BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
---------------------
BÁO CÁO KẾ HOẠCH SẮP XẾP DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2015
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
1
MỤC LỤC
I. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh 7 tháng đầu năm 2014 ... 4
II.Tình hình thực hiện sắp xếp DNNN và hỗ trợ DNNVV năm 2014 ................ 6
2.1. Tình hình sắp xếp, tái cơ cấu DNNN ............................................................. 7
2.1.1. Một số kết quả đạt được:............................................................................. 7
2.1.2. Các tồn tại, hạn chế trong sắp xếp DNNN................................................ 10
2.2. Tình hình thực hiện hỗ trợ DNNVV năm 2014 ........................................... 12
2.2.1. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn ....................................................................................................................... 12
2.2.2. Hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ..................................................... 13
2.2.3. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng thông qua Quỹ Phát triển DNNVV .... 14
2.2.4. Hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ.......................................................... 14
2.2.5. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho
DNNVV .............................................................................................................. 16
2.2.6. Khuyến khích DNNVV công nghiệp ........................................................ 16
2.2.7. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ........................ 17
2.2.8. Hỗ trợ DNNVV mở rộng thị trường thông qua chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia............................................................................................ 17
III. Kế hoạch sắp xếp DNNN và hỗ trợ DNNVV năm 2015 .............................. 17
3.1. Kế hoạch sắp xếp DNNN năm 2015 ............................................................ 17
3.2. Kế hoạch hỗ trợ DNNVV năm 2015 ........................................................... 22
3.2.1. Các Bộ ngành trung ương ......................................................................... 22
a. Hoàn thiện khung pháp lý ............................................................................... 22
b. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn ....................................................................................................................... 23
c. Hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ ................................................................ 23
d. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho DNNVV,
khuyến khích phát triển DNNVV công nghiệp .................................................. 23
e. Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường
tiếp cận đất đai cho DNNVV .............................................................................. 24
f. Tăng cường cung cấp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV .. 24
3.2.2. UBND các tỉnh, thành phố ........................................................................ 24
Phụ lục 1: Kế hoạch hoạt động và ngân sách hỗ trợ DNNVV 2015
Phụ lục 2: Kế hoạch sắp xếp, cổ phần hoá và thoái vốn DNNN năm 2015
Phụ lục 3: Kế hoạch tín dụng cho DNNVV 2015
2
Kinh tế - xã hội nửa đầu năm 2014 diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp
tục có nhiều diễn biến phức tạp cả về kinh tế và chính trị. Một số nền kinh tế lớn
được kỳ vọng tăng trưởng khá nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro
về việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và những yếu tố không bền vững trong
chính sách tài chính công dài hạn. Tăng trưởng của nền kinh tế mới nổi vẫn còn
nhiều bất ổn.Sự phục hồi kinh tế các nước trong khu vực đồng Euro vẫn còn
yếu.
Trong nước, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn những
khó khăn và áp lực: sức mua của thị trường thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền
kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ
chậm... Ngoài ra, quá trình tái cơ cấu kinh tế chưa có bước đột phá, còn thiếu
đồng bộ và chưa thực sự có những bước đi hiệu quả. Thời gian gần đây tình
hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp với việc Trung Quốc hạ đặt trái
phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam từ tháng 05/2014 đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo quyết liệt các ngành, các cấp và địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014. Chính phủ đã có nhiều
hành động cụ thể chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp.
Nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực
DNNN, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 2014
- 2015 ngày 18/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 06/CT-TTG ngày
12/03/2014 về đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN. Chính phủ cũng ban hành Nghị
quyết số 15/NQ-CP ngày 06/03/2014 về việc đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn
nhà nước.Ngày 15/7/2014, tại Hà Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị triển khai
Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Ngoài ra,
Chính phủ cũng tổ chức nhiều cuộc họp của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển
Doanh nghiệp, tổ chức các đoàn công tác của Ban chỉ đạo cùng các bộ ngành
liên quan kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong
việc thực hiện tái cơ cấu DNNN.
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, tại Hội nghị
Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014 tổ chức ngày 28/04/2014 tại
Hà Nội, Thủ tướng đã raChỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/05/2014 về giải quyết
khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của
3
doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
của đất nước đến năm 2015.
Sự quyết tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành cùng với nỗ lực của
cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần giữ ổn định vĩ mô, từng bước phục hồi và
phát triển sản xuất, tạo tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18%,
cao hơn so với cùng kỳ năm 20131. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực2. iKnh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới mức 5%, mặt
bằng lãi suất giảm, cán cân thương mại thặng dư, thị trường ngoại hối ổn định,
thanh khoản của hệ thống ngân hàng duy trì tốt, niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bảo
đảm.
Mặc dù có những chỉ báo tích cực về tình hình kinh tế vĩ mônhưng nhìn
chung hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn và tiếp tục cần có
các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ để có thể duy trì động lực phát triển.
I. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh 7 tháng đầu năm
2014
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7/2014 ước tính tăng 7,5%
so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của tháng 6/2014 (6,1%). Tính
chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2014
mặc dù giảm 0,2% so với tháng 5nhưng tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 8,3% của cùng
kỳ năm 2013). Một số ngành có chỉ số tiêu thụ 6 tháng năm nay tăng cao so với
cùng kỳ năm 2013 là: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm
quang học (40%); sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (20%); sản xuất sản
phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị, tăng 17%); sản xuất thiết bị
điện (tăng 15,4%); sản xuất xe có động cơ (14,4%).
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có xu hướng
cải thiện.
Mức tăng GDP 6 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số năm như sau: Năm 2012 tăng 4,93%; năm 2013
tăng 4,90% (TCTK).
2
6 tháng 2014, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61%. Cơ cấu tương ứng của kỳ năm 2013 là: 18,18%; 38,70%;
43,12% (TCTK).
1
4
Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.654,9 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 166,7 nghìn tỷ đồng, chiếm
10,1% tổng mức và tăng 7,8%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 1.431 nghìn tỷ đồng,
chiếm 86,5%, tăng 11,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 57,2 nghìn tỷ
đồng, chiếm 3,4%, tăng 26,1%.
Vốn đầu tư toàn xã hội đạt mức cao hơn so với cùng kỳ
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng năm 2014 theo giá hiện hành
ước đạt 502,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 30,1%
GDP. Vốn đầu tư toàn xã hội đã có sự phục hồi sau khi có xu hướng giảm vào
năm 2013, trong đó đầu tư của khu vực Nhà nước có sự phục hồi mạnh mẽ, tăng
9,6% trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 2,9% cùng kỳ năm 2013. Khu vực
ngoài nhà nước tiếp tục duy trì tốc độ tăng khá (7,9%). Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài không có nhiều biến động, phục hồi nhẹ với mức tăng trong khoảng
6,5% so với 5,2% năm 2013.
Thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm đạt khá
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2014 ước
đạt 448,9 nghìn tỷ đồng, bằng 57,3% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt
56,2%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 53,2% dự
toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô)
đạt59,4%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt57%;
thuế thu nhập cá nhân đạt57,9%… Tình hình phục hồi sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đã tạo thuận lợi cho việc thu ngân sách thuận lợi và đạt mức khá
trong 7 tháng đầu năm 2014.
Tín dụng tăng trưởng thấp, tiếp cận tín dụng của DNNVV chưa được cải
thiện
Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tính đến tháng 6/2014 chỉ tăng
3,52% so với cuối năm 2013.Trong đó, tín dụng cho khu vực DNNVV chỉ tăng
2%, chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tình hình này
cho thấy doanh nghiệp chưa hoàn toàn bước qua thời kì khó khăn. Nhu cầu tín
dụng cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nền kinh tế còn thấp do
còn khó khăn về vấn đề giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho và sức cầu thấp của nền
kinh tế.
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, quá trình
đào thải doanh nghiệp tiếp tục diễn ra mạnh mẽ
5
Trong 7 tháng đầu năm 2014, cả nước có gần 42.400 doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 262,4 nghìn tỷ đồng, giảm 7% về số
doanh nghiệp và tăng 17,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Vốn
đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng là 6,2 tỷ
đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 20133. Quá trình sàng lọc, đào thải doanh
nghiệp diễn ra khá mạnh trong cả nước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc
phải giải thể, tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng là 37.612 doanh nghiệp, tăng
9,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa có nhiều cải
thiện. Theo báo cáo của 51/63 tỉnh, thành phố (không bao gồm thành phố Hồ
Chí Minh): có đến 44,7% (97.000) doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong tổng
số 217.000 doanh nghiệp còn hoạt động.Năm 2014, một số địa phương có tình
hình cải thiện về chỉ số doanh nghiệp lỗ/lãi so với năm 2013 là: Bắc Ninh, Hà
Tĩnh, Sóc Trăng. Tuy nhiên có tới 12 địa phương báo cáo có số doanh nghiệp lỗ
nhiều hơn doanh nghiệp lãi. Các địa phương có số liệu báo cáo DN lỗ/lãi đáng
lo ngại như: Hà Nội chỉ có 18.237 DN kinh doanh có lãi, nhưng số lượng doanh
nghiệp báo lỗ gấp tới 3 lần (55.794 DN); Vĩnh Phúc có 1.336 DN kinh doanh có
lãi nhưng số lượng doanh nghiệp lỗ gấp 2 lần (2.587 DN); Hải Phòng có 2.101
DN lãi và số lượng này chỉ bằng 1/3 số lượng doanh nghiệp lỗ (5.973 DN);
Đồng Nai có số DN báo lỗ gấp 1,2 số DN có lãi4.
Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tình trạng nhập siêu của khu
vực trong nước vẫn tiếp diễn
Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước
tính đạt 83,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó: khu vực
kinh tế trong nước tăng 12,2% và chiếm 33,2% tỷ trọng; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 15%.
Cán cân thương mại 7 tháng đầu năm xuất siêu 1,26 tỷ USD, bằng 1,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả
dầu thô) xuất siêu tới 9,78 tỷ USD, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước lại
nhập siêu tới 8,52 tỷ USD.
II. Tình hình thực hiện sắp xếp DNNN và hỗ trợ DNNVV năm 2014
Năm 2011, bình quân 1 doanh nghiệp đăng ký với 6,63 tỷ đồng vốn, nhưng đã giảm xuống 5,13 tỷ đồng năm
2013 (TCTK).
4
Theo tổng hợp nhanh từ báo cáo của các địa phương về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm
2013 gửi về Cục Phát triển Doanh nghiệp (có 51/63 tỉnh, thành phố gửi báo cáo (trừ Tp.HCM)).
3
6
2.1. Tình hìnhsắp xếp, tái cơ cấu DNNN
2.1.1. Một số kết quả đạt được:
- Thể chế, cơ chế tái cơ cấu DNNN dần được hoàn thiện.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông báo nhằm đẩy mạnh công tác
sắp xếp, tái cơ cấu DNNN. Theo đánh giá chung, các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn cơ bản đồng bộ; nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tháo gỡ các ách tắc trong
sắp xếp, cổ phần hóa DNNN hiện tại được đánh giá là sẽ tác động tích cực đến
quá trình tái cơ cấu, sắp xếp DNNN trong thời gian tới.
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành các văn bản sau:
+ Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 về một số giải pháp thoái vốn
nhà nước tại doanh nghiệp theo đó cho phép doanh nghiệp có thể thoái vốn đầu
tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán sau khi trừ đi khoản dự
phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính theo quy định;
+ Nghị định số 19/2014/NĐ-CP ban hành Điều lệ mẫu của công ty
TNHH 1TV do Nhà nước làm chủ sở hữu;
+ Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng
công ty nhà nước được ban hành trong đó làm rõ tiêu chí, mô hình, cơ chế quản
trị của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; quy định rõ cơ chế quản lý,
giám sát nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty;
+ Nghị định số 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với
DNNN trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở
hữu;
+ Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2014 về việc đẩy mạnh tái cơ cấu
DNNN;
+ Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 về tiêu chí, danh mục
phân loại DNNN: Tạo căn cứ cho các Bộ ngành, địa phương xây dựng Phương
án sắp xếp DNNN trong giai đoạn tiếp theo theo hướng tiếp tục thu hẹp hơn nữa
ngành, lĩnh vực do Nhà nước nắm giữ; đưa vào danh sách cổ phần hóa những
ngành, lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia như: cảng
biển, cảng hàng không…
+ Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 về chương trình, kế hoạch
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp,
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm
nghiệp.
7
+ Quyết định số 36/2014/QĐ-TTg Ban hành Quy chế công bố thông tin
hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu: góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm
công bố thông tin một cách toàn diện của DNNN.
Một số văn bản quy phạm khác cũng đang được các Bộ khẩn trương hoàn
thiện trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành như:
+ Bộ Nội vụ trình Chính phủ Nghị định quy định việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật và tiêu chí đánh giá các chức
danh quản lý trong DNNN;
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Nghị định về giám sát, kiểm tra việc thực
hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao;
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung quy
định về giao, bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
+ Bộ Tài chính trình Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc pháp
quy hóa Nghị quyết số 15/NQ-CP.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ, địa phương đã có ý thức quyết liệt và chủ động hơn trong
triển khai công tác sắp xếp, tái cơ cấu DNNN; tập trung hơn vào công tác tuyên
truyền, đôn đốc và ban hành các văn bản, chỉ thị hướng dẫn về sắp xếp, tái cơ
cấu cho các DNNN do mình quản lý.
- Kết quả thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu DNNN.
