Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Chuyên đề Sản Phụ Khoa – Nhi Sơ Sinh HỘI NGHỊ VIỆT PHÁP CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 223 trang )

Chuyên đề Sản Phụ Khoa – Nhi Sơ Sinh
HỘI NGHỊ VIỆT PHÁP CHÂU Á THÁI BÌNH DƢƠNG
LẦN X . Ngày 12 – 14 Tháng 5 năm 2010

0


CÁC PHƢƠNG PHÁP NGOẠI KHOA THƢỜNG ĐƢỢC SỬ DỤNG ĐỂ XỬ TRÍ
TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT DO GẮNG SỨC Ở NỮ
Phạm Văn Bùi*
*: Bệnh viện Nguyễn Tri Phƣơng
Tác giả liên lạc: Ts. Bs Phạm Văn Bùi – 0913670965 –
THE MOST COMMON SURGICAL PROCEDURES USED
MANAGEMENT OF FEMALE STRESS URINARY INCONTINENCE

IN

THE

PHẪU THUẬT Ở ÂM ĐẠO ĐỂ ĐIỀU TRỊ TKKSDGS
Các phương pháp sử dụng võng treo(sling). Các võng treo đƣợc thiết kế chuyên biệt để
đáp ứng yêu cầu di động quá mức và sự khiếm khuyết nội tại của cơ thắt trong
TKKSDGS. Tỷ lệ thành công lâu dài 83% với các biến chứng nội ngoại khoa của kỹ
thuật sử dụng võng treo tƣơng đƣơng với các kỹ thuật treo cổ bàng quang qua đƣờng sau
xƣơng mu hay xuyên âm đạo. Các kỹ thuật sử dụng võng treo kinh điển đƣợc thực hiện
qua ngả bụng-tầng sinh môn và gần đây hơn qua các phƣơng pháp nội soi. Sự sử dụng
các mỏ neo bằng xƣơng ở mặt dƣới cành xƣơng mu hay khớp mu để may các mối chỉ cố
định võng treo có thể thực hiện xuyên qua âm đạo[12].
Võng treo mu-âm đạo bằng cân cơ thẳng. Kỹ thuật này đƣợc McGuire và cộng sự[7] giới
thiệu vào năm 1978. Cân cơ tự thân có ƣu điểm là sử dụng đƣợc lâu dài và giảm tỷ lệ
phải lấy bỏ vì nhiễm trùng và gây loét niệu đạo.


Các vật liệu đồng loại và tổng hợp. Các vật liệu này đƣợc xem nhƣ các võng treo đƣợc
ƣu tiên lựa chọn do dễ có và do phẫu thuật viên ƣa thích để có thể thực hiện phẫu thuật
nhanh hơn[1].
Võng treo sử dụng thành âm đạo tại chỗ. Loại võng này đƣợc Raz[9] giới thiệu và đƣợc
chấp nhận sử dụng cho bệnh nhân do tính chất và cấu trúc của thành âm đạo, đặc biệt
cho các BN có đồng thời chức năng cơ chóp bàng quang xấu. Tuy nhiên , theo thời gian,
thành âm đạo tỏ ra ngày càng kém hiệu quả và thất bại thƣờng xảy ra ở những thời điểm
sớm hơn mặc dù cổ bàng quang vẫn ổn định. Sự hài lòng của bệnh nhân trong nhóm này
chƣa đƣợc biết, nhƣng đƣợc tin là thấp
VÕNG TREO ĐẶT GIỮA NIỆU ĐẠO[12]
Dải treo âm đạo không căng(Tension Free Vaginal Tape - TVT) . Do Ulmsten[11] giới
thiệu, tác giả này đă sử dụng võng treo tổng hợp đặt xuyên qua âm đạo, đi ngƣợc chiều,
hƣớng ra phía sau xƣơng mu để đặt bộ phận nâng đỡ của võng neo vào ở vị trí của cân cơ
thẳng bụng. Do hệ số cọ sát giữa chất liệu của võng với tất cả các mô, tổ chức xung
quanh nên không cần thiết phải buộc chặc chất liệu của võng vào cân cơ thẳng bụng nhờ
đó giảm nguy cơ gây tắt niệu đạo do treo võng quá cao. Đã có rất nhiều báo cáo cho thấy
tỷ lệ thành công cao và chủ yếu là các biến chứng tối thiểu. Cho đến nay, sau khoảng 10
năm ứng dụng ở Mỹ và châu Âu, các kết quả đạt đƣợc với phƣơng pháp này rất khích lệ.
Nilson và cộng sự[12] đã báo cáo tại hội nghị niệu học quốc tế năm 2004, tỷ lệ thành
1


công trong dài hạn đạt đƣợc 84%, có vẻ nhƣ tốt hơn tỷ lệ thành công chung của nghiên
cứu phƣơng pháp Burch treo cùng đồ qua nội soi thực hiện ở Cleveland Clinic ở Mỹ[14]
. Các báo cáo ứng dụng TVT cho các BN phức tạp hơn nhƣ trƣờng hợp điểm dò nƣớc
tiểu ở áp lực thấp hơn, độ di động niệu đạo kém hơn, tiểu không kiểm soát do nguyên
nhân hỗn hợp[3], các kết quả cũng khích lệ kể cả ở những dƣới nhóm BN có nhiều vấn
đề phức tạp hơn nữa [2,8,10].(hình 1)

Tác giả


% Thành công

Thời gian theo dõi (tháng)

Ulmsten và cs[11]

86

36

Olssen và cs[12]

90

36

Nilson và cs[12]

91

40-70

Wang và cs[13]

83 - 87

24

Morgan và cs[7]


80

24

Dải treo âm đạo xuyên qua da(Percutaneous Vaginal Tape- FVT). Đây là chất liệu tổng
hợp polypropylen không tan, đƣợc đặt giữa niệu đạo, sử dụng kim Stamey mang chỉ cột ,
đƣa thuận chiều xuyên qua da ngay phía trên xƣơng mu, từ trƣớc ra sau[9]. Phƣơng pháp
này có lợi là thời gian phẫu thuật ngắn, dễ thực hiện, ít gây khó chiụ cho BN, và có tỷ lệ
thành công cao trong tái lập lại chức năng đi tiểu bình thƣờng. Do đi từ trƣớc ra sau, nên
phẫu thuật viên cảm thấy thoải mái hơn so với đi ngƣợc chiều tứ sau ra trƣớc trong TVT.
Các kết quả sớm ở Cleveland Clinic cho thấy phƣơng pháp FVT cũng an toàn và hiệu quả
so sánh đƣợc với TVT với tỷ lệ thành công không thấp hơn TVT[12].
Hiện nay đã có nhiều loại mẫu trên thị trƣờng Mỹ nhƣ SPARC(American Medical
System), Urotek(Bark), Advantage(Boston Scientific). Các nguy cơ biến chứng của FVT
tƣơng tự nhƣ các phƣơng pháp khác nhƣ có bế tắt khi tiểu, bàng quang bất ổn định và bí
tiểu. Những dữ liệu khá lý thú từ một số trung tâm đã chứng minh dù cho đƣa võng treo
vào sau xƣơng mu theo hƣớng ngƣợc từ sau ngƣợc từ sau ra trƣớc có tỹ lệ biến chứng cao
hơn, nhƣng đặt võng treo ngay phía trên xƣơng mu, thuận chiều từ trƣớc ra sau không
phài là không có biến chứng(thủng ruột non, bế tắt khi tiểu..)[6](hinh 2).

2


Võng treo xuyên lỗ bịt(Transobturator Slings/Tape-TOT). Đây là lỹ thuật mổ đặt võng
treo mới đƣợc áp dụng, võng treo đƣợc đặt ngay dƣới niệu đạo[5] tƣơng tự nhƣ SPARC,
TVT và các kỹ thuật khác. Tuy nhiên, vị trí treo hơi ra phía ngoài hơn xuyên qua giữa
màng chắn lỗ bịt. Lỗ ra của võng treo nằm ở mặt trong đùi, song song với âm
vật(clitoris). Các kết quả sớm ở châu Âu rất khích lệ. Tuy nhiên , cho đến nay, các nghiên
cứu đều có thời gian theo dõi ngắn . Kỹ thuật đƣợc công nhận ở Mỹ năm 2003. Ƣu điểm

của phƣơng pháp này đƣợc cho là ít có nguy cơ tổn thƣơng mạch máu, ruột. Trên lý
thuyết kỹ thuật này cũng ít có nguy cơ tổn thƣơng bàng quang và có thể giảm yêu cầu cần
soi bàng quang . Các biến chứng co nguy cơ gồm máu tụ, tổn thƣơng thần kinh, mạch
máu (hinh 3).

