Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC GIẢI PHÁP Y TẾ PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT NAM NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.56 KB, 27 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

-------------******------------

CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC GIẢI PHÁP Y TẾ
PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT
NAM NĂM 2012

Sinh viên: Đoàn Quang Diện
Tổ 1, Lớp YHDPK6B

Thái Bình – 2012


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

-------------******------------

CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC GIẢI PHÁP Y TẾ
PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS NĂM 2012

Sinh viên: Đoàn Quang Diện
Tổ 1, Lớp YHDPK6B

Thái Bình – 2012


2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
BCS

Bao cao su

TCMT

Tiêm chích ma túy

GMD

Gái mại dâm

XN

Xét nghiệm

BKT

Bơm kim tiêm

QHTD

Quan hệ tình dục

BLTQDTD


Bệnh lây truyền qua đường tình dục

GĐLS

Giai đoạn lâm sàng

LTMC

Lây truyền HIV từ mẹ sang con

NTCH

Nhiễm trùng cơ hội

Tiếng Anh:
AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome: Hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải

HIV

(Human immuno deficiecy virus): virus gây suy giảm
miễn dịch ở người

UNAIDS

United Nations Programme on HIV/AIDS


WHO

World Health Organization

3


MỤC LỤC

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng,
sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn
cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã
hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Mặc dù thế giới đã có rất nhiều
cố gắng trong hoạt động can thiệp nhằm hạn chế lây nhiễm HIV mới và làm giảm
số người chết do HIV/AIDS, tuy nhiên các bệnh liên quan đến AIDS đang trở
thành nguyên nhân tử vong hàng đầu và số người nhiễm HIV hàng năm vẫn tăng
cao. Theo cơ quan UNAIDS của Liên Hợp Quốc công bố một bản báo cáo về
tình hình lây nhiễm bệnh HIV/AIDS, khẳng định số người nhiễm HIV trên thế
giới là đáng báo động khi có hơn 38,6 triệu người đang mắc căn bệnh này, [1].
Việt Nam nằm trong vùng trọng điểm dịch, nhiễm HIV/AIDS đang ngày
càng gia tăng và có chiều hướng lan rộng trong cộng đồng, ngày càng có nhiều
người tử vong vì AIDS, tính đến hết ngày 30 tháng 6/2012, số trường hợp nhiễm
HIV hiện còn sống là 204.019 người, số bệnh nhân AIDS hiện tại là 58.569
người, số người nhiễm HIV đã tử vong do AIDS là 61.856 trường hợp. Từ năm
2000 đến nay số người nhiễm HIV phát hiện mới hàng năm trung bình khoảng
trên 12.000 ca. HIV/AIDS đã lan rộng ra khắp các tỉnh, thành phố, các quận

huyện và xã phường, tính đến 30/06/2012, toàn quốc đã phát hiện người
nhiễm HIV tại 78% xã/phường , gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố,
[2].

5


Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào
năm 1990, qua hơn 20 năm, có thể khẳng định rằng công tác phòng, chống
HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với việc mở
rộng độ bao phủ từ công tác dự phòng tới công tác chăm sóc và điều trị bệnh
nhân HIV/AIDS, về cơ bản Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại
dịch, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%, [3]. Bên cạnh
những thành công đáng kể trong thời gian qua, công tác phòng chống AIDS tại
Việt Nam vẫn đang đối mặt với những diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Mặc dù đã có những dấu hiệu chững lại, những ca nhiễm HIV mới vẫn tiếp tục
xuất hiện trong những nhóm quần thể có nguy cơ cao như người nghiện chích ma
túy, phụ nữ bán dâm và khách hàng của họ, nam quan hệ tình dục đồng giới. Đặc
biệt, lây truyền HIV do lây truyền qua đường tình dục sẽ là nguyên nhân chính
làm lây truyền HIV ở Việt Nam trong những năm tiếp theo và khả năng khống
chế lây nhiễm HIV qua đường tình dục sẽ khó khăn hơn nhiều lần so với khống
chế lây truyền qua đường tiêm chích qua nhóm nghiện chích ma túy như những
năm trước đây. Một số ban ngành địa phương vẫn chưa nhận thức được đầy đủ
tác hại của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế xã hội, việc tổ chức thực
hiện và kiểm tra giám sát phòng chống HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng
mức.
Để góp phần cho công tác phòng chống HIV/AIDS, em thực hiện chủ đề:
“ Cở sở khoa học và các giải pháp y tế phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS ở Việt Nam năm 1012”, với 2 mục tiêu:
1.


Mô tả các cơ sở lý luận khoa học trong phòng chống HIV/AIDS

đang được sử dụng tại Việt Nam trong năm 2012.
2.

Các giải pháp y tế phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt

Nam.