Tổng số doanh nghiệp đã thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa trong năm 2013
là 101 doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hóa 74 doanh nghiệp (bao gồm 12 tổng
công ty); chuyển thành công ty TNHH một thành viên 12 doanh nghiệp; hợp
nhất 12 doanh nghiệp; bán 3 doanh nghiệp. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải cổ
phần hóa 41 doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cổ phần hóa 7 doanh nghiệp, UBND
tỉnh Bình Định cổ phần hóa 4 doanh nghiệp, UBND tỉnh Lâm Đồng cổ phần
hóa 3 doanh nghiệp.Trong 7 tháng đầu năm 2014, cả nước đã sắp xếp, cổ phần
hóa được 76 doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hóa 55 doanh nghiệp, giải thể 02
doanh nghiệp, bán 01 doanh nghiệp, sáp nhập 15 doanh nghiệp và phá sản 3
doanh nghiệp.
Điểm nổi bật là các Bộ, địa phương đã tập trung mạnh mẽ triển khai các
bước chuẩn bị cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong tổng
số 432 doanh nghiệp dự kiến cổ phần hóa trong năm 2014-2015, có 348 doanh
nghiệp đã thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa; 247 doanh nghiệp đang tiến hành
8
xác định giá trị doanh nghiệp; 88 doanh nghiệp có quyết định công bố giá trị
doanh nghiệp; 55 doanh nghiệp đã được phê duyệt Phương án cổ phần hóa
(trong đó: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Tập đoàn
Dệt May và 12 tổng công ty nhà nước); 32 doanh nghiệp đã bán cổ phần lần
đầu.
Tiến độ này so với các năm gần đây là rất tích cực. Dự tính đến cuối năm
2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp và cuối năm 2015 tất cả các doanh nghiệp
trong kế hoạch sắp xếp của cả giai đoạn 2011-2015 sẽ được phê duyệt phương
án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu.Năm 2014 cũng ghi nhận việc
triển khai thực hiện cổ phần hóa những ngành, lĩnh vực có tính phức tạp và mức
độ ảnh hưởng cao, nhiều năm qua được coi là khó thực hiện như xây lắp công
trình giao thông, hàng không, cơ khí chế tạo, cấp nước, vệ sinh môi trường,
cảng biển…
Một số Bộ, địa phương thực hiện tốt công tác sắp xếp, cổ phần hoá là: Bộ
Giao thông vận tải; Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Tổng công ty hàng hải Việt
Nam. Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Ban Chỉ đạo ở 43/43 doanh nghiệp,
đang xác định giá trị 40 doanh nghiệp, đã công bố giá trị 20 doanh nghiệp, đã
phê duyệt phương án cổ phần hóa 12 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh
nghiệp đã bán cổ phần lần dầu. Tập đoàn Dệt May đã được phê duyệt phương
án cổ phần hóa toàn Tập đoàn. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thành lập
Ban Chỉ đạo ở 14/15 doanh nghiệp, đang xác định giá trị 10 doanh nghiệp, đã
công bố giá trị, phê duyệt phương án và bán cổ phần ở 5 doanh nghiệp.
Tính đến hết tháng 07/2014 còn 84 doanh nghiệp chưa thành lập Ban Chỉ
đạo cổ phần hóa; 101 doanh nghiệp đã thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa
nhưng chưa tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp và các bước tiếp theo.
- Về tình hình thoái vốn đầu tư ngoài ngành:
Các tập đoàn, tổng công ty đã nghiêm túc triển khai thực hiện công tác
này theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế. Trong
7 tháng đầu năm 2014, số vốn đã thoái được là 2.975,8 tỷ đồng, trong đó: chứng
khoán: 137 tỷ đồng; tài chính, ngân hàng: 1.898 tỷ đồng; bảo hiểm: 150 tỷ
đồng; bất động sản:104 tỷ đồng; bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
không cần nắm giữ: 686 tỷ đồng5. Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đã
thoái được 1.405 tỷ đồng, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là
Báo cáo “Tình hình tái cơ cấu DNNN 7 tháng đầu năm 2014, nhiệm vụ đến hết năm 2014 và năm 2015”, Ban
Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
5
9
475 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 357 tỷ đồng, Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam 151 tỷ đồng...
Mặc dùsố tiền thu được từ thoái vốn 7 tháng đầu năm 2014 gấp 3 lần so
với cả năm 2013 nhưng so với tổng số vốn cần thoái thì tiến độ như trên còn
chậm (tổng số gần 22 ngàn tỷ đồng đầu tư ngoài ngành). Tổng số tiền thu được
từ thoái vốn còn thấp so với yêu cầu đề ra do phần lớn các khoản đầu tư ngoài
ngành có hiệu quả thấp, một số thua lỗ nên khó thu hút được các nhà đầu tư.
- Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của khu vực DNNN.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm của khối DNNN
nhìn chung đạt kết quả tốt. Khoảng 80% số doanh nghiệp thuộc 67 Bộ, địa
phương, tập đoàn kinh tế có báo cáo đều hoạt động có lãi. Tuy nhiên, DNNN
thuộc một số địa phương còn gặp khó khăn, vẫn có lợi nhuận nhưng chỉ ở mức
thấp hoặc thua lỗnhư Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Cần
Thơ, Bắc Cạn, Quảng Trị. Theo đánh giá chung, DNNN thuộc các địa phương
này chưa phát huy được hiệu quả sử dụng vốn. Qui mô tài sản nhỏ nên gặp khó
khăn trong huy động vốn. Các doanh nghiệp còn có tâm lý trông chờ vào chính
sách, cơ chế hỗ trợ của tỉnh nên chưa phát huy được lợi thế kinh doanh.
- Kết quả hoạt động của 18 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Các tập đoàn, tổng công ty này có quy mô lớn với vốn nhà nước là 840
nghìn tỷ đồng (chiếm 83% vốn nhà nước tại các doanh nghiệp), có tổng doanh
thu là 1.184 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 191 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước
thuế đạt 136 nghìn tỷ đồng. 17/18 tập đoàn, tổng công ty có lãi, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân là 16,19%, trong đó Tập đoàn Viễn thông
quân đội đạt 42%), Tập đoàn Công nghiệp hóa chất đạt 23%, Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam đạt 18%.
Tổng hợp riêng từ 08 tập đoàn kinh tế nhà nước, kết quả thực hiện kế
hoạch 6 tháng đầu năm 2014 đều đạt khoảng 50% so với kế hoạch cả
năm.Trong đó, tập đoàn Viettel, Công nghiệp Than Khoáng sản lần lượt đạt
51% và 53% kế hoạch doanh thu cả năm. Các tập đoàn Dầu khí, Hóa chất,
VNPT đạt từ khoảng 46-48% kế hoạch cả năm. Một số tập đoàn nộp ngân sách
đạt hơn 50% kế hoạch năm như Viettel (53%), Than-Khoáng sản (61%), Dầu
khí (61%).
2.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện sắp xếp DNNN năm 2014
Hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN còn chưa tương xứng với nguồn
lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh thấp; trình độ công nghệ, năng suất lao động
của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế.