Một nghiên cứu tiến cứu có kiểm chứng và ngẫu nhiên so sánh TOT và TVT chủ yếu về
các biến chứng hơn là về hiệu quả đã và đang đƣợc de Tayrac và cộng sự[4] thực hiện từ
2004.

3


Nghiên cứu sẽ báo cáo khi đủ số BN và thời gian theo dõi đủ dài, các kết quả của tác giả
này sau 1 năm theo dõi nhƣ sau:
TOT

TVT

P

Thời gian mổ trung bình

15± 4 phút

27± 8 phút

< 0.001

Tổn thƣơng bang quang


Không

3(9,7%)

> 0.05

4(13,3%)

8(24,8%)

>0.05

Bí tiểu
KẾT LUẬN

Nhiều loại võng treo vẫn đang đƣợc nghiên cứu và đƣa vào thị trƣờng cần đƣợc đánh giá
về độ bền vững trong ngắn cũng nhƣ dài hạn. Giá cả cũng là yếu tố cần xem xét khi lựa
chọn và đôi khi là yếu tố quan trọng hơn về mặt hiệu quả giá thành. Nguyên tác chung
vẫn là rẻ nhất mà hiệu quả nhất
TÀI LIỆU THAM KHẢO;
1.

Birch C, MM Fyne(2002): The role of synthetic and biological prostheses in
reconstructive pelvic floor surgery. Curr Opin Obstet Gynecol. 14(5): 527-536.

2.

Chaikin DC, A Groutz, , and JG Blaivas(2004): Predicting the need for antiincontinence surgery for incontinent women undergoing repair severe urogenital
prolapse. J Urol , 167(2): 531 -534.


3.

Chou EC et al(2003). Effective treatment for mixed urinary incontinence with
pubovaginal sling. 170(2 Pt 1): 494 -497.

4.

De Tayrac R, Deffieux X, Droupy S, Chauveaud – Lambling A, Calvanese –
Benamour L, Fernandez H(2004). A prospective randomized trial comparing
tension – free vaginal tape and transobturator suburethral tape for surgical
treatment of stress urinary incontinence. Am J Obstet Gynecol. 190(3): 602-608.

5.

Fritel X et al(2002). Predictive value of urethral mobility before suburethral
tape procedure for urinary stress incontinence in women. J Urol. 168(6): 2472 –
2475.

6.

Hodroff MA, Sutherland SE, Kesha JB, Siegel SW(2005). Treatment of stress
incontinence with the SPARC sling: Intraoperative and early complications of 445
patients. Urology. 66(4):760 – 762.

7.

Morgan, T.O, Jr O.L Westney, and E.J McGuire(2000). Pubovaginal sling: 4year outcome analysis and quality of life assessment. J. Urol. 153(6): 1845 – 1848.

8.


PartollLM (2002): Efficacy of tension-free vaginal tape with other pelvic
reconstructive surgery. Am J Obstet Gynecol. 186(6): 1292 – 1294, discussion
1295 – 1298.
4


9.

Rodiguez LV and S Raz(2003). Prospective analysis of patients treated with
distal urethral polypropylene sling for symptoms of stress urinary incontinence:
surgical outcome and satisfaction determined by question driven questionnaires.
Urol, 170(3): 857-863; discussion 863.

10.

Segall JL, Vassallo BJ, Kleeman SD, Hungler M, Karram MM(2005): The
efficacy of the tension – free vaginal tape in the treatment of five subtypes of
stress urinary incontinence. Int Urogyneco J Pelvic Floor Dysfunc. 18: 179 – 184.

11.

Ulmsten U, P Johnson, and M Rezapour(1999): A three-year follow up of
tension-free vaginal tape for surgical treatment of female stress urinary
incontinence, Br J Obstet Gynaecol/ 106(4): 345 – 350.

12.

Vasavada SP(2006). Mid urethral sling in the management of stress urinary
incontinence. CME course. Annual AUA Meeting, Atlanta, Georgia.


13.

Wang AC and TS Lo(1998). Tension –free vaginal tape. A minimally invasive
solution to stress urinary incontinence in women. J Reprod Med. 43(5): 429 – 434.

14.

Ward K and P Hilton(2002). Prospective multicentre randomized trial of
tension-free vaginal tape and colposuspension as primary treatment for stress
incontinence. Bmj. 325(7355): 67.

5


TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ BẾ TẮT ĐƢỜNG TỐNG XUẤT
NƢỚC TIỂU SAU PHẪU THUẬT CHỐNG TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT Ở NỮ
Phạm Văn Bùi*
*: Bệnh viện Nguyễn Tri Phƣơng
Tác giả liên lạc: Ts. Bs Phạm Văn Bùi – 0913670965 –
ESTIMATION AND TREATMENT FOR POTENTIAL POSTOPERATIVE
BLADDER-OUTLET OBSTRUCTION AFTER ANTI-INCONTINENCE SURGERY
ĐẠI CƢƠNG
Tiểu không kiểm soát do gắng sức là vấn đề khá thƣờng gặp ở phụ nữ và trong nhiều
trƣờng hợp cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Đã có rất nhiều kỹ thuật nhƣ MarchallMarchetti, Raz, Burch, TVT, TOT…đƣợc ứng dụng để điều trị loại bệnh lý này, tuy
không nguy hiểm đến tính mạng nhƣng lại gây phiền phức không ít và ảnh hƣởng đến
chất lƣợng đời sống bệnh nhân. Tuy kết quả điều trị ngày càng tốt hơn, nhƣng các biến
chứng do bản thân phẫu thuật gây ra cũng gây phiền phức không ít cho bệnh nhân, trong
đó biến chứng sau phẫu thuật mổ chống tiểu không kiểm soát thƣờng gặp nhất là bế tắt
đƣờng tống xuất nƣớc tiểu mà điều trị cũng không kém phần phức tạp. Chẩn đoán đòi hỏi
những tiếp cận hợp lý để lựa chọn phƣơng pháp điều trị thích hợp

BỆNH SỬ
Bế tắt đƣờng tống xuất nƣớc tiểu cò thể biểu hiệu rõ rệt với bí tiểu hoàn tòan sau mổ,
nhƣng hầu hết bệnh nhân(BN) mô tả một mức độ bế tắt khi đi tiểu nhƣ tia nƣớc tiểu yếu
hay chậm, tiểu gián đoạn, ngắt quãng hay rặn tiểu.Các triệu chứng kích thích kéo dài
hoặc gây phiền phức, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát do gấp tiểu cũng có
thể là những biểu hiện của bế tắt đƣờng tống xuất nƣớc tiểu.Một trong các phƣơng diện
quan trọng hơn trong đánh giá BN nghi ngờ bị bế tắt đƣờng tống xuất nƣớc tiểu là đánh
giá chức năng đi tiểu trƣớc mổ. Các BN than phiền về triệu chứng kích thích đi tiểu trƣớc
mổ có thể có nguy cơ tiếp tục có các triệu chứng đó ngay cả sau mổ, nên không cần đánh
gia thêm[1]. Tuy nhiên nếu cùng những triệu chứng này lại nặng thêm sau mổ thì có thể
cần đánh giá lại. Car và Webster[2] đã chứng minh trong 51 BN cần giải phóng niệu
đạo(urethrolysis): phần lớn(75%) than phiền vế các triệu chứng kích thích đi tiểu, trong
khi 61% than phiền về các triệu chứng bế tắt và 55% có biểu hiện tiểu gấp mới xuất hiện
sau mổ. Hiếm hơnBN than phiền về bí tiểu đơn thuần(24%), có hay không tự thông tiểu
cách quãng(40%).
Loét niệu đạo không thƣờng gặp và có thể biểu hiện bằng tiểu ra máu kết hợp với tiểu gắt
hay bế tắt khi tiểu[3]. Những triệu chứng khác gợi ý loét niệu đạo là đau dữ dội khi đi
tiểu, nhiễm trùng niệu tái phát và ngay cả giao hợp đau.
Tiểu bế tắt biểu hiện bằng tia nƣớc tiểu yếu và chậm, đôi khi BN phải thay đổi tƣ thế để
đi tiểu. Nhiều BN không thể tiểu hết và vẫn còn lƣợng nƣớc tiểu tồn lƣu sau đi tiểu.