6


CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
1. Virus HIV
HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Tên đầy đủ của HIV viết
bằng tiếng Anh là Human Immunodeficiency Virus. Suy giảm miễn dịch có
nghĩa là giảm sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc vi
rút tấn công.
AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome): Hội chứng Suy giảm
Miễn dịch Mắc phải, còn gọi là SIDA theo cách viết tắt từ Syndrome
d'Immuno Déficience Acquise của tiếng Pháp) là một hội chứng của nhiều
bệnh nhiễm trùng (lao, viêm phổi, nấm), mà người nhiễm HIV gặp phải do hệ
miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề. Các bệnh này
được gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội. AIDS được coi là giai đoạn cuối của
quá trình nhiễm HIV.
AIDS không phải là một hội chứng bẩm sinh, mà là mắc phải do có các
hành vi nguy cơ như dùng chung BKT hoặc quan hệ tình dục không dùng
BCS với người nhiễm HIV/AIDS.
2. Đặc điểm virus học

HIV thuộc họ Retro virus, là một ARN virus có men sao mã ngược nên
có thể tổng hợp thành provirus được coi như gien của tế bào bị nhiễm, truyền
sang thế hệ sau khi có phân bào. Do đó, người đã bị nhiễm HIV sẽ mang
virut suốt đời. Virus HIV phát triển rất chậm trong cơ thể người : từ vài năm
đến 12 năm.. Do đó, khi có một bệnh nhân AIDS thì thực tế đã có hàng trăm
người nhiễm HIV. Đây được gọi là hiện tượng tảng băng nổi. Virus HIV tấn
công chủ yếu vào tế bào lymphô của hệ thống miễn dịch nên làm suy giảm
chức năng miễn dịch của các tế bào này. Virus HIV có tính biến dị rất lớn,
luôn luôn có sự thay đổi hình dạng kháng nguyên, do đó rất khó tìm được vắc
xin đặc hiệu. Virus HIV bị tiêu diệt ở nhiệt độ sôi trong 20 phút, có thể sống
trong xác chết 24 giờ, trên giọt máu khô từ 2 đến 7 ngày, nhiệt độ dưới O 0C,
sự khô ráo, tia cực tím, tia Gamma, tia X không giết được HIV.

7


3. Các phương thức lây truyền HIV/AIDS
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất
của HIV. Không có ổ nhiễm trùng tự nhiên ở động vật. Tất cả mọi người đều
có khả năng cảm nhiễm HIV.
HIV được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước
mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể. Mặc dù có sự phân bố
HIV như vậy trong cơ thể nhưng nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng
chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trò quan trọng trong việc
làm lây truyền HIV. Do đó chỉ có 3 phương thức lây truyền HIV, [4], [5]
3.1. Lây truyền qua đường máu
HIV lây truyền qua máu hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV.
Nguy cơ lây truyền HIV qua đường máu có tỷ lệ rất cao, trên 90%. HIV cũng
có thể truyền qua việc sử dụng bơm kim tiêm (BKT) bị nhiễm HIV mà
không được tiệt trùng cẩn thận, đặc biệt ở những người TCMT. Việc sử dụng

các dụng cụ tiêm chích và làm các thủ thuật, phẫu thuật trong y tế mà không
được tiệt trùng cẩn thận cũng có khả năng làm lan truyền HIV. HIV có thể lây
truyền qua cấy truyền cơ quan, tổ chức và cho tinh dịch. Do đó cần thiết xét
nghiệm máu của những người cho trước khi cấy truyền. Nguy cơ lây truyền
HIV cho nhân viên y tế thấp, dưới 0,3% [6].
3.2. Lây truyền qua đường tình dục
HIV lây truyền qua giao hợp với người nhiễm HIV. Sự lây truyền xảy
ra qua giao hợp âm đạo - dương vật từ nam sang nữ hay từ nữ sang nam. HIV
cũng có thể lây qua đường dương vật - hậu môn ở những người tình dục đồng
giới nam hay tình dục lưỡng giới. Những vết xước nhỏ trên bề mặt của lớp
niêm mạc âm đạo, hậu môn hay dương vật có thể xảy ra trong lúc giao hợp sẽ
là đường vào của virus HIV. Người nào nhận tinh dịch trong giao hợp thì có
nguy cơ nhiễm HIV nhiều hơn. Càng QHTD với nhiều nguời thì nguy cơ
nhiễm HIV càng cao. Phương thức tình dục miệng - bộ phận sinh dục có
truyền HIV và hôn sâu có thể làm lây nhiễm HIV nếu ở miệng có vết loét.