10
Tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa còn chậm, kết quả còn thấp so yêu cầu phê
duyệt.Trong việc triển khai thực hiện, còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các
cơ quan trong việc sửa đổi cơ chế, chính sách về tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái
vốn có liên quan đến nhiều quy định khác nhau về đất đai, thị trường chứng
khoán, đối chiếu công nợ, công tác kiểm toán. Nhiều Bộ ngành, địa phương
chưa quyết liệt và sâu sát trong chỉ đạo thực hiện.
Công tác cổ phần hóa còn chậm do vẫn còn vướng mắc, trong đó công tác
xử lý đất đai tiếp tục là trở ngại lớn nhất (VD: trường hợp Hải Phòng, doanh
nghiệp khó cổ phần hóa do hồ sơ về đất đai không đầy đủ, đối với những doanh
nghiệp quản lý diện tích đất lớn, việc đo đạc lại diện tích đất phát sinh rất nhiều
chi phí trong khi mức chi phí tối đa cho cổ phần hóa là 500 triệu đồng);
Một số Bộ, địa phương có yêu cầu cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp như
đoạn quản lý đường bộ nhưng khó thực hiện được do vẫn chưa có văn bản pháp
luật hướng dẫn về việc chuyển đổi này. Trong khi đó, việc xử lý đơn vị sự
nghiệp trực thuộc doanh nghiệp khi cổ phần hóa cần có hướng dẫn cho thống
nhất và rõ ràng để thực hiện (một số trường đào tạo, viện nghiên cứu khi cổ
phần hóa cùng với công ty mẹ do phải áp dụng cùng cơ chế như doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc doanh nghiệp lựa chọn giải pháp chuyển cho
Bộ chủ quản, làm tăng bộ máy của Bộ).
Việc giám sát, đánh giá thường xuyên kết quả thực hiện sắp xếp, tái cơ
cấu DNNN vẫn chưa được thực hiện đúng mức, chưa có chế tài phù hợp để xử
lý các trường hợp không tuân thủ theo Phương án sắp xếp đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 15/NQ-CP
ngày 6/3/2014 về một số giải pháp thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế, quy trình thoái
vốn dưới mệnh giá nên các Bộ, địa phương vẫn phải chờ để có căn cứ pháp lý
triển khai trên thực tiễn.
Việc bán cổ phần và thoái vốn, rút vốn còn nhiều khó khăn. Trong tổng
số 4.164 tỷ đồng đã thoái cho đến nay, chỉ có 267 tỷ đồng bán ra bên ngoài, còn
lại 3.894 tỷ đồng là trong nội bộ.Tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến khả năng
hấp thụ vốn của thị trường kém, thị trường chứng khoán không ổn định gây ảnh
hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư. Chính vì vậy, việc IPO các doanh nghiệp cổ
phần hóa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những doanh nghiệp hoạt động
công ích, tỷ suất lợi nhuận không cao, vốn vay lớn… Một số ví dụ cụ thể như
trường hợp IPO 03 cảng biển (Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang) vào tháng
5/2013 bị ế hơn 65% cổ phần; IPO 05 Tổng công ty CIENCO của Bộ Giao
thông vận tải thì chỉ có 02 DN (CIENCO 1, CIENCO 4) là bán hết cổ phần.
11
Trong 3 tháng đầu năm 2014 có hơn 70% cổ phiếu của DNNN chào bán trên
TTCK ế ẩm.
Về việc hoàn thiện cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước: nhiều Bộ,
địa phương vẫn còn hạn chế về nguồn nhân lực, lúng túng, chưa nắm rõ quy
trình, cách thức trong triển khai một số quyền, đặc biệt là trong việc phê duyệt
chiến lược phát triển, danh mục dự án đầu tư phát triển nhóm A, B hằng năm,
phê duyệt báo cáo tài chính của các DNNN.
Ngoài ra, một số nội dung quyền, nghĩa vụ về: quyết định chiến lược, kế
hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển; giám sát, kiểm tra
thanh tra việc chấp hành pháp luật, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ,
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN… vẫn chưa được thực hiện
nhiều trong thời gian qua.
2.2. Tình hình thực hiện hỗ trợ DNNVV năm 2014
Năm 2014, các Bộ ngành đã triển khai tích cực các giải pháp hỗ trợ
DNNVV và đạt được một số kết quả, cụ thể như sau:
2.2.1. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn
Năm 2014, Ngân hàng nhà nước đã triển khai một loạt các giải pháp
nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng
để duy trì sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh như: cơ cấu lại nợ và giảm
lãi suất các khoản vay cũ, xử lý nợ xấu, đối thoại với doanh nghiệp, đa dạng hóa
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp…
Từ năm 2012, NHNN đã quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tốt đa bằng
VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên trong đó có DNNVV với mức lãi suất thấp
hơn 1-2% so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn
hạn tối đa bằng VND đối với DNNVV là 8%/năm (các lĩnh vực khác phổ biến
khoảng 9-10%/năm). NHNN linh hoạt chấp thuận cho một số TCTD, chi nhánh
NH nước ngoài cho vay bằng ngoại tệ đối với một số DNNVV để thực hiện các
phương án sản xuất kinh doanh hàng hoá thuộc lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương
của Chính phủ.
Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, NHNN tăng cường phối hợp với các
Bộ, chính quyền địa phương, các đoàn đại biểu quốc hội triển khai chương trình
kết nối donh nghiệp - ngân hang trên địa bàn tỉnh, thành phố để kịp thời đưa ra
giải pháp giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Năm 2013, NHNN đã
tổ chức được 28 đợt ký kết và 654 doanh nghiệp ký kết hợp đồng tín dụng (chủ
yếu là DNNVV) với số tiền cam kết cho vay là hơn 13.700 tỷ đồng, số tiền đã
12
giải ngân đạt 12.300 tỷ đồng, đạt 90%tổng số cam kiết, lãi xuất cho vay
9%/năm. 6 tháng đầu năm 2014, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đã tổ
chức chương trình kết nối và thực hiện ký kết cho vay được 40.625 tỷ đồng.
Ngoài ra, NHNN triển khai một số chương tình tín dụng như: cho vay thí
điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, cho vay DN ứng dụng công nghệ cao, liên
kết trong sản xuất nông nghiệp (số tiền các NHTM cho vay là 2.700 tỷ đồng);
thí điểm triển khai sản phẩm tín dụng lien kết 4 nhà trong lĩnh vực vật liệu xây
dựng, xây dựng cơ bản (88 dự án với số tiền 77.800 tỷ đồng).