6


KHÁM THỰC THỂ
Các phát hiện khi khám thực thể có thể thay đổi từ “bình thƣờng” đến niệu đạo bị treo
cao quá mức. Cần luôn luôn nhớ các loại võng treo(sling) sử dụng(giữa niệu đạo hay cổ
bàng quang) để xác định yếu tố di động. Điển hình, các võng giữa niệu đạo không thể gây
nên sự điều chỉnh quá mức góc niệu đạo-bàng quang. Tuy nhiên võng treo giữa niệu đạo
vẫn gây bế tắt do kéo cao niệu đạo đến mức độ nào đó và thử đặt thông Q-tip vào niệu

đạo có thể gặp trở lực. Mặt khác, võng treo cổ bàng quang có thể kéo đè niệu đạo sát vào
xƣơng mu và tạo góc niệu đạo-bàng quang âm tính. Điều quan trọng cần biết là có thể
gặp những bế tắt do điều trị trong khi niệu đạo/cổ bàng quang không bị treo hay kéo cao
quá mức. Nơi BN có cơ chóp bàng quang giảm co bóp, chỉ một trở lực nhẹ thêm vào niệu
đạo có thể đủ để gây bí tiểu hay các triệu chứng bế tắt.
Cần khám những phần còn lại của âm đạo để xem có sa bàng quang hay các dạng sa khác
có thể tạo ra một điểm tựa hay hay điểm bế tắt dù cho niệu tạo đã đƣợc phục hồi tốt. BN
cũng cần đƣợc đánh giá xem có tiểu không kiểm soát do gắng sức(stress incontinence)
hay niệu đạo di động quá mức.
Với sự gia tăng các chất liệu tổng hợp trong điều trị chống tiểu không kiểm soát, loét chợt
niệu đạo hay âm đạo hay sa niêm mạc có thể xảy ra cùng lúc với bế tắt; cũng cần nhớ
rằng loét niệu đạo, nếu có, thƣờng bắt buộc phải sử dụng phẫu thuật. Thƣờng loét âm đạo
có thể phát hiện dễ dàng qua thăm khám, nhƣng soi thêm âm đạo sẽ giúp nhìn chỗ loét dễ
dàng hơn[4].
ĐÁNH GIÁ NIỆU ĐỘNG HỌC
Thƣờng chúng ta nghĩ rằng niệu động học là tiêu chuẩn vàng để đánh giá BN nghi ngờ có
bế tắt đƣờng tống xuất nƣớc tiểu sau phẫu thuật, nhƣng hầu hết các nghiên cứu đều cho
thấy ít có sự tƣơng quan giữa các phát hiện trên niệu động học và các kết quả sau mổ giải
phóng niệu đạo. Hơn nữa những tiêu chí tuyệt đối để chẩn đoán bế tắt ở nữ chƣa đƣợc
xác định dù có vài trị số đã đƣợc đề nghị.
Chassagne và cộng sự(cs) đã chứng minh, ở trị số ≤ 15ml/giây, dòng tiểu với áp lực cơ
chóp bàng quang ≥ 20 cmH2 O có thể xác định là có bế tắt đƣờng tống xuất nƣớc tiểu ở
nữ với độ nhạy 74% và độ chuyên 91,1%[5]. Tuy nhiên, có sự trùng lấp rất lớn các BN
giữa hai nhóm có bế tắt và không có bế tắt. Blaicas và Groutz[6] đã đánh giá các dữ liệu
của gần 600 BN để xác định biểu đồ bình thƣờng và cũng sử dụng ”niệu dòng tự do”
(“free uroflow”) là thông số để cung cấp một số lợi ích nơi các BN không thể đi tiểu
trong lúc khảo sát. Các tác giả cũng thêm vào định nghĩa là bế tắt có thể đƣợc phân loại
dựa trên aP cơ chóp > 20 cmH2 O dù cho không có dòng tiểu hay không đi tiểu đƣợc do
có thông tiểu tại chỗ.
Nitti và cs[7] đã sữ dụng kết hợp niệu động học nhìều kênh và quay phim soi niệu dòng

đồ (videoflouroscopy) để bổ sung thêm vào chẩn đoán bế tắt đƣờng tống xuất nƣớc tiểu.
Định nghĩa của họ đã lồng ghép luôn sự co bóp liên tục của cơ chóp với sự giảm dòng
nƣớc tiểu và hình ảnh bế tắt trên x-quang giữa cổ bàng quang và niệu đạo.Các tác giả đã
cho thấy, không cần dùng tiêu chuẩn áp lực-lƣu lƣợng, họ có thể chứng minh một cách
7


chắc chắn là có bế tắt đƣờng tống xuất nƣớc tiểu hay không chỉ bằng videoflouroscopy .
Giới hạn của tiếp cận này, giống nhƣ trong nghiên cứu của Chassagne, là nếu BN không
chứng minh có co bóp bàng quang suốt trong giai đoạn đi tiểu cùng với dòng tiểu thì nó
sẽ không còn có ích lợi. Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng không có thông số niệu động
học nào có thể tiên đoán chắc chắn sự thành công của phẫu thuật giải phóng niệu đạo.
Cormier và cs[1] sử dụng diện tích dƣới đƣờng cong áp lực- lƣu lƣợng để xác định tốt
hơn định nghĩa về bế tắt. Các tác giả thấy rằng khi kiểm soát thể tích đi tiểu kết hợp với
diện tích dƣới đƣờng cong, có thể tiến đoán chắc chắn hơn có bế tắt bàng quang hay
không.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể hỏi ích lợi của khảo sát niệu động học trong bế tắt đƣờng tống
xuất nƣớc tiểu là gì. Khi khảo sát xác định có bế tắt, chắc chắn sẽ giúp phẫu thuật viên tự
tin hơn trong quyết định mổ giai phóng niệu đạo. Ngoài ra, niệu động học có thể cung
cấp thông tin về dung tích bàng quang , tiểu không kiểm soát do gắng sức, giảm tính thƣ
giãn bàng quang, chóp bàng quang bất ổn định hay rối loạn chức năng đi tiểu.
SOI BÀNG QUANG
Nội soi niệu đạo có thể thấy niệu đạo bị treo cao quá mức. Nội soi cũng có thể giúp phát
hiện dấu tích lệch hƣớng của niệu đạo và ngay cả sự hiện diện của lỗ dò hay các mối chỉ
may. Cần quan sát xem có loét niệu đạo hay không vì sự hiện diện của vấn đề này có thể
ảnh hƣởng đến cách tiếp cận phẫu thuật.
CAN THIỆP PHẪU THUẬT
Một trong các vấn đề chính không phải là giải phóng niệu đạo nhƣ thế nào mà là có mổ
hay không và khi nào mổ. Một khi đã xác định là BN có nguy cơ có bế tắt, câu hỏi kế tiếp
là bế tắt đã có từ lúc nào, bao nhiêu tuần/bao nhiêu tháng sau mổ. Các yếu tố kế tiếp giữ

vai trò trong thực hiện phẫu thuật gồm loạivòng hay phƣơng pháp chống tiểu không kiểm
soát sử dụng, bệnh cảnh của tình trạng đi tiểu hiện tại(nhƣ bí tiểu hay các triệu chứng
kích thích đi tiểu) và quan trọng nhất là kết quả BN mong muốn.
Nếu BN hài lòng và chấp nhận tình trạng bí tiểu, thì không nên chấp nhận nguy cơ, dù
nhỏ, tiểu không kiểm soát do gắng sức tái phát sau mổ giải phóng niệu đạo. Khi đó BN
và thầy thuốc cần trao đổi để quyết định nên làm nhƣ thế nào. Trƣờng hợp này có thể
nảy sinh khi BN bị tiểu không kiệm soát nặng trƣớc mổ và sau mổ lại bị bí tiểu và có thể
xử trí bằng tự thông tiểu cách quãng sau mổ. Nếu BN cảm thấy chất lƣợng cuộc sống
hiện tại tốt hơn là nguy cơ tái phát tiểu không kiểm soát do gắng sức sau mổ, thì BN có
thể rất thỏa mãn với tiếp tục tự thông tiểu.
THỜI ĐIỂM CAN THIỆP
Theo kinh điển, ba tháng là thời điểm để quyết định khi nào tiếp tục theo dõi, khi nào can
thiệp. Hầu hết tác giả tin rằng, thời điểm này sinh ra từ các dữ kiện liên quan đến sử dụng
võng treo đƣợc chuyển vị từ cân cơ tự thân nên có thể trở nên bị lỏng lẻo theo thời gian,
do vậy giúp BN tống xuất đƣợc hoàn toàn nƣớc tiểu. Nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra là ở ba
tháng BNcó thật sự tống xuất nƣớc tiểu với áp lực cơ chóp thấp hay không(tức không có
bế tắt). Do vậy, nhiều thầy thuốc thăm hỏi BN ở những thời điểm sớm hơn trƣớc kia.
8