8


Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo HIV lây truyền từ người này sang
người khác dễ dàng hơn nếu như một trong hai người hoặc cả hai bị mắc các
bệnh STIs đặc biệt là: giang mai, hạ cam, herpes sinh dục, nhiễm chlamydia,
lậu và trùng roi. Các nhiễm trùng này làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ 2 9 lần khi bị phơi nhiễm. Nhiễm HIV có thể thay đổi chẩn đoán và lịch sử tự
nhiên của BLTQĐTD. Điều trị BLTQĐTD sẽ kém hiệu quả ở bệnh nhân
nhiễm HIV. BLTQĐTD có thể làm tăng quá trình diễn tiến thành AIDS.
3.3. Lây truyền từ mẹ sang con
Sự lây truyền có thể xảy ra trong lúc mang thai chiếm tỷ lệ 5%,
trong khi đẻ là 15% và khi cho con bú sữa là 10%. Những yếu tố làm tăng
nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con là:
- Phụ nữ có thai mắc bệnh có liên quan với HIV có nguy cơ làm lây

sang con cao hơn phụ nữ có thai nhiễm HIV không triệu chứng.
- Trẻ đẻ non trên 18 tuần có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ cao hơn.
- Phụ nữ có thai nhiễm HIV khi mang thai có nguy cơ truyền chi con
cao hơn.
- HIV có thể dễ dàng qua bánh rau khi phụ nữ bị nhiễm HIV.

9


Bảng 1. Nguy cơ lây nhiễm HIV theo hình thức phơi nhiễm và phân bố
trên toàn cầu [7].
Hình thức phơi nhiễm

Truyền máu
Từ mẹ sang con

Tỷ lệ truyền bệnh mỗi lần

Tỷ

phơi nhiễm

trùng

lệ

nhiễm

toàn cầu
>90%

5-10%
25 - 40% ở nước kém phát 2-3%
triển
15 - 25% ở nước phát triển

QHTD xâm nhập không

hơn
0,1-1%

70-80%

bảo vệ
TCMT
Kim đâm và những phơi

< 1%
< 0,5%

5-10%
0,01%

Hiếm

Không đáng kể

nhiễm do tiếp xúc y tế
khác
Người nhà tiếp xúc phơi


nhiễm với máu
4. Các yếu tố nguy cơ
4.1. Các hành vi nguy cơ làm tăng lây truyền HIV/AIDS
Xếp theo thứ tự nguy cơ lây truyền giảm dần như sau:
- Nhận máu bị nhiễm HIV.
- Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV.
- Sinh hoạt tình dục theo đường hậu môn với bạn tình bị nhiễm HIV.
- Sinh hoạt tình dục theo âm đạo với bạn tình bị nhiễm HIV.
- Sinh hoạt tình dục theo đường miệng - bộ phận sinh dục với bạn
tình bị
nhiễm HIV.
- Dùng chung (BKT) với người bị nhiễm HIV.
- Tiếp xúc với các vật phẩm bị nhiễm HIV ở nhân viên y tế [8].

10


4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền HIV
Gồm 4 nhóm chính:
- Các yếu tố sinh học như mắc các BLTQĐTD, hẹp bao quy
đầu và giai đoạn của quá trình nhiễm HIV, những người nhiễm HIV giai
đoạn cấp tính, giai đoạn hội chứng liên quan tới AIDS.
- Các yếu tố hành vi như vai trò của nam và nữ đặc biệt trong
QHTD, sự chấp nhận của xã hội về lối sống có nhiều bạn tình, phương
thức sinh hoạt tình dục hay các phong tục xăm, xâu lỗ tai.
- Các yếu tố về dân số học như lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm HIV cao là 15
- 45 tuổi, sự phát triển của đô thị hóa, hệ thống xe tải đường dài vận
chuyển hàng hóa.
- Các yếu tố về kinh tế, chính trị như thái độ của xã hội đối với
nhóm có hành vi nguy cơ cao, thái độ đối với giáo dục tình dục, thái độ đối

với luật pháp của các nhóm hành vi nguy cơ cao, sự chấp nhận của xã hội
đối với phương pháp
xét nghiệm HIV, giấu tên vô danh và tình trạng của người phụ nữ trong xã
hội.
5. Các giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV
Quá trình nhiễm HIV sẽ chuyển qua 3 giai đoạn sau:
- Nhiễm trùng cấp tính: Giai đoạn này người nhiễm HIV có thể không có
bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng nào. Tuy nhiên một số người có thể có
một số biểu hiện như sốt, mệt mõi, nổi mẩn đỏ ở da ... từ vài tuần đến 2, 3
tháng sau khi nhiễm HIV. Đây là lúc cơ thể sản xuất ra kháng thể mà
người ta có thể phát hiện được bằng xét nghiệm.
- Nhiễm trùng không triệu chứng: Những người nhiễm HIV sẽ trải qua một
thời kỳ không có bất cứ triệu chứng nào có liên quan đến nhiễm HIV. Thời
kỳ này có thể kéo dài và thay đổi trung bình từ 05 cho đến 10 năm. Nhiễm
trùng do các tác nhân khác sẽ làm tăng qua trình phát triển bệnh.
- Giai đoạn có biểu hiện bệnh lâm sàng đủ để chuẩn đoán AIDS bao
gồm các dấu hiệu, triệu chứng của nhiễm trùng cơ hội và ung thư đe
dọa đến tính mạng. Theo Quyết định số 3003/QĐ - BYT ngày