Mặc dù có nhiều nỗ lực nhằm khai thông dòng vốn cho doanh nghiệp nói
chung, đặc biệt là khu vực DNNVV, kết quả cho vay đối với khu vực này vẫn
chưa đạt như mong muốn. Tính đến tháng 6/2014, tổng dư nợ tín dụng cho
DNNVV đạt 808.896 tỷ đồng, tăng khoảng 2% so với cuối năm 2013. Dự kiến
hết năm 2014, tổng dư nợ cho DNNVV đạt khoảng hơn 910.000 tỷ đồng và đạt
con số hơn 950.000 tỷ đồng năm 2015. Hy vọng đây là các tín hiệu tích cực để
khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ nhu cầu phát triển của khu vực DNNVV.
2.2.2. Hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV
Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV năm 2014 chưa có cải thiện.
Tính đến cuối tháng 1/2014, tổng số dư bảo lãnh của VDB còn 2.364 tỷ đồng,
tổng số tiền VDB đã phải trả nợ thay kể từ khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là
276 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp đã hoàn trả cho VDB tổng số tiền là 28,4 tỷ
đồng. Dư nợ cho vay có bảo lãnh của VDB tại các NHTM là 1.124 tỷ đồng.
cấp địa phương, hiện tại có 11 quỹ bảo lãnh tín dụng với quy mô nhỏ,
hoạt động cầm chừng với một số ít ỏi doanh nghiệp nhận được bảo lãnh.Thí dụ
quỹ ở Bình Dương, Tuyên Quang, Đắk Lắk chỉ bảo lãnh được cho tương ứng
42, 10 và 2 doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động vừa qua.
Theo NHNN, cơ chế chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV mặc
dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng trong thực tế thì không khả thi. Từ năm
2011 đến nay, VDB và NHTM đều dừng không thực hiện chính sách mà chỉ tập
trung vào việc xử lý, thu hồi nợ. Nguyên nhân là do cơ chế bảo lãnh quy định
trong Quyết định 03/2011/QĐ-TTg và Quyết định 58/2013/TTg về quy chế
thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ BLTD DNNVV đều có những quy
định không khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn và mâu thuẫn với mục tiêu của
chính sách hỗ trợ cho DNNVV.
Chẳng hạn, theo Quyết định 03, các DNNVV muốn được VDB bảo lãnh
vay vốn sẽ phải qua 2 vòng xem xét, thẩm định cho vay của NHTM và sau đó là
thẩm định bảo lãnh của VDB trong khi nguồn lực của DNNVV là hạn chế; quy
13
định DNNVV phải có tài sản bảo đảm mới được VDB bảo lãnh; bảo lãnh của
VDB là bảo lãnh có điều kiện; các quy định về thực hiện trích lập dự phòng rủi
ro và đối tượng được bảo lãnh vay vốn cũng chưa thực sự thúc đẩy hoạt động
bảo lãnh cho DNNVV. Bảo lãnh của VDB không được quy định là tài sản bảo
đảm đối với khoản vay của DNNVV tại NHTM cũng gây khó khan về tài chính
cho NHTM khi thực hiện.
Tương tự như vậy, quy định bảo lãnh theo Quyết định số 58/2013/QĐTTg cũng còn những vướng mắc dẫn đến không khả thi trong thực hiện như:
quy định các tổ chức tín dụng tham gia góp vốn vào Quỹ BLTD chưa phù hợp
với quy định của Luật các tổ chức tín dụng; đối tượng được Quỹ bảo lãnh là quá
rộng, chưa phù hợp với năng lực quản lý và quy mô hoạt động của hầu hết các
Quỹ, điều kiện và quy trình, thủ tục bảo lãnh chưa phù hợp (DNNVV phải thế
chấp tại 2 nơi là Quỹ và tổ chức tín dụng trong khi khó khăn lớn nhất của
DNNVV là tài sản đảm bảo; phương án sản xuất kinh doanh phải thẩm định tai
2 khâu là NHTM và Quỹ, gây khó khan cho DN và mâu thuẩn với mục tiêu trợ
giúp DNNVV).
2.2.3. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng thông qua Quỹ Phát triển
DNNVV
Năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 601/QĐ-TTg thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV để
hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất kinh
doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với
mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
Ngày 31/12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số
2008/QĐ-BKHĐT thành lập Hội đồng quản lý Quỹ phát triển DNNVV gồm
thành viên đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam.
Năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và Điều lệ tổ chức, hoạt động của
Quỹ, sớm đưa Quỹ triển khai thực hiện, tạo điều kiện hỗ trợ cho DNNVV.
2.2.4. Hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ
Trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, Bộ KH&CN đã tích cực phối
hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai các công việc cần thiết để đưa các
Chương trình hỗ trợ DN đổi mới công nghệ đi vào hoạt động. Một số kết quả cụ
thể trong thời gian qua như sau:
14
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia được phê duyệt tại Quyết định
số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2013, Chương
trình đã phê duyệt cho 04 đề tài với tổng kinh phí thực hiện là 57,208 tỷ đồng,
trong đó kinh phí cấp từ NSNN năm 2013 là 3,070 tỷ đồng. Trong năm 2014,
Chương trình đang xét duyệt với 03 đề án, chưa có số liệu về nguồn kinh phí
thực hiện.
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015thực
hiện các thủ tục ký hợp đồng, cấp kinh phí cho 31 dự án và đề nghị cấp kinh phí
bổ sung cho 26 dự án thực hiện trong 02 năm 2014-2015. Trong năm 2013, tổng
kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ là 34,054 tỷ
đồng; 6 tháng 2014 thực hiện 10,053 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2014 là 38
tỷ đồng.
Chương trình đã góp phần đưa hoạt động sở hữu trí tuệ tới nhiều địa
phương, xã hội hóa công tác đầu tư cho hoạt động bảo hộ và phát triển tài sản trí
tuệ, từ cơ sở triển khai của Chương trình 68, rất nhiều tỉnh, thành phố (Quảng
Ninh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hải Phòng, An Giang, Quảng Ngãi ...) đã phê
duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ riêng cho các doanh nghiệp,
các sản phẩm đặc thù của địa phương mình; đã thực hiện 11 dự ánđưa các kết
quả nghiên cứu, sáng chế vào thực tiễn đời sống, nâng cao chất lượng và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phầnphục vụ lợi ích dân sinh và phát triển
bền vững kinh tế, xã hội.
Trong năm 2014, Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã duyệt 20 nhiệm
vụ mở mới, theo đó số lượng nhiệm vụ đã phê duyệt và đang thực hiện 34
nhiệm vụ (trong đó 14 nhiệm vụ chuyển tiếp).Do điều kiện kinh phí gặp nhiều
khó khăn, đến nay Chương trình chỉ thực hiện cấp kinh phí cho các nhiệm vụ
chuyển tiếp, các nhiệm vụ mở mới năm 2014 chưa được cấp kinh phí nên chưa
thể triển khai. Trong Chương trình trên, Dự ánnâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phươngđãhỗ
trợ tư vấn, hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất
lượng, sở hữu trí tuệ, đổi mới công nghệ....cho khoảng 500 doanh nghiệp địa
phương; Dự án cải tiến năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp còn rất hạn
chế số số lượng doanh nghiệp tham gia.