KỸ THUẬT NGOẠI KHOA
Có nhiều kỹ thuật ngoại khoa tùy theo chất liệu đã sử dụng trong phẫu thuật chống tiểu
không kiểm soát lần trƣớc, thời gian có các triệu chứng từ lúc nào sau mổ và những phẫu
thuật kết hợp đã làm(nhƣ tạo hình sa bàng quang) . Tiếp cận phẫu thuật gồm cắt võng
treo, giải phóng niệu đạo xuyên âm đạo, giải phóng niệu đạo sau xƣơng mu, giải phóng
niệu đạo trên miệng niệu đạo và đặt chèn mảnh ghép. Phẫu thuật phổ biến thƣờng đƣợc
sử dụng là George Webster[8]
Trƣớc tiên bàng quang đƣợc bơm phồng lên và bảo đảm không bi rò rỉ bằng nghiệm pháp
Credé. Trong trƣờng hợp vòng giữa niệu đạo và không bị loét, điều trị đầu tiên là cắt
vòng. Chỉ thủ thuật này đủ để cải thiện hầu hết bế tắt. Nếu không sẽ đi vào vùng sau

xƣơng mu để giải phóng võng treo. Thủ thuật Credé lại đƣợc thực hiện cho đến khi rò rỉ
dịch qua niệu đạo đƣợc ghi nhận. Nếu thất bại sẽ giải phóng niệu đạo xuyên âm đạo hay
trên miệng niệu đạo. Quyết định đặt mảnh Martius hay không tùy thuộc đánh giá chủ
quan, nhƣng trong trƣờng hợp bế tắt lâu ngày và có sẹo xơ, bóc tách cẩn thận vào mặt
bên, đặt mảnh Martius để phòng ngừa niệu đạo dính lại vảo xƣơng mu.
Kỹ thuật này giúp giải phóng bế tắt thành công với tỷ lệ rất cao và tỷ lệ tái phát tiểu
không kiểm soát gắng sức thấp phù hợp với các tỷ lệ của các phƣơng pháp khác trong y
văn. Trong số ít trƣờng hợp vẫn còn bế tắt. Sandip P.Vasavada[1] khuyến cáo giải phóng
niệu đạo qua đƣờng sau xƣơng mu, vì ngày càng có nhiều số liệu trong y văn cổ vũ sử
dụng đƣờng này trong trƣờng hợp bế tắt kháng trị.
Đôi khi, rối loạn chức năng sàn chậu góp phần làm phức tạp thêm vấn đề và cần đặt vấn
đề điều hòa thần kinh(neuromodulation)
Tỷ lệ thành công nói chung của giải phóng niệu đạo tƣơng đối tốt(Bảng 1). Hơn nữa, các
dữ liệu thu thập đƣợc đều cổ vũ nên can thiệp sớm hơn mà không nên kéo dài sự không
hài lòng và chờ cho đến khi lành sẹo hậu phẫu. Những dữ liệu trƣớc đây cho thấy có thể
can thiệp sớm cắt vòng nơi BN làm TVT trong thời gian hậu phẫu mà chƣa thấy có tác
động bất lợi nào ghi nhận trong theo dõi ngắn hạn[9].
Kinh nghiệm của Sandip P.Vasavada[1] cho thấy tỷ lệ tái phát tiểu không kiểm soát gắng
sức sau mổ giải phóng niệu đạo là 10 – 15%( chỉ cắt võng treo trong trƣờng hợp võng
tổng hợp đặt giữa niệu đạo). Tuy nhiên, sự thành công của giải phóng niệu đạo không chỉ
là vấn đề bế tắt mà còn phải phòng ngừa sự mới phát triển hay sự tồn tại các triệu chứng
kích thích đi tiểu hay tiểu không kiểm soát do gấp tiểu. Các kết quả dài hạn sau giải
phóng bế tắt tỏ ra khá thất vọng và chỉ số chất lƣợng cuộc sống suy giảm[10].

9


Bảng 1
Số BN


Loại phẫu thuật

Tỷ lệ thành
công

Tiểu không
kiểm soát(%)

(%)
Foster và Mc Guire

48

Xuyên âm đạo

65

0

Nitti và Raz

42

Xuyên âm đạo

71

0

Cross và cs


39

Xuyên âm đạo

72

3

Goldman và cs

32

Xuyên âm đạo

84

19

Petrou và cs

32

Trên miệng niệu đạo

67

3

Webster và Kreder


15

Sau xƣơng mu

93

13

Carr và Webster

54

Hỗn hợp

78

14

KẾT LUẬN
Bế tắt đƣờng tống xuất nƣớc tiểu sau phẫu thuật chống tiểu không kiểm soát ở nữ là một
tiêu đề khá mơ hồ do thiếu các tiêu chí đánh giá chuẩn. Trong khi đó, các xử trí nhằm đạt
các kết quả lâu dài không tốt nhƣ chúng ta thƣờng nghĩ. Để đạt các mục tiêu này, cần có
các nghiên cứu đánh giá một cách hiệu quả các kết quả trƣớc và sau mổ trong dài hạn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Vasavada S. P.(2006): Evaluation and management of postoperative bladder
outlet obstruction in women. AUA annual meeting Atlanta, Georgia, CME
Course.


2.

Carr LK, Webster GD, (1997). Voiding dysfunction following incontinence
surgery. Diagnosis and treatment with transvaginal urethrolysis. J Urol; 157: 821.

3.

Kobashi KC, Dmochowski R, Mee SL, et al(2002). Erosion of women
polyester pubovaginal sling. J Urol; 162(2): 2070-2072.

4.

Chai TC, Sklar GN(1999). Use of the flexible cystoscope as a vaginoscope to
add in the diagnosis of artificial sling erosion. Urology; 53(3): 617-618.

5.

Chassagne S, BernierPA, Haab F, et al(2004). Proposed cutoff values to
determine bladder outlet obstruction in females. Urology;51: 408-411.

6.

Blaivas JG, Groutz A. (2000). Bladder outlet obstruction nomogram for women
with lower urinary tract symptomatology. Neurourol Urodyn; 19(5): 553-564/

7.

Nitti VW, Tu LM, Gitlin J(1999). Diagnosing bladder outlet obstruction in
women. J Urol; 161: 1535-1540.

10


8.

Amundsen CL, Guralnic ML, Webster GD.(2000). Variation in strategy for the
treatment of urethral obstruction after a pubovaginal sling procedure J
Urol;164(2): 434-437.

9.

Abousasally R, Steinberg JR, Corcos J.(2002). Complications of tension free
vaginal tape surgery, a multi- institutional review of 242 cases. AUA annual
meeting Orlando, Fl, abs# 416.