11


19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành: “Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị HIV/AIDS” thì giai đoạn này có một số triệu chứng như
sau:
+ Mệt mỏi kéo dài nhiều tuần mà không có nguyên nhân rõ ràng.
+ Sút cân hơn 10% trọng lượng cơ thể sau 2 tháng.
+ Sốt kéo dài hơn một tháng mà không giải thích được, kèm theo
rét run, ớn lạnh và mồ hôi về đêm.
+ Ỉa chảy kéo dài hơn một tháng.

+ Ho dai dẳng kéo dài hơn một tháng.
+ Viêm da ngứa toàn thân.
+ Những vết đỏ, bầm tím trên da và niêm mạc miệng, mũi, trực
tràng...
+ Sưng hạch, đặc biệt là ở cổ và nách không có nguyên nhân rõ
ràng và kéo dài hơn 2 tuần.
+ Những đốm trắng hay những vết bất thường ở miệng.
+ Những dấu hiệu trên xảy ra mà không có nguyên nhân của sự
suy giảm miễn dịch như ung thư, suy dinh dưỡng hoặc các nguyên nhân
khác.
Trong 3 giai đoạn trên thì giai đoạn nhiễm HIV không có triệu
chứng là rất phổ biến. Những người nhiễm HIV không có triệu chứng
chiếm một tỷ lệ rất cao, gấp hàng trăm lần số bệnh nhân AIDS mà
chúng ta không thể kiểm soát được họ. Họ vẫn sống và sinh hoạt bình
thường và có thể làm lây truyền HIV sang cho người khác. Nhiễm HIV
là nhiễm suốt đời cho đến khi phát triển thành bệnh AIDS [9], [10],
[11].

12


6. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS
6.1. Những đặc điểm riêng của đại dịch HIV/AIDS
- Hiện tượng tảng băng nổi: Khi có một bệnh nhân AIDS thì thực tế là
có hàng trăm người nhiễm HIV không triệu chứng trong cộng đồng.
Đây chính là hiện tượng “Tảng băng nổi”, phần rất nhỏ nổi trên mặt
nước là số bệnh nhân AIDS, còn phần nặng rất lớn chìm dưới nước là số
người nhiễm HIV không triệu chứng và những bệnh nhân ở giai đoạn
xuất hiện liên quan đến AIDS
- Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời: Khi HIV xâm nhập vào cơ thể nó sẽ

tồn tại suốt đời trong cơ thể người bị nhiễm và làm lây lan cho người
khác trong quần thể.
- Những hình thái dịch tễ học: WHO và chương trình toàn cầu phòng
chống AIDS đã mô tả các hình thái dịch tễ học của AIDS dựa trên 2 yếu
tố: thời gian HIV xuất hiện và bắt đầu lan tràn ra các quần thể dân cư, sẽ
có 4 hình thái:
+ Hình thái I: Xảy ra ở các nước công nghiệp phát triển ở Bắc Mỹ, Úc,
Tây Âu. Dịch HIV/AIDS bắt đầu xuất hiện từ những năm cuối thập kỷ
70 và bắt đầu những năm 80, từ đó lan rộng ra. Lây chủ yếu qua đường
tình dục đồng tính và tiêm chích ma túy.
+ Hình thái I/II: Ở vùng Caribe và Mỹ La tinh. Sự lan truyền HIV bắt
đầu cũng từ cuối những năm 70 đầu những năm 80. Sự lây nhiễm HIV
qua tình dục đồng tính và lưỡng giới, qua tiêm chích ma túy, đa số ở các
thành phố lớn(hình thái I). Gần đây, lây qua đường tình dục khác
giới(hình thái II) tăng lên và trở thành phương thức khá chủ yếu, nên
WHO xếp các nước thuộc khu vực này vào hình thái I/II.
+ Hình thái II: ở vùng cận sa mạc Sahara- Châu Phi. Mặc dù có một số
bằng chứng cho rằng HIV đã tồn tại ở châu Phi từ vài chục năm trước
đây, nhưng sự lan tràn rộng rãi HIV ở cận sa mạc Sahara mới bắt đầu từ
những năm cuối thập kỷ 70. Phương thức lây truyền HIV chủ yếu qua
đường tình dục khác giới. Tỷ lệ lây truyền qua đường máu tương đối
thấp(dưới 10%).