Chương trình phát triển thị trường và công nghệ đến năm 2020 đã tích
cực triển khai các hoạt động trong năm 2013, 6 tháng 2014. Cụ thể, Chương
trình đã xác định được danh mục hơn 189 loại nhu cầu công nghệ của các doanh
nghiệp theo các lĩnh vực công nghệ; xác định được danh mục 315 loại nguồn
15
cung công nghệ trong và ngoài nước phù hợp theo nhu cầu doanh nghiệp; hỗ trợ
kết nối thành công được hơn 46 loại biên bản ghi nhớ, giá trị ký kết hơn 521 tỷ
đồng; lựa chọn được hơn 365 sản phẩm KH&CN mới (công nghệ, thiết bị) của
hơn 196 tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa vào trưng
bày, giới thiệu, công bố, trình diễn tại các kỳ tổ chức sự kiện qua đó thu hút
được hơn 1.600 đại biểu quan tâm tham dự; xây dựng và phát sóng các chương
trình/bản tin phổ biến, đưa tin, viết bài về các hoạt động/sự kiện trên 100
phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương.
2.2.5. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho
DNNVV
Năm 2014, tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho DNNVV là 35 tỷ đồng, dự kiến tổ chức khoảng 740 khóa đào tạo
khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, đào tạo cho khoảng gần 30
nghìn lượt học viên. Tính đến hết tháng 6 năm 2014, đã tổ chức được 47 khóa
đào tạo cho 1.900 lượt học viên tại 22 tỉnh/thành phố trên cả nước, với tổng
ngân sách Trung ương hỗ trợ là 2.950 triệu đồng, đạt khoảng gần 15% kế hoạch
đào tạo năm 2014. Như vậy tiến độ thực hiện đào tạo cho DNNVV năm 2014
còn chậm do nguyên nhân là quy trình giao ngân sách thông qua nhiều tầng nấc,
các đơn vị thực hiện chậm nhận được ngân sách để triển khai. Hiện tại ếk hoạch
tổ chức các khóa đào tạo đã được các Bộ và tổ chức hiệp hội xây dựng xong và
dự kiến đẩy mạnh triển khai từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014.
2.2.6. Khuyến khích DNNVV công nghiệp
Chương trình khuyến công quốc gia với nội dung là hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sạch hơn trong công nghiệp.
Năm 2013, Chương trình đã thực hiện được 232/278 đề án với tổng kinh phí
75,318 tỷ đồng (đạt 82,63% kế hoạch) với một số kết quả: đào tạo, truyền nghề
cho 21.033 lao động, nâng cao năng lực quản lý cho 1.600 học viên, xây dựng
64 mô hình trình diễn kỹ thuật sản phẩm mới, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị
hiện đại cho 40 cơ sở công nghiệp nông thôn, hỗ trợ 925 công nghiệp nông thôn
tham dự triển lãm trong nước với 2.505 gian hàng tiêu chuẩn...
Đến tháng 06/2014, Chương trình đã thực hiện ký hợp đồng với các đơn
vị được giao kinh phí đạt 69% trên tổng số kinh phí năm 2014 là 86.427,1 triệu
đồng. Dự kiến kết quả năm 2014 là: tổ chức đào tạo cho 14.435 lao động, nâng
cao năng lực quản lý cho 2.400 học viên, hỗ trợ xây dựng 59 mô hình trình diễn
kỹ thuật sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ tổ chức 3 hội chợ hàng công
nghiệp nông thôn…
16
2.2.7. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện các
chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến trợ giúp doanh nghiệp như: Hỗ trợ
19 DNNVV thuộc các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Phú Yên trồng 475
ha rừng sản xuất với kinh phí hỗ trợ là 3.990 triêu đồng từ nguồn vốn vay của
ADB. Hỗ trợ 18 vườn ươm của 18 DNNVV tại các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định trồng 174.600 cây giống với kinh phí
hỗ trợ 873 triệu đồng từ Ngân hàng Thế giới… Trong 6 tháng cuối năm sẽ triển
khai dự án FLITCH và dự án WB3 hỗ trợ DNNVV theo kế hoạch được giao với
kinh phí 17,149 tỷ đồng trồng 1.854 ha rừng.
2.2.8. Hỗ trợ DNNVV mở rộng thị trường thông qua chương trình xúc
tiến thương mại quốc gia
Năm 2013,Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia phê duyệt 138 đề
án với 6.834 lượt DN tham gia, trong đó có 6.000 lượt DNNVV (chiếm 87%);
thực hiện 281.385 lượt giao dịch với tổng giá trị hợp đồng, biên bản ghi nhớ ký
kết đạt hơn 1,4 tỷ USD và 162 tỷ đồng. Hoạt động hội chợ thu hút được
1.850.468 lượt khách tham quan. Tổng kinh phí thực hiện năm 2013 là 93.730
triệu đồng.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2014, Chương trình đã phê duyệt được 202 đề
án trong đó có 107 đề án đã thực hiện, thu hút 2.372 lượt doanh nghiệp tham
gia. Ngân sách cho hoạt động này năm 2014 là 80.340 triệu đồng.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng tích cực triển khai chương trình thương
hiệu quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu cho các mặt
hang có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như gạo, cà phê, cá tra, thủ công mỹ
nghệ…
III. Kế hoạch sắp xếp DNNN và hỗ trợ DNNVV năm 2015
3.1. Kế hoạch sắp xếp DNNN năm 2015
3.1.1. Về kế hoạch sắp xếp, thoái vốn tại các DNNN:
Theo các Đề án tái cơ cấu và sắp xếp đổi mới DNNN thuộc các Bộ, địa
phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, đến năm 2015, cả nước phải cổ phần hoá 531 doanh nghiệp; sáp nhập,
hợp nhất 25 doanh nghiệp; giải thể, phá sản 16 doanh nghiệp và giao, bán 10
doanh nghiệp. Trong đó, các Bộ, ngành phải cổ phần hoá 143 doanh nghiệp, các
địa phương 337 doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty 91 là 51 doanh
17
nghiệp. Đồng thời, phải đẩy mạnh thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành của
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là khoảng gần 22 ngàn tỷ đồng.
Để hoàn thành được kế hoạch này, dự kiến trong năm 2015, cả nước sẽ
phải hoàn thành cổ phần hoá khoảng 250 doanh nghiệp; thực hiện theo các hình
thức sắp xếp khác là 20 doanh nghiệp; thực hiện thoái vốn gần 14 ngàn tỷ đồng.
Trường hợp hoàn thành sắp xếp, tái cơ cấu theo các Đề án được phê
duyệt, sau 2015, cả nước còn 711 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ (bao gồm cả các công ty nông, lâm nghiệp), trong đó thuộc Bộ,
ngành là 216 doanh nghiệp, địa phương 360 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế,
tổng công ty 91 là 135 doanh nghiệp.