10. Aspera AM, Vasavada SP, Appell RA, et al.(2002). Long term follow up of
patients after urethrolysis: quality of life outcomes. Society for femaleUro;ogy and
Urodynamics, Orlando, Fl.
*: Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phƣơng

11


PHÁ THAI Ở NỮ VỊ THÀNH NIÊN
Adolescent’s abortion
Phạm Thanh Hải*,Huỳnh Thị Thu Thủy*
*: Bệnh viện Từ Dũ
Tác giả liên lạc: Bs. CK1 Phạm Thanh Hải – 0918449869 –
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vị thành niên là giai đoạn chuyển đổi quan trọng từ thiếu niên sang ngƣời lớn. Chất

lƣợng của cuộc sống tƣơng lai vị thành niên phụ thuộc nhiều vào những cơ hội đƣợc tận
dụng để phát triển nhân cách cá nhân nhƣ học tập, có công ǎn việc làm để có thể tránh
đƣợc những vấn đề phát sinh ra do quan hệ tình dục nhƣ mang thai ngoài ý muốn, bắt
buộc phải nghỉ học hoặc các tác động nghiêm trọng đến sức khỏe (4).
Giai đoạn hình thành và phát triển vị thành niên chịu tác động rất lớn bởi những yếu tố
kinh tế, vǎn hóa, xã hội đặc trƣng. Do phong tục tập quán ở những môi trƣờng vǎn hóa xã
hội khác nhau rất khác nhau nên rất khó đánh giá vị thành niên theo khía cạnh vǎn hóa
của các quốc gia. Tuy nhiên, vị thành niên cũng có những đặc tính chung nhƣ tính tò mò,
ảnh hƣởng của bạn đồng lứa đối với các vấn đề tình dục, sự thiếu hiểu biết về thụ thai và
sinh sản cũng nhƣ tránh thai. Theo các nhà nhà nghiên cứu thì đây là những yếu tố ảnh
hƣởng đến mang thai vị thành niên. Tuy nhiên, trong những xã hội khác nhau thì sự ảnh
hƣởng của những yếu tố này đến vị thành niên cũng khác nhau (12).
Hiện nay, quan hệ tình dục tuổi vị thành niên và tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi này
đang là một vấn đề xã hội của mọi quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam nói
chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Bài viết này sử dụng kết quả của một số
nghiên cứu và tạp chí để tổng hợp một các khái quát thực trạng phá thai ở nữ VTN và các
vấn đề liên quan.
THỰC TRẠNG PHÁ THAI Ở NỮ VỊ THÀNH NIÊN
Hiện nay trên thế giới, phá thai ở phụ nữ VTN rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố
nhƣ qui định của pháp luật, tôn giáo, phong tục tập quán. . . của từng nƣớc. Tỷ suất phá
thai ở nữ VTN rất cao nhƣ ở Cu Ba (91%), Mỹ (30% – 44%) hoặc rất thấp nhƣ ở Đức và
Hà Lan (dƣới 10‰). Có một thống kê cho rằng trong số 500 triệu thanh thiếu niên tuổi từ
15 – 19 trên thế giới có quan hệ tình dục có khoảng 1,1 triệu có thai ngoài ý muốn, hậu
quả có 38% nạo phá thai, 13% sẩy thai và khoảng 554800 bé gái sanh con(9).
Tại Việt Nam, từ năm 1989 luật pháp cho phép phụ nữ đƣợc nạo hút thai theo yêu cầu mà
không phải qua các thủ tục phiền hà. Việt Nam hiện nằm trong danh sách 10 nƣớc có tỷ
lệ phá thai cao nhất thế giới (khoảng 20%). Tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết khảo sát tại Thái
Bình nhận thấy 1/3 các trƣờng hợp phá thai to tại bệnh viện Tỉnh ở lứa tuổi VTN, tỷ lệ
này tại Hải Phòng là 17,3% (5). Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu thống kê của
bệnh viện Từ Dũ cho thấy tỷ lệ phá thai ở tuổ VTN không ngừng gia tăng theo thời gian:

12


Bảng 1: Tình hình phá thai VTN tại bệnh viện Từ Dũ(1)
Năm
Phá thai < 19 tuổi
% trong tổng số phá thai

2005

2006

2007

2008

388

398

425

512

1,63%

1,60%

1,76%


2,43%

TẠI SAO TỶ LỆ CÓ THAI VÀ PHÁ THAI Ỏ NỮ VTN GIA TĂNG
Quan hệ tình dục sớm
Các cô gái trẻ nhận đƣợc các thông tin tình dục chủ yếu qua truyền hình và các sách báo
khiêu dâm, còn từ gia đình và nhà trƣờng rất ít. Điều này làm cho các thanh thiếu niên
hoạt động tình dục ở lứa tuổi rất sớm khi chƣa đƣợc giáo dục phòng tránh thai và phòng
bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.
Trƣớc năm 1994, hoạt động tình dục trƣớc hôn nhân hoàn toàn bị bỏ qua trong các
nghiên cứu về sứ khỏe sinh sản. Cho đến nay, ở Việt Nam các cuộc điều tra qui mô để
khảo sát quan hệ tình dục tuổi VTN chƣa nhiều vì đây là vấn đề nhạy cảm khó khảo sát.
Điều tra của Ủy ban quốc gia Dân số - KHHGĐ năm 1994 tại Hà Nội và Tp.HCM cho
thấy 15% nam sinh viên và 2,5% nữ sinh viên đã từng quan hệ tình dục. Hiện tƣợng quan
hệ tình dục trong học sinh là một vấn đề có thật, dù rằng gia đình, nhà trƣờng và xã hội
điều không muốn hiện tƣợng này xảy ra. Tại Tp.HCM một cuộc khảo sát trên 1464 học
sinh tuổi từ 15 – 19 ghi nhận có 2,5% đã có quan hệ tình dục. Đến năm 2004, tác giả
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang trong luận án tiến sĩ y học đã nêu lên hồi chuông báo động
khi thấy tỷ lệ quan hệ tình dục trong học sinh gia tăng, trong nghiên cứu này tỷ lệ học
sinh có quan hệ tình dục tính chung cho nam và nữ là 8,17% trong đó nam gấp 2,6 lần nữ.
Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự gia tăng về tần số và tỷ lệ cho từng cấp lớp(13).
Bảng 2: Tỷ lệ quan hệ tình dục ở học sinh Tp.HCM qua các nghiên cứu
Nghiên cứu

Đối tƣợng

% có QHTD

Bùi Công Thành

Học sinh cấp 3 ngoại thành


5,9%

Huỳnh Nguyễn Khánh Trang

Học sinh cấp 3 toàn thành

8,17%

Trên phạm vi toàn quốc, Viện xã hội học và hội đồng dân số khảo sát tại 6 tỉnh Việt Nam
(Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tây, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tp.HCM và Kiên Giang) ghi
nhận có 6% nam và 4% nữ có quan hệ tình dục lần đầu trƣớc 18 tuổi, tỷ lệ có quan hệ
tình dục chung trong toàn nghiên cứu là 10% đối với nam và 5% đối với nữ(3).
Thiếu kiến thức về SKSS
Tác giả Khánh Trang cũng so sánh tỷ lệ quan hệ tình dục của VTN Tp.HCM với các
nƣớc khác nhận thấy rằng tỷ lệ nữ VTN có quan hệ tình dục chúng ta thấp hơn so với các
nƣớc trong khu vực, nhƣng tại sao phá thai ở tuổi VTN cũng là một thực trạng phổ biến

13


tại Tp.HCM; điều này chúng tôi nghĩ rằng do thiếu các kiến thức về SKSS đặt biệt là về
tránh thai và tình dục an toàn(13).
Bảng 3: Tỷ lệ quan hệ tình dục tuổi VTN ở một số nước Châu Á
Nƣớc

