thông tin
đã được đề cập.
1.3 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt
động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung
thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để
phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các
loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp.

7


1. Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những
người phát hành;
2. Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được
phát hành ở Thị trường sơ cấp.
Thực trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
+ Công bố thông tin không đầy đủ, sai lệch, chậm trễ làm ảnh hưởng
quyền lợi của các nhà đầu tư
+ Có hiện tượng rò rỉ thông tin hay giao dịch nội gián;
+ Doanh nghiệp công bố thông tin không công bằng đối với các nhà đầu

tư;
+ Hiện tượng tung tin đồn;
+ Hiện tượng các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch,
không đầy đủ.
Chính những điều trên làm nhiều nhà đầu tư không còn yên tâm tham gia thị
trường, nhiều doanh nghiệp tốt cũng ít mặn mà với kênh huy động này mà lại lệ
thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng.
2. Giải pháp khắc phục
2.1 Giải pháp lý thuyết
2.1.1 Cơ chế phát tín hiệu
Cơ chế phát tín hiệu là việc bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến
những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy.
2.1.2 Cơ chế sàng lọc
Xảy ra khi bên có ít thông tin hơn có thể thu thập thông tin từ bên kia bằng cách
đưa ra các điều kiện giao dịch hợp đồng khác nhau.
2.1.3 Cơ chế giám sát
Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại: bên ít
thông tin hơn sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt được kiểm soát thông tin, cơ chế giám sát
này tốn nhiều chi phí và sức lực, khả năng giám sát của họ muốn giám sát đối
phương sẽ bị hạn chế
8


2.2 Giải pháp thực tế
Đối với mỗi thị trường có những biện pháp khác nhau để hạn chế tình trạng
thông tin bất cân xứng như:

2.2.1 Thị trường tín dụng
Có thể nhận thấy rằng tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra khi các ngân
hàng không có đủ thông tin từ phía khách hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ

lực trong công tác thẩm định ban đầu.
Do vậy để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng bản thân các ngân hàng
phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi nhằm cho vay đúng
người/đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng được vay vốn nhằm thực hiện
hành vi đúng đắn đảm bảo thu hồi cả gốc và lãi đã được cấp.
Về phía chính phủ cần:


Xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện:

Ở Việt Nam, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng
được quy định bới “Luật các tổ chức tín dụng” và các văn bản hướng dẫn của
Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản liên quan đến hoạt
động tín dụng.
Với các quy định pháp lý nêu trên, tổ chức tín dụng được tự chủ và phải có
trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình đồng thời đảm bảo điều kiện để ngân
hàng có thể tìm đúng khách hàng, đúng dự án để cấp tín dụng và giám sát để khách
hàng thực hiện những hành vi đúng sau khi được cấp tín dụng để hoàn trả cho ngân
hàng khoản tín dụng được cấp.


Hệ thống thông tin phục vụ đánh giá xếp loại khách hàng:

Chính phủ cần thiết lập 1 hệ thống thông tin đầy đủ dữ liệu của khách hàng như
lịch sử hình thành, quá trình phát triển, nâng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội
ngũ điều hành,…Vì đây chính là cơ sở hết sức quan trọng giúp cho việc thẩm định,
xếp loại, lựa chọn khách hàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nếu cơ sở
này không đủ thông tin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định
khách hàng của các ngân hàng.
9



Hiện nay, Trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) là tổ
chức duy nhất thực hiện công tác thu nhập thông tin của các khách hàng có quan
hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Cơ chế thu thập thông tin của CIC theo
quy chế hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành và các tổ
chúc tín dụng theo đình kỳ có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến
khách hàng cho CIC và các tổ chức tín dụng được quyền khai thác thông tin của
CIC.
Việc chia sẻ thông tin về khách hàng vay thông qua các trung tâm thông tin tín
dụng không chỉ mang lại lợi ích cho các ngân hàng mà còn tốt cho chính các khách
hàng bởi vì:


Giúp các Ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng và có thể dự đoán được
khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó tạo cơ sở để các Ngân hàng quyết
định cho vay hay không, thẩm định được giá trị khoản vay chính xác hơn.



Tăng khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng trên thị trường.



Các khách hàng khi công khai thông tin về tình hình hoạt động của họ sẽ
giảm thiểu việc rủi ro về khả năng trả nợ đối với các Ngân hàng cho vay.



Trung tâm thông tin tín dụng giúp các ngân hàng nhận biết được tình

trạng vay nợ của khách hàng đồng thời tại nhiều ngân hàng từ đó không
tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng giảm thiểu rủi ro của ngân hàng.

Về phía Ngân hàng cần:


Hoàn thiện quy trình tín dụng:

Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định liên quan của Nhà nước đến công tác
tín dụng, Ngân hàng phải thường xuyên cập nhật, hệ thống hóa và hoàn thiện các
quy trình thẩm định và cấp tín dụng cho phù hợp.


Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro:

Ngân hàng phải xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro phù hợp với
Thông lệ quốc tế trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận quản trị rủi ro ở
hội sở chính và các Chi nhánh.


Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định
dự án vay vốn:
10


Công tác thẩm định cần được thay đổi căn bản trên cơ sở việc quản lý tín dụng
theo khách hàng chứ không phải chỉ quản lý theo dự án. Muốn nâng cao chất lượng
thẩm định các Ngân hàng cần bố trí/tuyển dụng cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực,
kinh nghiệm trong công tác thẩm định đồng thời tổ chức các hội thảo/khóa học để
cán bộ cập nhật thông tin, cách thức thẩm định.



Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng được yêu cầu thẩm định trước
khi cho vay phải bao gồm: các cơ sở pháp lý liên quan đến tình hình kinh doanh
của khách hàng, các chỉ tiêu tổng hợp tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản và
khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, uy tín với các tổ chức tín dụng đã giao
dịch trước đây,…


Tăng cường kiểm tra giám sát và quản lý nợ:

Đây chính là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro đối với các Ngân hàng
cho vay. Thực hiện tốt bước này đòi hỏi khoản tiền cấp tín dụng phải được chuyển
đến chính xác đơn vị thụ hưởng và việc giải ngân phải được thực hiện qua hệ thống
thanh toán của NHTM đồng thời phải tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn
vay, tài sản đảm bảo và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng nói chung và
các khách hàng có nợ quá hạn/chuyển nhóm nợ và lãi treo.


Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ:

Hoạt động của Ban Kiểm soát nội bộ của 1 Ngân hàng giữ 1 vị trí quan trọng
trong việc đảm báo vận hành của 1 Ngân hàng thông suốt và hạn chế mức độ rủi
ro.


Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro và đẩy
mạnh xử lý rủi ro:


Một Ngân hàng thương mại cần chú trọng công tác phân loại nợ hàng Quý để
đảm bảo các khoản nợ không bị quá hạn/chuyển nhóm nợ xấu.


Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên môn cũng như đạo
đức nghề nghiệp:

Sự thành công của 1 Ngân hàng thương mại chủ yếu nằm ở nguồn nhân lực.
Với nguồn nhân lực chất lượng cao, Ngân hàng đó có thể đảm bảo cho sự thành
công trong việc hạn chế các rủi ro tín dụng. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp,
11


Ngân hàng cần có các chính sách khen thưởng/ kỷ luật đối với các trường hợp cán
bộ tín dụng bị tha hóa về mặt phẩm chất, đặt lợi ích cá nhân lên trên uy tín của tổ
chức gây tổn thất về tài sản.

Về phía khách hàng cần:


Bản thân khách hàng đi vay phải chứng minh được khả năng trả nợ tốt
thông qua uy tín của công ty, qui mô, danh tiếng công ty, năng lực tài
chính và nguồn tài sản đảm bảo chất lượng,…



Sử dụng hệ thông thông tin kế toán và báo cáo tài chính:

Hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính là 1 cơ sở cực kỳ quan trọng

giúp các bên có liên quan nắm bắt đực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp trước khi xin cấp tín dụng cần đảm bảo các báo cáo tài chính của đơn
vị mình phải công khai, minh bạch và hơn hết các báo cáo tài chính phải được
kiểm toán bởi 1 đơn vị kiểm toán độc lập.
2.2.2 Thị trường bảo hiểm
Công ty bảo hiểm yêu cầu khám sức khỏe trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, chỉ
định danh sách phòng khám/ bệnh viện đối với những hợp đồng có giá trị lớn, đề ra
các chính sách giảm phí đối với các trường hợp đặc biệt như: giảm phí với những
khách hàng có đăng ký các chương trình phòng chống bệnh tật,…
Bên cạnh đó những giải pháp của Chính phủ cũng đóng 1 vai trò quan trọng
không nhỏ đối với việc hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng cụ thể như:
 Cấp giấy phép chứng nhận nhằm công nhận tư cách pháp nhân, chất

lượng sản phẩm,…
 Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng dấu chất lượng và cấp phép

lưu thông,…đối chiếu thực tế và đăng ký.
 Thiết lập, xây dựng khung pháp lý để có biện pháp chế tài, xử phạt đối

với những hành vi trái pháp luật.
2.2.3 Thị trường chứng khoán
12


Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, sự ra đời và chính thức đi vào hoạt
động cách đây hơn 9 năm đã đánh dấu một bước phát triển mới có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính, nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn của nền kinh tế đang không ngừng chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị
trường. Tuy nhiên, những khó khăn gần đây đã phần nào làm cho thị trường chậm
phát triển và chưa phát huy được là những vấn đề như hệ thống luật pháp chưa bao

quát, chính sách điều hành còn mang tính mệnh lệnh – hành chính, chất lượng của
người điều hành còn yếu…và lý do quan trọng nhất là mức độ minh bạch thông tin
còn thấp. Bất cập trong việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp niêm yết sẽ
gây nên tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra
các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và
tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường.
Về phía Chính phủ cần:


Hoàn thiện khung pháp lý về cung cấp thông tin và tăng cường cơ chế
giám sát, xử lý vi phạm công bố thông tin:

Các văn bản, hướng dẫn của Nhà nước ban hành đặc biệt là Sở Giao dịch
Chứng khoán cần phải có nội dung cụ thể, quy định rõ ràng nghĩa vụ và nội dung
thông tin cần công bố, lượng hóa rõ ràng những khái niệm còn chung chung, mập
mờ.
Làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể liên quan đến việc công khai,
minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của
Nhà đầu tư.


