Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vụ án về OceanBank (tóm tắt vụ án + thông tin bị cáo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.27 KB, 8 trang )

Tóm lược các tình tiết
- Ngày 21-10, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị
can để tạm giam 4 tháng và Lệnh khám xét đối với Hà Văn Thắm về tội danh trên.
- Tối 24-10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (C46 Bộ Công an) đã tống
đạt, thi hành lệnh bắt, khám xét đối với bị can Hà Văn Thắm – Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT)
Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Ông Thắm bị cáo buộc là đã “vi phạm quy định về cho
vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, gây nguy cơ mất an toàn cho hệ thống ngân hàng.
“Căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan CSĐT Bộ Công an và tài liệu thanh tra của Ngân hàng
Nhà nước, đến nay có đủ căn cứ xác định ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng
TMCP Đại Dương (OceanBank) – phạm tội: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của
các tổ chức tín dụng”, quy định tại Điều 179 Bộ luật Hình sự.
- Trước đó, qua kiểm tra tại OceanBank, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước phát hiện có một số khoản vay
có dấu hiệu gây mất vốn của ngân hàng. Trong đó có việc cho vay sai quy định, cho vay các khoản tiền
lớn không có thế chấp tài sản. Những sai phạm này được Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chuyển sang
cơ quan CSĐT để tiếp tục điều tra, làm rõ. Tiến hành điều tra, xác minh, C46 Bộ Công an xác định, vào
tháng 11-2012, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Trung Dung đề nghị OceanBank cho vay tiền
để thực hiện các dự án (chủ yếu liên quan đến lĩnh vực bất động sản). Sau khi Công ty này đề nghị vay
vốn đầu tư, dù không có các khoản thế chấp đảm bảo cho khoản vay, ông Hà Văn Thắm vẫn ký các
quyết định cho doanh nghiệp này vay khoảng 500 tỷ đồng. Cho đến nay, Công ty TNHH Thương mại
dịch vụ Trung Dung chưa thanh toán được khoản vay trên cho OceanBank theo quy định, đồng thời có
dấu hiệu mất khả năng thanh toán.
- Ngay sau khi ông Hà Văn Thắm, CTHĐQT Ocean Bank bị bắt, miễn nhiệm chức vụ thì chiều
24/10/2014, bà Nguyễn Minh Thu được bầu làm Chủ tịch HĐQT Ocean Bank.

- Mở rộng điều tra vụ án “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy
ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an
đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Hoàn (37 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc, thành viên hội
đồng tín dụng OceanBank).
- Việc quyết định cho vay là của ông Hà Văn Thắm và được ông Nguyễn Văn Hoàn giúp sức tích cực.
- Cơ quan điều tra tình nghi ông Hoàn có vai trò đồng phạm trong việc để mất số tiền hàng trăm tỉ đồng
này.


- Theo Cổng thông tin Bộ Công An, chiều ngày 28/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công đã ra quyết
định khởi tố bổ sung vụ án hình sự về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng OceanBank đồng thời thi hành lệnh bắt bị can để
tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Minh Thu – cựu Chủ tịch HĐQT – cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng
Oceanbank.


- Bà Thu sẽ bị tạm giam trong vòng 4 tháng để phục vụ công tác điều tra, mở rộng vụ án “Vi phạm quy
định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ocean Bank.

- Trong thời gian làm Tổng Giám đốc Ocean Bank, ông Nguyễn Xuân Sơn đã mở đường cho PVN trở
thành cổ đông chiến lược (tháng 1/2009) giúp Ocean Bank tăng tốc sau đó. Từ mức vốn điều lệ 1.000
tỷ đồng vào cuối năm 2008, Ocean Bank tăng tốc liên tục trong 3 năm liền và đạt ngưỡng 4.000 tỷ
đồng vào cuối năm 2011 (trong đó PVN nắm giữ 20% cổ phần tương đương với 800 tỷ đồng). Tổng tài
sản cũng tăng từ 14.000 tỷ lên 62.000 tỷ trong cùng khoảng thời gian.
- Tuy nhiên cũng do phát triển nóng nên Ocean Bank đã bộc lộ nhiều rủi ro. Cụ thể chỉ trong vòng một
năm từ 2008-2009, nợ có khả năng mất vốn đã tăng từ 4,5 tỷ lên 42,6 tỷ đồng, nợ không có khả
năng thu hồi lên đến trên 100 tỷ đồng. Đến năm 2012, con số nợ không có khả năng thu hồi đã
tăng theo cấp số nhân lên đến 700 tỷ đồng.
- Cũng trong thời gian này, Ocean Bank đầu tư mạnh vào các ngành chứng khoán, xây dựng và bất
động sản khiến cho dư nợ tín dụng lên đến con số 5.400 tỷ đồng trong năm tài chính 2008-2009.
Những năm tiếp theo, tình trạng cổ phiếu liên tục rớt giá, bất động sản cũng đóng băng không có lối
thoát kéo theo ngành xây dựng cũng hoạt động hết sức đì đẹt khiến cho các khoản đầu tư của Ocean
Bank phải nằm đắp chiếu trong suốt một thời gian dài và hệ lụy là dư nợ của ngân hàng này tăng lên
chóng mặt không có khả năng giải quyết.
- Đã lỡ đâm lao đành phải theo lao, với suy nghĩ sai lầm, Ocean Bank lao vào công việc huy động vốn,
trong đó có tới 67% nguồn vốn từ các doanh nghiệp dầu khí và các cá nhân, đơn vị khác nhưng chỉ
cho vay được 21% dư nợ cho các doanh nhiệp và cá nhân này khiến cho ngân hàng rơi vào tình
trạng mất cân đối và thực sự nghiêm trọng trong những năm tiếp theo.
- Nhằm vớt vát chút tiền bù vào những khoản thua lỗ triền miên, ông Sơn đã liên kết với ông Hà Văn