Nam

Nữ


Bắc Triều Tiên

23%

10%

Philippine

49,5%

9,5%

Thái Lan

81,4%

41,5%

Huỳnh Nguyễn Khánh Trang

11,7%

4,5%

Trong một nghiên cứu ơ 1100 VTN tại Hải Phòng năm 1999, chỉ có 41,6% biết thời điểm
dễ có thai theo chu kỳ kinh nguyệt; trong số có quan hệ tình dục có chƣa đến 19% áp
dụng các biện pháp tránh thai(4).
Thanh niên chƣa lập gia đình nhìn chung đã không đƣợc giúp đỡ cũng nhƣ hƣớng dẫn về
các vấn đề liên quan đến tình dục và sinh sản hoặc việc cung cấp kiến thức và các tiếp
cận các dịch vụ là chƣa đầy đủ. Thanh niên cảm thấy các thông điệp và các dịch vụ sức

khỏe sinh sản là dành cho các cặp vợ chồng hơn là bao hàm thanh niên chƣa lập gia đình,
dẫn đến sự miễn cƣỡng hoặc khó khăn khi tiếp cận các biện pháp tránh thai.
Nghiên cứu của Phạm Gia Đức (6) khảo sát học sinh sinh viên tại Tp.HCM thấy trên 70%
đối tƣợng nghiên cứu cần đƣợc cung cấp kiến thức về SKSS, nơi cung cấp nên là nhà
trƣờng còn các cơ sở y tế chỉ là thứ yếu. Khảo sát của Nguyễn Đức Trí Dũng(7), Diệp Từ
Mỹ (10) cũng cho kết quả tƣơng tự khi khảo sát trên các học sinh cấp 3.
Các lý do sau khi có thai
Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Hƣơng (9) trên các nữ VTN phá thai to tại bệnh viện Từ
Dũ cho thấy các lý do xin phá thai chính: do bạn tình ép buộc (30%), do gia đình ép buộc
(80%), chƣa có điều kiện nuôi con (76%), còn đi học (37%). Không biết thời điểm dễ
mang thai nhất (61%), không biết về biện pháp tránh thai (50%), không biết tuổi có thai
phù hợp (90%).
Nữ VTN trẻ tuổi, độc thân, có chí hƣớng học tập, có nghề nghiệp, có cơ hội thăng tiến mà
có thai ngoài ý muốn sẽ chọn biện pháp phá thai. Một nghiên cứu tại Tp.HCM khảo sát
học sinh cấp 3 cho thấy 48,3% học sinh đồng ý với quan điểm nếu lỡ co thai thì sẽ phá
thai, các VTN dƣờng nhƣ xem phá thai là một biện pháp tránh thai ở lứa tuổi mình (5).
Nghiên cứu của Huỳnh Nguyễn Khánh Trang chỉ ra rằng giải pháp mà chính bản thân các
em học sinh và gia đình chọn lựa khi biết có thai là phá thai. Các lý do đƣa ra là: thứ nhất
các em còn quá trẻ, còn lệ thuộc kinh tế gia đình chƣa có khả năng nuôi con; thứ hai
thƣờng sau khi biết các em có thai bạn tình của các em thƣờng không có ý định tiến đến
hôn nhân và yếu tố pháp luật cũng không tán thành những cuộc hôn nhân ở tuổi VTN
(14).

14


Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua một yếu tố: luật y tế của chúng ta hiện nay rất dễ
dàng trong việc thực hiện thủ thuật bỏ thai ở nữ, điều này mặc dù không phải là sự
khuyến khích nhƣng rõ ràng không có tính ngăn chặn và răn đe.
YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA PHÁ THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Tỷ lệ phá thai ở phụ nữ từ 15 – 19 tuổi, nhất là những phụ nữ đã lập gia đình chiếm tỷ lệ
cao nhất là những phụ nữ có học vấn cao.
Ở Mỹ, nữ VTN sớm có khuynh hƣớng phá thai cao hơn nữ VTN muộn. Nhƣng cũng có ý
kiến ngƣợc lại, phá thai thƣờng là biện pháp của nữ VTN lớn tuổi, có tình trạng kinh tế
xã hội cao và không có tôn giáo.
Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Hƣơng (9) tại bệnh viện Từ Dũ cho kết quả: nữ VTN nông
thôn có nguy cơ phá thai cao gấp 5,7 lần nữ VTN thành thị. Nữ VTN chƣa lập gia đình có
nguy cơ phá thai cao gấp 17 lần nữ VTN đã lập gia đình. Nữ VTN chƣa có nghề nghiệp
có nguy cơ phá thai cao gấp 10,3 lần nữ VTN có nghề nghiệp ổn định. Nữ VTN không
biết thời điểm dễ mang thai có nguy cơ phá thai cao gấp 2,3 lần nữ VTN biết thời điểm
dễ mang thai.
Môi trƣờng mà VTN trƣởng thành có tác động rất lớn đến nguy cơ mang thai VTN,
những đứa trẻ thƣờng xuyên sống trong đói nghèo, có trình độ học vấn thấp, thƣờng
xuyên phải thay đổi chỗ ở và gia đình tan vỡ thì có nguy cơ tham gia hoạt động tình dục
sớm hơn và mang thai cao hơn những đứa trẻ khác (4).
Khi một gia đình không hạnh phúc thì điều đó đặc biệt ảnh hƣởng đến tâm trạng của
VTN và môi trƣờng xã hội không tốt sẽ là nhân tố tác động đến mang thai VTN.
Đói nghèo cũng là nhân tố quyết định đến có thai VTN vì các em phải đi làm và bị lạm
dụng tình dục.
VTN vì lý do nào đó phải bỏ học có tỷ lệ mang thai cao hơn các em đang đi học.
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (14) trong một nghiên cứu tại Tp.HCM đã tìm ra các yếu tố
nguy cơ của phá thai VTN sau: ít tuổi, chƣa lập gia đình, không xem chƣơng trình giáo
dục giới tính trên truyền hình (OR=2,23), không biết tai biến và tác hại của phá thai
(OR=10,26).
NHỮNG NGUY HẠI SAU KHI PHÁ THAI Ỏ NỮ VTN
Những ảnh hưởng về sức khỏe
Biến chứng của phá thai phụ thuộc vào tuổi thai và phƣơng thức lấy thai. Nếu tuổi thai <
8 tuần tỷ lệ biến chứng < 1%; tuổi thai 8 – 12 tuần tỷ lệ biến chứng 1,5 – 2%; tuổi thai 12
- 13 tuần tỷ lệ biến chứng 3 - 6%; phá thai ở tam cá nguyệt 2 tỷ lệ biến chứng có thể tăng
đến 50%.

Gần nhƣ nữ VTN thiếu hụt về kiến thức sinh sản nên không biết có thai lúc nào, hoặc do
lo sợ lúng túng không biết các giải quyết nên khi tuổi thai rất lớn mới quyết định bỏ thai
do đó có rất nhiều tai biến.
15


-

Rối loạn kinh nguyệt: chiếm tỷ lệ 10 – 14% trong các nghiên cứu tại
Việt Nam (13).

-

Sót nhau: chiếm tỷ lệ 2,5 – 3,7% trong các nghiên cứu tại Việt Nam (13).

-

Sang chấn ở tử cung: thủng tử cung, tổn thƣơng cổ tử cung, tổn thƣơng
niêm mạc tử cung gây chảy máu tử cung sau phá thai.

-

Nhiễm trùng: có thể xuất hiện 18,5% sau phá thai, thƣờng nhất là viêm
vùng chậu (PID), viêm vùng chậu rất khó chẩn đoán và quản lý và đây là
nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ngƣời phụ nữ. Một nghiên cứu tại Mỹ báo cáo
rằng, phụ nữ sau 1 lần có PID tỷ lệ vô sinh là 10%, nếu có 2 lần PID tỷ lệ vô
sinh là 30% và sau 3 lần PID tỷ lệ vô sinh tăng đến 60% (32,34).

-


Vô sinh thứ phát sau phá thai có thể xuất hiện khoảng 25% và cao gấp 3 – 4
lần so với phụ nữ không phá thai.

-

Sẩy thai: do tỷ lệ sang chấn cổ tử cung trong phá thai nhất là ở nữ VTN (cơ
quan sinh dục chƣa hoàn chỉnh) là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ sầy thai ở lần có
thai tiếp theo, một báo cáo tại Mỹ cho thấy tỷ lệ này có thể là 30 – 40%.

-

Thai ngoài tử cung: có thể do PID kết hợp làm gia tăng tỷ lệ thai ngoài tử
cung, theo Parazzini tỷ lệ này có thể tăng gấp 2,9 lần ở phụ nữ phá thai (31).

-

Một số khảo sát cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử nạo phá thai và tiền
sản giật cũng nhƣ gia tăng nguy cơ ung thƣ vú (21).