13


+ Hình thái III: Bao gồm những khu vực còn lại: Nam và Đông Nam Á,
Đông Á và Thái Bình Dương, Đông Âu và Trung Á, Bắc Phi và Trung
Đông. HIV mới chỉ xuất hiện và bắt đầu lan rộng ra từ giữa thập kỷ 80
hoặc muộn hơn nhưng tốc độ phát triển rất nhanh.[12]

6.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Trong 30 năm kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS đầu
tiên được biết đến tại Hoa Kỳ, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới,
trên toàn cầu hiện nay có khoảng 33 triệu người sống chung với
HIV/AIDS, và trung bình mỗi ngày, có gần 7.500 ca bị nhiễm mới.
Theo báo cáo này, Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất trên
thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3
triệu người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực
có tốc độ lây nhiễm khủng khiếp nhất thế giới. Quốc gia bị ảnh hưởng
nhất là nước Swaziland bé nhỏ nơi một phần ba người lớn bị nhiễm vi
rút HIV. Tuy nhiên Kenya và Zimbabwe được báo cáo là con số nhiễm
HIV tại đây đã có giảm bớt. Nam Phi vẫn là nước có số người nhiễm
HIV cao nhất tại Châu Phi: 5,5 triệu người lớn mang virus HIV. Ấn Độ
đã vượt qua Nam Phi để trở thành quốc gia có nhiều người sống chung
với HIV nhất thế giới. Số ca có HIV ở quốc gia đông dân thứ nhì hành
tinh hiện chiếm 2/3 tổng số ca nhiễm loại virus chết người này trên toàn
Châu Á.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại dịch HIV/AIDS vẫn
tiếp tục gia tăng và tàn phá nặng nề. Theo dự báo mỗi năm sẽ có thêm
khoảng 500.000 trường hợp mới nhiễm HIV nếu các quốc gia không
tăng cường các hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan của loại vi rút
này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng HIV/AIDS tại khu vực:
Nạn đói nghèo trình độ dân trí thấp, di dân tự do, sự gia tăng tệ nạn xã
hội làm HIV tăng cao [13].

14


6.3. Tình hình nhiễm HIV ở Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 30/T6 năm 2012 ở Việt

Nam:
Tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống 204.019
Tổng số bệnh nhân AIDS hiện còn sống 58.569
Tổng số người nhiễm HIV đã tử vong 61.856
Danh sách 10 tỉnh có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất cả nước.
STT Tỉnh/TP

HIV còn sống

1

TP.Hồ Chí Minh

49.429

2

Hà Nội

19.701

3

Hải Phòng

6.890

4

Thái Nguyên


6.593

5

Sơn La

6.294

6

Nghệ An

5.182

7

Đồng Nai

5.139

8

Điện Biên

5.024

9

Thanh Hóa


4.908

10

An Giang

4.761

- Phân bố người nhiễm HIV theo giới tính: tỷ lệ người nhiễm HIV
là nữ giới có xu hướng tăng nhanh, tính từ năm 2005 đến nay, tỷ lệ
người nhiễm HIV là nữ giới đã tăng 12,3%.
- Về địa bàn phân bố dịch: tính đến 30/06/2012, toàn quốc đã
phát hiện người nhiễm HIV tại 78% xã/phường (tăng 1% so với cuối
năm 2011), gần 98% quận/huyện (không thay đổi so với năm 2011) và
63/63 tỉnh/thành phố.
- Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm tuổi: cho thấy tỷ lệ người
nhiễm HIV ở nhóm 30-39 tuổi phát hiện hằng năm có xu hướng tăng từ
31,9% năm 2005 lên 45,4% trong 6 tháng đầu năm 2012, hình thái dịch
HIV/AIDS đang có xu hướng “già hóa” trong số người nhiễm HIV được
phát hiện, nguy cơ các trường hợp nhiễm mới HIV đã có sự chuyển dịch

15


từ nhóm tuổi từ 20-29 tuổi sang nhóm tuổi 30-40, đúng với hình thái lây
truyền qua đường tình dục có xu hướng tăng.
- Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền: trong số
người nhiễm HIV được báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2012 cho
thấy: lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm

45%), tỷ lệ này tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2011, tiếp đến là tỷ lệ
người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm 42% giảm khoảng
4,5% so với cùng kỳ năm 2011, tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ
sang con chiếm 2,4%, có 10,6% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường
lây truyền. Báo cáo số liệu 6 tháng đầu năm 2012 ghi nhận đây là lần
đầu tiên các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện lây truyền qua đường
tình dục nhiều hơn lây truyền qua đường máu. Tỷ lệ người nhiễm HIV
chủ yếu là người nghiện chích ma tuý chiếm 37,3%. Trong 4 năm trở
lại đây tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tình dục khác giới tăng nhanh từ
8% năm 2007 thì đến hết năm 2011 tỷ lệ này đã là 24,2% và trong 6
tháng đầu năm 2012 tỷ lệ này đạt 24,4%.
7. Ảnh hưởng của HIV/AIDS đến cá nhân và xã hội
Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của người nhiễm HIV/AIDS là cực kì to
lớn và không thể lường trước được.
- Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao
động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước.
Chi phí cho công tác phòng chống AIDS là rất tốn kém.
- Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng
phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình người nhiễm HIV/AIDS trở
nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn
định trong cuộc sống.
- Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống Y tế: Hệ thống y tế bị quá tải, phát
sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị
không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị

16


nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí điều trị lớn nhưng không đạt hiệu

quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
- HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỉ lệ chết sơ sinh, tỉ lệ chết
mẹ… làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.
Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến xã hội, chính trị, kinh tế.
[14]
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM
HIV/AIDS
1. Tăng cường các biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông
phòng, chống HIV/AIDS trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
- Tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông nâng cao kiến
thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng động dân cư nói chung, đặc
biệt tăng cường hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho các nhóm
người dễ bị cảm nhiễm HIV, những người dễ bị tổn thương và thanh
thiếu niên.
- Tận dụng và phối hợp các kênh truyền thông, các loại hình truyền
thông để chuyển tải các kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS cho mọi
người, đặc biệt là cho những người thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên;
- Đa dạng hoá và làm phong phú các hình thức truyền thông, như:
thành lập các câu lạc bộ; tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hoá
văn nghệ, biểu diễn các tiểu phẩm, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các
ca khúc; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục; tổ chức các cuộc toạ
đàm về phòng, chống HIV/AIDS v.v...trong các cơ quan, đơn vị, cộng
đồng, trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ tuyên truyền viên phòng
chống HIV/AIDS dựa trên đội ngũ y tế thôn bản, cộng tác viên dân số
và các cán bộ, các vị chức sắc ở cơ sở.
- Triển khai và nâng cao chất lượng hiệu quả chương trình đào tạo về
dự phòng lây nhiễm HIV trong các nhà trường.

17



- Sử dụng các hình thức tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể,
chú trọng truyền thông trực tiếp, truyền thông theo nhóm nhỏ, giáo dục
đồng đẳng.
- Tăng cường công tác giáo dục dự phòng lây nhiễm HIV cho thanh
thiếu niên dựa vào cộng đồng, gia đình và hệ thống giáo dục.
2. Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ can thiệp giảm tác
hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho nhóm người dễ bị cảm nhiễm
HIV
- Mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng chương trình can thiệp
giảm thiểu tác hại bao gồm chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch và
chương trình phân phát và tiếp thị xã hội bao cao su, chương trình điều
trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, đặc biệt ưu tiên đối
với các địa bàn có nhiều người nghiện chích ma túy, mại dâm và tỷ lệ
nhiễm HIV/AIDS cao. Các biện pháp triển khai phải phù hợp với đặc
điểm kinh tế, xã hội và đặc thù văn hóa của địa phương và có các biện
pháp hạn chế tối đa mặt trái nảy sinh.
- Tập trung các can thiệp vào nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, nhóm
có hành vi nguy cơ cao trong đó chú trọng nhóm nghiện chích ma túy,
phụ nữ bán dâm, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nhóm dân di
biến động và thanh thiếu niên.
- Đầu tư mở rộng Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện.
3. Tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ chẩn đoán, điều trị
các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
- Tiếp tục tăng cường đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ
chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại
cộng đồng góp phần làm hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình
dục.

- Tăng cường hoạt động khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền
qua đường tình dục cho các nhóm người nghiện chích ma túy, phụ nữ

18


bán dâm, người quan hệ tình dục đồng giới nam, những người dễ bị tổn
thương như vợ hoặc chồng của người nghiện chích ma túy.
- Đa dạng các dịch vụ khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua
đường tình dục như lồng ghép khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây
truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên
các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, cho công nhân tại các khu công
nghiệp…
- Đẩy mạnh các hoạt động khám điều trị các nhiễm trung lây truyền qua
đường tình dục trong các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã
hội, trong trại giam, trại tạm giam.
4. Tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn HIV/AIDS và
dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
- Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ tư vấn HIV/AIDS và
dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. Triển khai đa dạng các hình
thức dịch vụ tư vấn, xét nghiệm bảo đảm tính dễ tiếp cận, thân thiện
ghóp phần giúp phát hiện sớm người nhiễm HIV và giới thiệu người
nhiễm HIV tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện.
- Mở rộng và triển khai đa dạng các dịch vụ tư vấn HIV/AIDS như tư
vấn qua tổng đài điện thoại, tư vấn thông qua các trang thông tin điện tử
trên mạng internet, tư vấn qua đài truyền thanh và truyền hình, tư vấn
HIV/AIDS thông qua tạp chí, báo, tư vấn thông qua các câu lạc bộ, các
nhóm của người nhiễm HIV/AIDS, các nhóm người dễ bị cảm nhiễm
HIV…
- Đa dạng hóa các mô hình triển khai dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự

nguyện như cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm trong các cơ sở y tế,
mô hình tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại cộng đồng, mô hình tư vấn xét
nghiệm tự nguyện lưu động.
- Triển khai đa dạng hình thức tư vấn, xét nghiệm HIV tư nguyện như
tư vấn theo nhóm, tư vấn cặp, tư vấn cá nhân.
- Tăng cường phối hợp các hoạt động phân phát bao cao su, trao đổi
bơm kim tiêm, các loại câu lạc bộ giới thiệu những người có nguy cơ bị

19


lây nhiễm HIV đến với dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện để phát
hiện sớm người nhiễm HIV.
- Tăng cường các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV trong các trung tâm
chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, trong các trại giam và trại tạm
giam.
5. Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con.
- Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế ở cơ sở y tế các cấp để thực
hiện công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để đảm bảo thực
hiện tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.
- Cung cấp đủ trang thiết bị và thuốc cho các bệnh viện sản phụ khoa
tuyến trung ương, tuyến tỉnh và bệnh viện hoặc trung tâm y tế tuyến
huyện để có khả năng chẩn đoán HIV và điều trị dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con.
- Tăng cường các biện pháp dự phòng sớm để phòng tránh lây nhiễm
HIV từ mẹ sang con. Thực hiện chiến lược truyền thông phù hợp nhằm
tăng cường nhận thức của cộng đồng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con.

- Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV ở phụ nữ tuổi
sinh đẻ và phòng ngừa có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ nhiễm HIV.
- Khuyến khích hành vi tình dục an toàn, đặc biệt đối với phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ, vận động dùng và tạo điều kiện dễ tiếp cận với bao cao
su.
- Khuyến khích xét nghiệm HIV trước khi kết hôn, xét nghiệm sớm
trong thời gian mang thai để được tư vấn. Cung cấp đầy đủ các thông tin
về lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con và cách phòng tránh cho các
thai phụ.
- Thực hiện quản lý sớm thai nghén để phát hiện nguy cơ và điều trị
sớm các thai phụ nhiễm HIV.

20


- Phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình
dục cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản.
- Cung cấp xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai vào giai đoạn sớm
của thai kỳ theo các mô hình phù hợp với điều kiện địa lý, phong tục tập
quán của từng địa phương.
- Tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị bằng thuốc ARV
sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV.
- Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ sàng lọc lao trẻ em
nhiễm HIV, phát hiện sớm trẻ bị nhiễm HIV và điều trị dự phòng phơi
nhiễm HIV cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV.
- Tăng cường hệ thống chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV ở trẻ phơi
nhiễm với HIV dưới 18 tháng tuổi để đảm bảo trẻ sớm được chăm sóc
và điều trị một cách phù hợp.
- Tăng cường kết nối giữa hai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con và chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS trẻ em một

cách thích hợp thông qua hoạt động xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV
cho trẻ dưới 18 tháng tuổi
- Tăng cường và củng cố hệ thống xét nghiệm, đảm bảo cung cấp sinh
phẩm xét nghiệm chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV ở trẻ dưới 18
tháng tuổi
- Cung cấp sữa đến 6 tháng tuổi cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.
- Cung cấp đủ thuốc cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV để điều trị dự
phòng phơi nhiễm HIV.
- Thiết lập cơ chế chuyển tuyến, chuyển tiếp và liên kết hiệu quả giữa
các cơ sở sản khoa với cơ sở điều trị HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe bà
mẹ trẻ em với các cơ sở xã hội đảm bảo bà mẹ nhiễm HIV và con của
họ được hỗ trợ, theo dõi, chăm sóc và điều trị thích hợp
- Xây dựng phác đồ và ưu tiên sử dụng thuốc kháng vi rút có hiệu quả
cao cho dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