3.1.2. Về phương hướng, giải pháp thực hiện năm 2015:
- Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục quán
triệt tới các cấp, các ngành và DNNN về kế hoạch, lộ trình tái cơ cấu, cổ phần
hóa, thoái vốn nhà nước trong các năm 2014-2015; coi đây là một nhiệm vụ
chính trị trọng tâm cần kiên quyết hoàn thành. Các Bộ, ngành, địa phương,
doanh nghiệp có kết quả sắp xếp, tái cơ cấu còn thấp hoặc chưa đạt yêu cầu cần
nghiêm túc xem xét, làm rõ trách nhiệm của mình và những khó khăn, vướng
mắc và có biện pháp xử lý, khắc phục. Xử lý hành chính đối với lãnh đạo doanh
nghiệp không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả tái cơ cấu,
cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều
hành doanh nghiệp.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về sắp xếp, đổi mới DNNN, bao
gồm:
+ Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo Nghị quyết số 15/NQ-CP;
+ Thông tư hướng dẫn các Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP; Nghị định số
130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
+ Hướng dẫn việc cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp theo hướng có những ưu
đãi, khuyến khích hơn so với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thông thường.
+ Hướng dẫn chuyển nhượng, chuyển giao vốn, dự án giữa các doanh
nghiệp khi thực hiện tái cơ cấu.
- Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước
cần quyết liệt hơn nữa để đạt kết quả tái cơ cấu đã đề ra:
18
+ Đối với các doanh nghiệp chưa thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, đề
nghị thành lập ngay Ban Chỉ đạo để phấn đấu trong Quý III năm 2015 công bố
giá trị doanh nghiệp và phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
+ Đối với các doanh nghiệp đã thành lập Ban Chỉ đạo, đề nghị tổ chức
ngay việc xác định giá trị, phấn đấu Quý I năm 2015 tất cả đều công bố được
giá trị doanh nghiệp và phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
+ Căn cứ tiêu chí, phân loại DNNN mới được ban hàn để rà soát, bổ sung
doanh nghiệp cần cổ phần hóa, thoái vốn. Đối với một số doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực công ích, trong trường hợp nhà đầu tư muốn mua đa số,
Nhà nước không giữ cổ phần chi phối thì khuyến khích với điều kiện doanh
nghiệp cam kết cung cấp tốt các dịch vụ công ích đang làm cho nhân dân. Đối
với các cảng, khi cổ phần hóa, nếu nhà đầu tư có nhu cầu nắm giữ đa số vốn
điều lệ thì khuyến khích.
- Đối với kiến nghị của một số địa phương xin tiếp tục thực hiện quyền chủ
sở hữu đối với phần vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp cổ phần hóa nhằm
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại địa phương: do việc
giữ lại/không giữ lại đã được xem xét trong quá trình phê duyệt các Phương án
sắp xếp giai đoạn 2011-2015, Chính phủ cần có văn bản chỉ đạo chung đề nghị
các địa phương nghiêm túc thực hiện theo Phương án đã được phê duyệt,
nguyên tắc chung là địa phương chỉ giữ lại những doanh nghiệp trực tiếp phục
vụ công ích, liên quan đến anh ninh, quốc phòng, hỗ trợ phát triển các vùng
miền núi, vùng sâu vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương.
- Về công tác tổ chức thực hiện việc đổi mới, sắp xếp DNNN:
+ Chính phủ chỉ đạo các Bộ, UBND tỉnh phải bố trí cán bộ/đơn vị chuyên
trách để triển khai, đốc thúc công tác sắp xếp, đổi mới DNNN;
+ Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc cổ phần hoá, thoái
vốn ngày càng phức tạp, đề nghị Chính phủ giao Ban CĐ ĐM&PTDN rà soát
nắm tình hình và có chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp đối với từng trường hợp vướng
mắc cụ thể.
- Về công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chủ sở hữu nhà nước,
các Bộ, địa phương cần tập trung vào các giải pháp sau:
+ Tiếp tục kiện toàn bộ máy, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở
hữu nhà nước theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ trì
thực hiện và đơn vị liên quan;
19
+ Tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ liên quan đến việc triển
khai áp dụng Nghị định 99/2012/NĐ-CP tại Bộ, địa phương;
+ Khẩn trương thực hiện việc bổ nhiệm Kiểm soát viên, phê duyệt chiến
lược, danh mục dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm cho các công ty TNHH 1TV
do mình quản lý;
+ Thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động và tình hình đầu tư, tài chính của
các DNNN; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ
Kiểm soát viên, Người đại diện vốn nhà nước, đảm bảo hiệu quả giám sát, quản
lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
+ Chủ trì, phối hợp kịp thời với các Bộ tổng hợp trong việc thực hiện một
số quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu, đảm bảo đúng tiến độ theo quy định.
3.1.3. Về tổ chức thực hiện
Để tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ;
thực hiện có kết quả nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là cổ phần hóa và
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các Bộ, ngành tập trung xây dựng thể chế,
cơ chế, chính sách như sau:
(1). Bộ Tài chính:
- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước thực hiện các quy định về thoái vốn khi Quyết định pháp quy hóa Nghị
quyết số 15/NQ-CP được ban hành.
- Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm chuyển một số đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc thành công ty cổ phần khi cổ phần hóa tập đoàn kinh
tế, tổng công ty nhà nước.
- Hướng dẫn, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý khó
khăn, vướng mắc về tài chính trong việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt các phương án cổ phần hóa tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
và phê duyệt các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc diện cổ phần hóa.
(2). Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về bán,
giao DNNN; dự thảo Quyết định về đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và Quản trị công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
20
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình thực hiện thống nhất chức năng đại
diện chủ sở hữu đối với DNNN theo Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012
của Trung ương Đảng.
(3). Bộ Nội vụ:
- Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về các chức danh quản lý chủ chốt tại
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điều lệ; trình Thủ tướng Chính phủ Đề án chế độ thi tuyển, hợp đồng
có thời hạn gắn với kết quả sản xuất, kinh doanh đối với chức danh tổng giám
đốc (giám đốc) trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu đổi mới mô hình,
phương thức hoạt động của tổ chức đảng và công tác cán bộ trong DNNN.
(4). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 170/2004/NĐCP và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường
quốc doanh.
(5). Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
- Chỉ đạo xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hóa
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc thuộc diện cổ phần hóa
đúng lộ trình đã được phê duyệt.
- Quyết định phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền
đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tổ chức chỉ đạo có kết quả thực tế cổ phần hóa, giảm, thoái vốn nhà nước
tại doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt.
- Thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ đối với tập đoàn kinh tế, tổng
công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa có kết quả bán cổ phần lần đầu khác
phương án đã được phê duyệt theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại DNNN mới ban hành, rà soát, bổ
sung vào diện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ và giảm
vốn nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để thực hiện.