Thắm – Chủ tịch Hội đồng quản trị và bà Nguyễn Minh Thu chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện việc thu
phí khi cho vay đối với khách hàng.
- Việc làm này đã đi ngược hoàn toàn các quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tài
chính, thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra trong thời gian này, ông Sơn tiếp tục lao vào việc
đầu tư sai mục đích bằng cách ôm thật nhiều dự án bất động sản, xây dựng, và để có tiền chi trả cho các
đối tác, ông Sơn đã đồng ý cho ngân hàng chi lãi suất ngoài hợp đồng khi huy động vốn của khách
hàng. Những việc làm sai trái này đã đẩy Ocean Bank vào tình trạng nguy cấp.
- Kể từ khi ông Thắm bị bắt thì hoạt động của ngân hàng này rơi vào ngõ cụt. Đến khi không thể tiếp
tục hoạt động được nữa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải dang tay cứu vớt bằng cách mua
lại với giá 0 đồng. Kể từ lúc này, các nhà đầu tư đã mất trắng số tiền đầu tư vào Ocean Bank, trong đó
PVN mất 800 tỷ đồng, hai đơn vị khác là Tập đoàn Đại Dương và Công ty TNHH VNT mất 1.600
tỷ đồng.
- Ngoài ra, ông Sơn còn được cho là có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm ở Ngân hàng cổ
phần Thương mại Đại chúng (PV ComBank), một trong những đơn vị mà PVN đầu tư vốn. Cụ thể năm
2012, thanh tra ngân hàng Nhà nước đã xác định hoạt động điều hành kinh doanh của PV ComBank hết
sức yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, liên tục thua lỗ trong thời gian dài không khắc phục được. Chính vì


vậy mà Ngân hàng Nhà nước đã đặt PV ComBank vào diện kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp
luật.
- Ông Sơn bị khởi tố về hai tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và tội "Cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Phân tích 03 điều luật
1. Điều 179 - Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả
nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một
năm đến bảy năm:
a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;
b) Cho vay quá giới hạn quy định;

c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.
* Cấu thành tội phạm:
1) Chủ thể: người có hoạt động tín dụng trong các tổ chức tín dụng, đặc biệt là người có quyền
hạn và trách nhiệm trong hoạt động tín dụng.
2) Khách thể:
- Xâm phạm quan hệ tài sản
3) Mặt chủ quan:
- Lỗi: cố ý
4) Mặt khách quan:
- Hành vi khách quan:
+ Cho vay không có bảo đảm theo quy định của pháp luật: hiện tại Nghị định
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi là 2 văn bản có
giá trị cao nhất về giao dịch bảo đảm nhưng không quy định về cho vay không có bảo đảm bằng
tài sản. Do đó hình thức này được các TCTD ghi nhận khác nhau trong quy chế riêng của mình
và được Tòa án xét xử dựa trên quy chế nội bộ.
+ Cho vay quá giới hạn quy định của pháp luật: có 3 giới hạn cho vay là giới hạn cấp tín
dụng (điều 128 Luật Các TCTD 2010); giới hạn của Phòng giao dịch không được quyết định
cấp tín dụng quá 02 tỷ (Khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2013/TT-NHNN); giới hạn cho vay trên
giá trị tài sản bảo đảm theo quy chế riêng của ngân hàng.
+ Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng
4) Mặt khách quan:
Hậu quả: là thành phần bắt buộc cấu thành tội phạm