-

Tử vong: tử suất liên quan với tuổi thai. Nếu tuổi thai < 8 tuần tỷ lệ tử vong
0,5/100.000; tuổi thai 11 – 12 tuần tỷ lệ tử vong 2,2/100.000; tuổi thai 16 – 20
tuần tỷ lệ tử vong 14/100.000 và tuổi thai > 21 tuần tỷ lệ tử vong 18/100.000.
Tuy nhiên, nếu phá thai không an toàn và tuổi thai khi phá quá lớn tỷ lệ tử
vong có thể là rất lớn (32).

Những ảnh hưởng về tâm lý
Tại những nƣớc phát triển hiện nay ngƣời ta tập trung khảo sát ảnh hƣởng của phá thai,
nhất là phá thai ở tuổi VTN đến tình trạng tâm sinh lý sau này của nữ VTN và có nhiều

kết quả rất đáng báo động.
-

David M khảo sát các rối loạn sức khỏe tâm thần thƣờng gặp trên 543 phụ
nữ nạo phá thai nhận thấy có nguy cơ gia tăng các rối loạn tâm thần phổ biến
nhƣ: trầm cảm nặng, lo lắng, có ý tƣởng tự tử, nghiện rƣợu và chất gây nghiện.
Các dấu hiệu trầm cảm thƣờng nặng nề hơn nếu phá thai ở tuổi VTN. Một
nghiên cứu tại Phần Lan cũng cho thấy co sự gia tăng tự tử ở phụ nữ sau phá
thai (22).

-

Một khảo sát so sánh rối loạn tâm thần ở nữ VTN so với nữ thành niên cho
thấy tƣ tƣởng bị ép buộc, ý nghĩ tự vẫn trƣớc khi phá thai và các cơn ác mộng
sau khi phá thai, tƣ tƣởng chống đối xã hội, rối loạn nhân cách, nghiện ngập
xuất hiện nhiều ở nhóm VTN.
16


-

Franz W cho rằng, so với ngƣời trƣởng thành trẻ VTN thƣờng không hài
lòng với quyết định phá thai của mình. Họ cũng cho rằng mình không đƣợc
thông báo đầy đủ về tình hình sức khỏe chi tiết tại lúc phá thai và họ có những
nguy cơ bị những căng thẳng thần kinh nặng(24).

-

Tại Tp.HCM sang chấn tâm lý sau bỏ thai ở nữ VTN thƣờng biểu hiện dƣới
dạng suy nhƣợc tinh thần chiếm tỷ lệ 27,5% trong các trƣờng hợp phá thai.

Trong đó mức độ nhẹ chiếm 63,64%, trung bình 27,27% và nặng 9,09%. Các
trƣờng hợp nặng thƣờng do có liên quan đến biến chứng và không đƣợc sự hỗ
trợ tinh thần bởi gia đình.

Những hưởng của xã hội
-

Có thai sớm sẽ giới hạn cơ hội học tập và làm việc của phụ nữ trẻ, điều
này có khuynh hƣớng làm cho họ và con cái của họ sẽ nghèo. Bên cạnh đó là
gánh nặng trực tiếp mà xã hội phải gánh chịu: gia tăng chăm sóc y tế, trợ cấp
nghèo khó và gián tiếp tạo ra một lực lƣợng lao động có trình độ thấp.

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở NỮ VTN
Hiệu quả của giáo dục giới tính ớ các nước phát triển(13)
Một nghiên cứu ghi nhận các trẻ VTN thƣờng thảo luận các vấn đề liên quan đến giới
tính và tình dục với mẹ sẽ ít có xu hƣớng có hoạt động tình dục sớm và có quan điểm
chính chắn hơn về quan hệ tình dục so với trẻ không có thảo luận với mẹ. Kết quả này đặt
ra vai trò quan trọng giữa việc trao đổi của cha mẹ với con cái về vấn đề giới tính ở trẻ
VTN.
Tại Mỹ chƣơng trình sức khỏe tình dục và tuổi VTN nhằm đƣa giáo dục giới tính đến các
trƣờng phổ thông trung học kết hợp với việc thành lập phòng y tế học đƣờng ngay tại các
trƣờng để kịp thời cung cấp thông tin và các dịch vụ y tế thích hợp cho học sinh. Ngoài ra
còn rất nhiều chƣơng trình giáo dục giới tính khác nhau ở những tiểu bang khác nhau đều
cho kết quả rất khả quan. Các hoạt động chính trong những chƣơng trình bao gồm: các
tiết học tại trƣờng, các lớp tập huấn cho giáo viên về lĩnh vực giáo dục giới tính cho tuổi
trẻ, các buổi hội thảo cho cha mẹ học sinh, tập huấn cho các học sinh trở thành chuyên
gia tƣ vấn cho các bạn cùng giới tính và thực hiện truyền thông đại chúng. Kết quả của
các chƣơng trình trên khắp nƣớc Mỹ là rất đáng thích lệ: làm gia tăng tỷ lệ sử dụng các
biện pháp tránh thai cho nữ VTN có sinh hoạt tình dục; giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn;
nâng cao kiến thức về các nguy cơ về hoạt động tình dục không bảo vệ; trì hoãn thời

điểm quan hệ tình dục lần đầu; tăng kiến thức về sức khỏe sinh sản ở học sinh và cải
thiện hơn việc trao đổi thông tin giữa cha mẹ và con cái quan niệm về trinh tiết và giới
tính.
Nghiên cứu tại Vancouver, Canada khẳng định nhu cầu giáo dục cho các bác sĩ tƣơng lai
những kiến thức sâu hơn liên quan đến nạo phá thai.
Hầu hết ở các nƣớc đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của truyền hình trong vấn đề giáo
dục giới tính.
17


Tình hình giáo dục giới tính tại Việt Nam
Ở nƣớc ta, giáo dục dân số bắt đầu đƣa vào thử nghiệm giảng dạy từ năm 1984 (Dự án
VIE/88/P10), giáo dục giới tính và giáo dục đời sống gia đình (dự án VIE/88/P09).
Chƣơng trình đƣợc hoàn chỉnh trong thời gian 1994 – 1996 (dự án VIE/94/P10). Mục tiêu
của chƣơng trình giáo dục đó là: Giáo dục tình dục an toàn không làm cho có thai và mắc
bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục ở nữ VTN có sinh hoạt tình dục sớm; giáo dục giới
tính nhằm trì hoãn sinh hoạt tình dục ở nữ VTN. Tuy nhiên hiệu quả chƣơng trình thì
chƣa có khảo sát rộng để đánh giá.
Theo một cuộc khảo sát của Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục về tình hình thực
hiện chƣơng trình này thì GD sức khỏe sinh sản mới chỉ dừng ở mức dạy cho học sinh
những bài học thuộc lòng và vô cảm. Vì thế, nên mới có hiện tƣợng khi đƣợc hỏi đều biết
biện pháp tránh thai hữu hiệu nhất, nhƣng chỉ có gần 30% trong số đó hiểu thế nào là
quan hệ tình dục an toàn và chỉ 58,7% biết phân biệt hành vi quấy rối tình dục với các trò
đùa nghịch khác giới thông thƣờng… Hơn nữa, trên thực tế hiện mới chỉ có khoảng 50%
học sinh THPT đƣợc tiếp cận kiến thức này và quá nửa số các em khi học kiến thức về
giáo dục giới tính đều trả lời rằng không thích học bộ môn này, vì phƣơng pháp dạy của
thầy cô không phù hợp...
Nghiên cứu của Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ghi nhận nguồn cung cấp các thông tin về
giới tính, tình dục ở học sinhtheo thƣ tự là: bạn bè gần 90%, phim ảnh gần 70%, sách báo
60%, internet gần 40%. Trong khi từ cha mẹ chỉ chiếm khoảng 20% và thầy cô khoảng

10%. Các lý do khiến sự hạn chế trong việc trao đổi giữa cha mẹ, thầy cô và học sinh bao
gồm:
Ngần ngại hay lẫn tránh giáo dục giới tính cho con/trò ở lứa tuổi học cấp 3 lý do
hàng đầu là không biết bắt đầu khi nào và nhƣ thế nào.
-

Cha mẹ cho rằng con còn nhỏ chƣa cần biết.

-

Thầy cô cho rằng trò sẽ thử nghiệm khi đƣợc biết.

-

Thái độ tiêu cực không quan tâm đến vấn đề này ở cha mẹ và thầy cô.