- Chuyển về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quyền đại
diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc diện theo quy định.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa,
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
21
3.2. Kế hoạch hỗ trợ DNNVV năm 2015
Năm 2015, công tác hỗ trợ DNNVV cần thực hiện theo hướng có trọng
tâm trọng điểm hơn. Bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn thi hành các bộ luật quan
trọng về đầu tư kinh doanh được ban hành trong năm 2014 như Luật Đầu tư,
Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
v.v…, công tác hỗ trợ DNNVV cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm
như: hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, tín dụng, hỗ trợ
doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nông
thôn, hình thành các liên kết ngành, phát triển theo chuỗi giá trị.
3.2.1. Các Bộ ngành trung ương
a. Hoàn thiện khung pháp lý, môi trường kinh doanh
Năm 2015, Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm ổn định kinh
tế vĩ mô, đảm bảo môi trường ổn định cho cộng đồng DN nâng cao hiệu quả
kinh doanh, yên tâm đầu tư lâu dài.
Các Bộ ngành khẩn trương tổ chức hướng dẫn triển khai các văn bản luật
quan trọng liên quan đến môi trường pháp lý cho doanh nghiệp (Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Phá sản, Luật hải quan...) nhằmđảm
bảo môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho doanh nghiệp.
Các Bộ ngành, Chính quyền địa phương cần thực hiện các giải pháp
mạnh mẽ nhằm cải cách triệt để các thủ tục hành chính thông qua ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý nhằm đơn giản hóa, công khai minh bạch quy
trình thủ tục, giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Mô hình
trung tâm hành chính công triển khai thí điểm tại một số địa phương (Quảng
Ninh, Bình Dương) đã thể hiện nhiều ưu việt (tỷ lệ trả kết quả đúng hẹn tại
TTHC Quảng Ninh đạt 95%), được doanh nghiệp và người dân đánh giá cao.
Năm 2015, các Bộ ngành, địa phương cần khẩn trương đánh giá, tổng kết, tổ
chức nhân rộng mô hình TTHC công ra cả nước, tiến tới áp dụng mô hình dịch
vụ công; đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực: gia nhập thị trường, xuất nhập
khẩu, thuế, đất đai, đầu tư, xây dựng, hải quan, giấy phép kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát danh mục các lĩnh vực đầu tư
kinh doanh có điều kiện, hệ thống hoá, công khai minh bạch các điều kiện để
tháo gỡ khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh cho doanh
nghiệp.
22
b. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn
Năm 2015, NHNN cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: trên cơ sở bám sát diễn
biến của lạm phát và kinh tế vĩ mô, điều hành lãi suất theo hướng duy trì mức
lãi suất thấp, ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân
hàngthương mại chủ động tiếp cận DNNVV để tư vấn cho vay các dự án,
phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mở rộng loại hình cho vay dựa trên
tín chấp và phương án kinh doanh.Khuyến khích các NHTM áp dụng hình thức
đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để mở rộng cho vay tín chấp đối với các doanh
nghiệp có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, cơ cấu lại các khoản
vay vốn lãi suất cao trước đây.
Bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Bộ Tài chính chỉ đạo đẩy mạnh
triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng tại
Ngân hàng phát triển và hệ thống Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại địa phương.Bộ tài
chính cần phối hợp với NHNN, các Bộ ngành liên quan và UBND các địa
phương khẩn trương đánh giá kết quả thực hiện BLTD theo Quyết định 03 và
Quyết định 58, trong đó làm rõ các khó khăn về cơ chế khiến việc triển khai
không khả thi như đánh giá của NHNN.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh đưa Quỹ Phát triển DNNVV vào hoạt
động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
c. Hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ
Trong năm 2015, Bộ Khoa học Công nghệ tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh
tiến độ triển khai các chương trình chuyển giao, đổi mới công nghệ, chương
trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các
DNNVV, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa DNNVV với doanh
nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích DNNVV
tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công
nghiệp hỗ trợ.
d. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho
DNNVV, khuyến khích phát triển DNNVV công nghiệp
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công thương tiếp tục đẩy mạnh
triển khai có hiệu quả các chương trình đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ pháp lý;
23
khuyến công dựa trên các kết quả tích cực đã đạt được trong giai đoạn vừa qua
cho DNNVV.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thành Đề án về cơ chế hợp tác
nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực,đưa vào triển khai
trong năm 2015.
đ. Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng
cường tiếp cận đất đai cho DNNVV
Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khaiĐề án “Phát triển cụm công nghiệp, khu
công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và
hình thành chuỗi giá trị”sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Tài nguyên và Môi trườnghoàn thành ban hành Nghị định hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai 2013 nhằmtạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp
trong việc tiếp cận đất sạch cho sản xuất kinh doanh.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện
cơ chế “một cửa” hỗ trợ thủ tục đầu tư cho DNNVV từ việc tiếp nhận hồ sơ đến
việc giải quyết tập trung các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng.
e. Tăng cường cung cấp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường cho
DNNVV
Năm 2015, Bộ Công Thương rà soát công tác quản lý thị trường, kiên
quyết xử lý vấn đềhàng nhái, hàng kém chất lượng, giá rẻ từ bên ngoài, phá vỡ
tính lành mạnh của thị trường. Tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến
thương mại quốc gia và hỗ trợ công nghiệp địa phương theo kế hoạch đã được
phê duyệt.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ trình Chính phủ ban hành các
văn bản hướng dẫn quy định về chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ khi
tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm và xây lắp theo quy định
tại Điều 14, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
3.2.2. UBND các tỉnh, thành phố
Năm 2015, UBND các tỉnhcần bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo sát sao
các cơ quan thực hiện tốt các hoạt động trợ giúp, phát triển DNNVV đã đề ra tại
Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 của tỉnh.
UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động nắm bắt tình
hình, nhu cầu của DNNVV trên địa bàn,tăng cường công tác đối thoại với
DNNVV, từ đó tổng hợp tham mưu xây dựng nội dung các chương trình phù
24
hợp với tình hình và đặc thù của DNNVV tại địa phương, thu hút sự tham gia
chủ động của doanh nghiệp và đảm bảo hiệu quả của các hoạt động trợ giúp.
UBND các tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm hỗ
trợ DNNVV dễ dàng gia nhập thị trường, tiếp cận các nguồn lực.
Sở KHĐT các tỉnh phát huy vai trò đầu mối trong triển khai các hoạt
động trợ giúp phát triển DNNVV, chủ động phối kết hợp với các đơn vị khác
tổng hợp, báo cáo chi tiết, tham mưu cho UBND cấp tỉnh thực hiện thành công
các mục tiêu của kế hoạch đề ra.
Bên cạnh các chương trình khung hỗ trợ DNNVV của trung ương, các
tỉnh chủ động trong việc bố trí thêm nguồn lực thực hiện các hoạt động hỗ trợ
đặc thù phù hợp với đặc điểm DNNVV của mỗi tỉnh./.
25