21


6. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm
HIV: Đẩy mạnh sản xuất các thuốc giá rẻ ở Việt Nam. Chương trình
bao cao su, bơm kim tiêm sạch, thuốc metadon thay thế.
- Triển khai đồng bộ chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại dự
phòng lây nhiễm HIV/AIDS (tập trung vào nhóm có hành vi nguy cơ
cao, nhóm dễ có khả năng bị lây nhiễm HIV).
- Tiến hành mạnh mẽ và rộng rãi các biện pháp an toàn như phát bao
cao su và kim tiêm sạch cho những người bị nhiễm bệnh. Coi đây là
những biện pháp xã hội cần thiết, cần được triển khai song hành với các
biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi của
người nhiễm HIV.
- Không nên khoanh vùng đối tượng can thiệp, liên tục tuyên truyền giáo dục, tránh việc bị hiểu nhầm là đang khuyến khích cho việc lây lan

ra cộng đồng.
- Không nên dùng những khẩu hiệu mạnh kiểu: "Đừng dùng kim tiêm
bẩn" mà phải là những khẩu hiệu có tính chất khuyến khích trách
nhiệm.
Hơn nữa, phải cung cấp thêm hiểu biết về HIV/AIDS và cách phòng
tránh lây nhiễm cho người bệnh. Ví dụ, với những người nghiện ma túy
đã bị lây nhiễm, không thể ngăn cản họ thôi dùng Heroin. Thực sự là vô
ích! Mà nên đưa cho họ địa chỉ cung cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch
và thuốc Methadone, khuyên họ nên đối xử với "bạn tình" một cách có
trách nhiệm.
- Chương trình trao đổi BKT sạch hoặc phát BKT được triển khai tại
Châu Âu năm 1982, đến nay chương trình được nhân rộng tại các quốc
gia trên thế giới là một trọng tâm của hoạt động can thiệp giảm thiểu tác
hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người NCMT. Theo báo cáo UNAIDS
đến cuối năm 2008, trên thế giới đã có ít nhất 77 Quốc gia triển khai các
chương trình trao đổi BKT sạch, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người
NCMT trên thế giới đang giảm nhờ vào các chương trình can thiệp giảm
tác hại như chương trình trao đổi BKT nhằm kiềm chế sự lây lan của

22


HIV. Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến ngày
30/6/2009 có 1.522/11.014 xã của 218/696 huyện (chiếm 13,7% số xã,
31,3% số huyện) trên 46 tỉnh/thành triển khai chương trình trao đổi
BKT sạch. Trong năm 2009 số BKT phát miễn phí là 25.311.580 chiếc
cho người NCMT qua mạng lưới tuyên truyền viên đồng đẳng, các cơ
sở y tế, các địa điểm cố định.
7. Dự phòng lây nhiễm HIV qua truyền máu, cấy mô, ghép tạng.
- Nâng cao chất lượng sàng lọc HIV các đơn vị máu và chế phẩm máu

trước khi truyền, lựa chọn sinh phẩm xét nghiệm HIV có chất lượng và
thực hiện nghiêm túc các quy định cho công tác sàng lọc máu, đảm bảo
100% các đơn vị máu và chế phẩm của máu được sàng lọc HIV trước
khi truyền.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các công tác an toàn truyền máu, cấy
mô, ghép tạng trong các cơ sở y tế.
8. Tăng cường công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch
vụ xã hội và dịch vụ y tế
- Tăng cường công tác kiểm tra về việc thực hiện các quy định, các
hướng dẫn về dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ y tế và các dịch
vụ xã hội.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân về cách dự phòng lây
nhiễm HIV qua dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội. Đảm bảo người dân có
quyền yêu cầu được cung cấp các dịch vụ vô trùng, yêu cầu các nhân
viên y tế về tiệt trùng dụng cụ y tế.
- Cung cấp các trang thiết bị vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở y tế đặc
biệt là y tế quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Bảo đảm các cơ sở y tế có
đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác vô trùng trong các
dịch vụ y tế.
- Tăng cường sự giám sát việc dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch
vụ y tế tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân. Đảm bảo các cơ sở y tế tư nhân
phải có đầy đủ trang thiết bị vô trùng và các vật tư tiêu hao phục vụ
công tác vô trùng trong các bệnh viện. Cán bộ y tế công tác tại các cơ sở

23


y tế tư nhân phải có đủ hiểu biết, kiến thức về phòng lây nhiễm HIV qua
các dịch vụ y tế.


24


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, để đẩy lùi nó thì công tác phòng và
chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài,
cần phải tăng cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội
tham gia. Đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra
sự phát triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội trực tiếp và
gián tiếp. Lồng ghép phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát
triển kinh tế xã hội. Xây dựng các chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ
công tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, người nhiễm HIV/AIDS và các
đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người
bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách nhiệm của gia đình, xã hội với người
nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội. Chăm sóc
điều trị toàn diện và giảm tác động HIV/AIDS lên người nhiễm HIV và gia đình
của họ. Nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, không ngừng tăng
cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế hữu nghị đơn phương, song
phương, đa phương…với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên
thế giới trong công tác phòng và chống HIV/AIDS.

25


×