Tăng cường cơ chế giám sát:

Cơ chế giám sát hoạt động công bố thông tin tại Việt Nam thể hiện qua sơ đồ
sau:

13


Ủy ban Chứng khoán Nhà nước


Sở GDCK

Ban Quản lý phát hành

Thanh tra UBCKNN

Ban Quản lý kinh doanh

Hoạt động công bố thông tin

Theo sơ đồ như trên chúng ta có thể nhận ra rằng cơ chế giám sát hoạt động
công bố thông tin khá là chồng chéo chưa có sự phối hợp nhịp nhàng cũng như
chưa có sự phân quyền cụ thể. Vì vậy để tăng cường công tác giám sát cần:





Quy định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan, đơn vị có chức
năng giám sát hoạt động công bố thông tin trên thị trường;



Xây dựng một quy trình và các tiêu chí giám sát một cách cụ thể rõ
ràng;



Nâng cấp hệ thống Công nghệ và trung tâm lưu ký chứng khoán.


Xử phạt nghiêm khắc các vi phạm về công bố thông tin:

Theo Nghị định số 36/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08/3/2007 chế
tài xử phạt vi phạm công bố thông tin cụ thể:

14


STT

1

2

3

Khung xử phạt
(triệu đồng)

Đối tượng

Hành vi

5-10

Báo cáo không đầy đủ nội
dung theo quy định của
pháp luật, báo cáo không
đúng thời hạn theo quy

định của pháp luật, báo cáo
không đúng mẫu biểu quy
định.

20-30

Công ty đại chúng,
Công bố thông tin không
tổ chức niêm yết,
đầy đủ, kịp thời, đúng hạn

theo quy định của pháp
luật.

30-50

Công bố thông tin nhưng
trong đó có chứa đựng
nhưng thông tín sai sự thật,
gây biến động giá nghiêm
trọng trên thị trường.

Thông qua bảng trên chúng ta có thể thấy mức độ xử phạt hành chính còn quá
nhẹ không đủ để ngăn chặn và răn đe các vi phạm về công bố thông tin. Cần phải
xem xét lại mức độ phạt đối với việc vi phạm công bố thông tin cụ thể việc công
bố sai lệch thông tin gây biến động giá cần khởi tố trách nhiệm dân sự đối với các
cá nhân gây hậu quả.
Về phía các Công ty cần:
 Nhận thức việc cung cấp minh bạch và chính xác thông tin của các công


ty đại chúng.
 Hoàn thiện cơ chế kế toán và kiểm toán trong đó báo cáo tài chính là

nguồn thông tin quan trọng nhất trong đó bộ phận kiểm toán nội bộ của
công ty cần có trách nhiệm được quy định rõ.
15


 Tăng cường quản trị bộ máy công ty cũng như nâng cao chất lượng nhân

sự nhằm nâng cao chất lượng thông tin.

Về phía các nhà đầu tư:
 Nâng cao kiến thức nhằm khai thác thông tin một cách chính xác để đưa

ra quyết định đầu tư đúng đắn.
 Tham gia các chương trình phổ cập kiến thức cơ bản về chứng khoán trên

các phương tiện đại chúng/cơ sở đào tạo.

16


KẾT LUẬN
Thông qua các ví dụ điển hình trong bài tiểu luận trên chúng ta có thể nhận thấy
mức độ ảnh hưởng của lý thuyết thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính
Việt Nam. Cũng qua bài tiểu luận này có thể thấy rằng vai trò của chính phủ trong
việc kiểm soát cũng như hạn chế mức độ ảnh hưởng của lý thuyết thông tin bất cân
xứng là khá quan trọng. Thông qua các công cụ hành chính nhà nước có thể bảo vệ
được doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất đến người lao động,…

Bên cạnh đó, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những công cụ,
kiến thức để đánh giá được đúng và đủ nguồn thông tin mà mình đã và đang nhận
được. Từ đó mới đưa ra được những quyết định đúng đắn, có cở sở để hạn chế tình
trạng thông tin bất cân xứng.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tài chính doanh nghiệp hiện đại, PGS. TS Trần Ngọc Thơ, NXB Thống Kê,
2008

2.



3.

/>
4.

/>
5.



6.


/>
7.

/>
8.

/>
18



×