Phải là hậu quả nghiêm trọng gây thất thoát tiền của tổ chức tín dụng và không thu hồi được
(nếu xét theo thiệt hại thực tế thì là mức 50 đến dưới 500 triệu 02/2001/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BCA-BTP)

Mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và hậu quả là mối quan hệ thống nhất.
* Hình phạt:
- Khung cơ bản: phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm
đến bảy năm
- Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù năm năm đến mười hai năm khi gây hậu quả rất nghiêm
trọng
- Khung tăng nặng thứ hai: phạt từ từ mười năm đến mười hai năm khi gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng
- Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến
hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm
2. Điều 165. Tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu
đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng
khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác,
thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
* Xét cấu thành tội phạm:
1) Chủ thể: người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý kinh tế
2) Khách thể: xâm phạm chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước
3) Mặt chủ quan

- Hành vi vi phạm thực hiện với lỗi cố ý; động cơ phạm tội là vụ lợi (mưu cầu lợi ích vật chất)
hoặc động cơ cá nhân khác (củng cố địa vị, uy tín hoặc quyền lực cá nhân…)
4) Mặt khách quan


- Hành vi khách quan: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm
trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm và có điều kiện để làm hoặc làm
nhưng không đầy đủ hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ. Hành vi làm trái
của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước,
của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
- Hậu quả: mang tính bắt buộc trong cấu thành tội phạm
gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên. Hoặc dưới 100 triệu đồng phải thoả
mãn đồng thời 2 điều kiện:
=> Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
=> Gây hậu quả nghiêm trọng khác như: làm hư hỏng cán bộ, lũng đoạn tổ chức, ảnh hưởng đến
việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, công nhân bị thất nghiệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống của cán bộ, công nhân của cơ quan, công ty.
3. Điều 281 - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái
công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười
năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị
phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
* Xét cấu thành tội phạm:

- Hành vi vi phạm thực hiện với lỗi cố ý; động cơ phạm tội là vụ lợi (mưu cầu lợi ích vật chất)
hoặc động cơ cá nhân khác (củng cố địa vị, uy tín hoặc quyền lực cá nhân…)
- Hành vi khách quan: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm
trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm và có điều kiện để làm hoặc làm
nhưng không đầy đủ hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ. Hành vi làm trái


của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước,
của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
* Xét khung hình phạt:
- Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm
năm.
- Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ năm năm đến mười năm, áp dụng trong trường hợp
phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2.
- Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm áp dụng trong trường hợp
phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
- Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm, chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị
phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
- Trong trường hợp, nếu bạn có hành vi phạm tội Giám đốc của bạn biết và để mặc cho hành vi
vi phạm xảy ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hay có những hành vi nào khác thì tùy thuộc
vào mức độ nghiêm trọng mà giám đốc bạn cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao
che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Thông tin chi tiết
I. Ông Hà Văn Thắm:
- Ông Hà Văn Thắm (sinh ngày 11/11/1972 tại Bắc Giang), ông là người sáng lập và là Chủ tịch
của Tập đoàn Đại dương (Ocean Group), chủ tịch của Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank);
Chủ tịch Khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH)…
- Ông Thắm từng tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học

Comlombia Common Wealth – Mỹ và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại Học
Công nghệ Paramount – Mỹ.
- Trong hoạt động kinh doanh trước khi bị bắt, ông này từng đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt
Nam tiêu biểu” và “Cúp Thánh Gióng” năm 2009, nhận bằng khen và cúp “Vì sự nghiệp Văn
hóa Doanh nhân Việt Nam” năm 2008 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng,
là 1 trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh “Giải thưởng Sao Đỏ 2011″.
Năm 2012, ông Thắm đứng thứ tám trong số những người giàu nhất thị trường chứng khoán
Việt Nam, với lượng cổ phiếu trị giá 1.800 tỷ đồng. Đầu năm 2014, một tạp chí của nước ngoài
ước tính tổng tài sản của ông Thắm trên 1 tỷ USD và được cho là người giàu có thứ hai tại Việt
Nam.
II. Ông Nguyễn Văn Hoàn:


Nguyễn Văn Hoàn (37 tuổi - HKTT tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội), Phó Tổng
giám đốc, thành viên Hội đồng tín dụng Ocean Bank
III. Bà Nguyễn Minh Thu:
- Bà Nguyễn Minh Thu sinh năm 1973, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội, là Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh.
- Trong suốt quá trình làm việc, bà đã trải qua nhiều khóa học chuyên sâu về kế toán trưởng tại
Hội KH Kinh tế, các khóa học đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tài chính ngân hàng khác của các
tổ chức như Crown Agents, ngân hàng Wachovia (Mỹ).
- Năm 2008, bà Thu tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh tế Trung tâm Pháp Việt đào tạo quản lý,
chuyên sâu tài chính ngân hàng.
- Trước khi làm việc tại Ocean Bank, bà Thu trải qua các chức vụ Chuyên viên, Trưởng phòng
Quản lý dòng tiền – Công ty Tài chính Dầu khí PVFC.
- Thời gian làm việc tại đây, bà có nhận được nhiều bằng khen do Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam cũng như Công ty Tài chính Dầu khí trao tặng.
- Từ năm 2007, bà tham gia hoạt động của Ocean Bank và trải qua nhiều cương vị khác nhau.
- Trong khoảng 1 năm đầu gia nhập Ocean Bank, bà Thu đảm nhiệm vai trò là Phó Giám đốc
Ocean Bank chi nhánh Hà Nội.

- Từ tháng 11/2008, bà chuyển sang vị trí Phó Tổng Giám đốc Ocean Bank. Sau đó, sang tháng
1/2011, nấc thang danh vọng của bà tiến xa thêm khi bà đứng trên cương vị Tổng Giám đốc,
Thành viên HĐQT Ocean Bank.
- Bà giữ chức vụ Tổng Giám đốc này cho đến tháng 10/2014. Ngay sau khi ông Hà Văn Thắm,
CTHĐQT Ocean Bank bị bắt, miễn nhiệm chức vụ thì chiều 24/10/2014, bà Nguyễn Minh Thu
được bầu làm Chủ tịch HĐQT Ocean Bank.
- Ngay thời điểm ông Hà Văn Thắm bị bắt và bà Thu được bầu ngồi ghế chủ tịch HĐQT, khi
chia sẻ với báo chí, một lãnh đạo cấp cao trong giới ngân hàng cho biết rất tin tưởng và kỳ vọng
vào nữ doanh nhân 42 tuổi này bởi trình độ chuyên môn và sự nhiệt huyết.
- Thế nhưng, với lệnh bắt tạm giam này của Bộ Công an về hành vi Cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, thì những bằng khen, những nỗ lực
trước đây của bà dường như “đổ xuống sông, xuống bể”.
- Con đường thăng tiến của tân Chủ tịch OceanBank được xem là khá ấn tượng và "thần tốc":
+ Từ năm 1994 đến 1995: cán bộ Viện nghiên cứu sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn.
+ Từ năm 1995 - 1996: Cán bộ Văn phòng tư vấn UCE.
+ 4 năm sau đó (từ 1998 - 2002), bà Thu lần lượt làm việc tại Ngân hàng Singer &
Friendlander và công ty Bristol & Myers Squibb VN.
+ Từ năm 2000 - 2007: trải qua các chức vụ Chuyên viên, Trưởng phòng Quản lý dòng
tiền - công ty tài chính Dầu khí PVFC.
+ 11/2007 - 11/2008: Phó Giám đốc Oceanbank - CN Hà Nội
+ 11/2008 - 12/2010: Phó Tổng giám đốc Oceanbank


+ 1/2011 - 10/2014: Tổng giám đốc/ Thành viên HĐQT Oceanbank
+ 10/2014 - 12/2014: Chủ tịch HĐQT Oceanbank.
IV. Ông Nguyễn Xuân Sơn:
- Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh ngày 20/11/1962 tại xã Đức La, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh,
từng tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân chuyên ngành vật giá, sau đó còn hoàn thành
chương trình tại Trường đào tạo cán bộ dầu khí.

- Năm 1984, ông Sơn được điều động về làm cán bộ Vụ Tài chính kế toán Tổng cục Dầu khí
Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN). Trong thời gian này, do yêu
cầu phục vụ công tác, đơn vị đã cử ông tiếp tục theo học và tốt nghiệp trường Đại học Nam
Carolina, Hoa Kỳ chuyên ngành quản trị kinh doanh trên đại học.
- Do quá trình công tác có nhiều thành tích tốt, lại được trang bị nguồn kiến thức khá phong phú
nên đến năm 2003, ông được lãnh đạo PVN bổ nhiệm vào chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty
Tài chính Dầu khí (PVFC) và đến tháng 10/2006, ông tiếp tục được cất nhắc lên vị trí Tổng
giám đốc PVFC. Tháng 12/2008, khi PVN đầu tư vốn vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại
Dương (Ocean Bank) thì ông Sơn được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng này.
- Đến năm 2010, ông Sơn thôi giữ chức Tổng giám đốc Ocean Bank, trao lại cho bà Nguyễn
Minh Thu (bà này đã bị bắt hồi tháng 1/2015 với tội danh cố ý làm trái các quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng) trở về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực tài chính kế toán và kế hoạch
chiến lược, đến tháng 7/2014 được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn
này cho đến khi bị bắt.



×