-

Thái độ chủ quan khi cho rằng con/trò sẽ tự biết vấn đề giới tính khi trƣởng thành.

Các mô hình giáo dục giới tính hiện có Việt Nam
Chƣơng trình “Tăng cường chất lượng giáo dục dân số- sức khoẻ sinh sản vị
thành niên trong trường THPT” (thuộc tiểu dự án giáo dục dân số, nằm trong dự án dân
số- sức khoẻ gia đình) do Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Uỷ ban quốc gia Dân số- gia đìnhtrẻ em (UB DS-GĐ- TE) bắt đầu thực hiện từ tháng 6/2001.
Mô hình phòng tư vấn sức khoẻ sinh sản tại Trường phổ thông Trung học
Marie Curie và Đại học Sư phạm TP.HCM. Theo đó, dự án sẽ thành lập hai phòng tƣ
vấn sức khoẻ sinh sản tại trƣờng Trung học phổ thông Marie Curie và Đại học Sƣ phạm
TP.HCM nhằm mục đích tƣ vấn, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên những kiến thức về
giới tính, sức khoẻ sinh sản, an toàn tình dục… Đội đồng đẳng gồm 40 thành viên là học
18



sinh, sinh viên tình nguyện của hai trƣờng cũng đƣợc hình thành. Các chuyên viên tƣ vấn
và bác sĩ sẽ đào tạo, hỗ trợ về kỹ năng và kiến thức để lực lƣợng đồng đẳng có thể trực
tiếp tƣ vấn, truyền thông cho các bạn cùng độ tuổi những thắc mắc xung quanh sức khỏe
sinh sản. Đƣợc biết, đầu tháng 7/2004, hai phòng tƣ vấn này sẽ chính thức hoạt động. Tất
cả học sinh, sinh viên các trƣờng khác đều có thể tham gia để đƣợc tƣ vấn và cung cấp
miễn phí những thông tin liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe bản thân, sức khỏe sinh sản,
an toàn tình dục... Thời gian qua, có khá nhiều hoạt động tƣ vấn về lĩnh vực nhạy cảm và
cần thiết này cho đối tƣợng học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chƣa
đƣợc "sát cánh" cùng các em trong đời sống hàng ngày. Với việc thành lập hai phòng tƣ
vấn trên, mục đích của Dự án giáo dục sức khỏe sinh sản mong muốn sẽ hỗ trợ tối đa cho
các em những kiến thức cần thiết để phòng tránh các rủi ro liên quan.
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM PHÁ THAI Ỏ NỮ VTN
Tăng cƣờng đào tạo kiến thức sức khỏe sinh sản cho nữ VTN nhất là những nữ
VTN ngoài học đƣờng.
Thành lập tổ chuyên trách về sức khỏe sinh sản cho VTN ngay tại y tê cơ sở nhằm
giáo dục về SKSS/KHHGĐ, tƣ vấn, giáo dục tránh thai khẩn cấp cho các đối tƣợng đã có
sinh hoạt tình dục.
Kêu gọi sự tham gia của cha mẹ, thầy cô giáo vào chƣơng trình giáo dục giới tính.

-

Tổ chức các buổi tập huấn về giáo dục giới tính cho cha mẹ và thầy cô cấp 3 trên
toàn thành phố.
Tăng cƣờng cung cấp các thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên các
phƣơng tiện truyền thông đại chúng để mọi ngƣời trong xã hội hiểu đúng vai trò của giáo
dục giới tính cho tuổi VTN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1


Bệnh viện Từ Dũ. (2008). Báo cáo tổng kết hoạt động bệnh viện.

2

UNFPA. (2007). Nghiên cứu về SKSS tại Việt Nam: Báo cáo rà soát các
nghiên cứu giai đoạn 2000-2005, Hà Nội.

3

Đặng Nguyên Anh. (2000). Vị thành niên và biến đổ xã hội. Viện xã hội học và
hội đồng dân số

4

Nguyển Quốc Anh, Nguyễn Mỹ Hƣơng, Daniel Weitranb & Meredith Caplan.
(1999). Khảo sát kiến thức thái độ hành vi của thiếu niên Hải Phòng với các
vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Ủy Ban quốc gia dân số và kế hoạch
hóa gia đình.

5

Hồ Ngọc Điệp. (2001). Nghiên cứu dịch tễ học về các yếu tồ ảnh hưởng đến
quyết định giữ thai của phụ nữ vi thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh năm
1998. Đại học Y Dƣợc TP.HCM, TP HCM.

6

Phạm Gia Đức & Tạ Thị Thanh Thủy. (1997). Kiến thức thai độ hành vi sinh
sản ở tuổi thiếu niên học sinh Tp.HCM. Thời sự y dược học, II(8), 45 - 47.

19


7

Nguyễn Đức Trí Dũng. (1999). Nghiên cứu kiến thức thái độ hành vi tính dục
của học sinh phổ thông trung học tại Tp.HCM. Đại học Y dƣợc Tp.HCM, Hồ
Chí Minh.

8

Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng. (2008). Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục về
giới tính của học sinh trường Ngô Tất Tố, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2008, Đại học Y dược TPHCM.

9

Huỳnh Thanh Hƣơng. (2005). Các yếu tố nguy cơ của phá thai to ở tuổi vị
thành niên. Đại Học Y Dƣợc Tp.HCM, Hồ Chí Minh.

10

Diệp Từ Mỹ & Nguyễn Văn Lơ. (2004). Kiến thức, thái độ, thực hành về sức
khỏe sinh sản của học sinh PTTH TPHCM năm 2004. Tap chí Y học TPHCM,
9(1), 69 - 71.

11

Nguyễn Xuân Nghĩa. (1997). Sơ bộ tìm hiểu trẻ em bị lạm dụng tình dục tại
Tp.HCM. Bộ Y tế và Hội đồng dân số.


12

Bộ Y tế & SIDA. (2006). Điều tra quốc gia về vị thành niên, thanh niên
Việt Nam. Báo cáo chuyên đề: Một số vấn đề sức khỏe tình dục và sinh sản
của vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY).

13

Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. (2004). Một số yếu tố ảnh hưởng hành vi quan hệ
tình dục của học sinh cấp 3 tại Tp.HCM. Đại học Y dƣợc Tp.HCM, Hồ Chí
Minh.

14

Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. (2004). Một số yếu tố liên quan đến nạo phá thai
ở phụ nữ có thai lần đầu tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí y Tế Công Cộng, 8(2).

15

Abortion: Adolescent‟ attitudes. Am.J.Public Health, 61(4), 730 - 738.

16

Bacci A, Manhica GM, Machun go F, Bugalho A & Cuttini M. (1993).
Outcome of teenage pregnancy in Maputo, Mozambique. Int- GynaecolObste(40), 19 - 23.

17

Bluestein D & Rutledge CM. (1993). Mối quan hệ gia đình và triệu chứng trầm

cảm trƣớc phá thai Fam Pract Res J, 13, 149 - 156.

18

Burkman RT, Atienza MF & King TM. (1984). Nguy cơ mắc bệnh trong trẻ vị
thành niên trải qua phá thai Contraception, 30, 99 - 105.

19

Campbell NB, Franco K & Jurs S. (1988). Nạo thai ở trẻ vị thành
niên. Adolescence, 23, 813 - 823.

20

Chilman S.C. (1990). Social and psychological concerning adoslescent bearing:
1970-1980. Journal of Marriage and family(42), 793 - 805.

21

Daling JR, Malone KE, Voigt LF, White E & Weiss NS. (1994). Nguy cơ ung
thƣ vú ở phụ nữ trẻ: mối liên quan với phá thai. J Natl Cancer Inst, 86, 1584 1592.

20


22

David M. Fergusson, L. John Horwood & Joseph M. Boden. (2008). Phá thai và
những rối lọan về sức khỏe tâm thần: những bằng chứng của nghiên cứu dọc
trong 30 năm. The British Journal of Psychiatry, 193, 444 - 451.


23

Eskenazi B, Fenster L & Sidney S. (1991). Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ
của tiền sản giật. JAMA, 266, 237 - 241.

24

Franz W & Reardon D. (1992). Những ảnh hƣởng khác nhau của phá thai trên
trẻ vị thành niên và ngƣời trƣởng thành. Adolescence, 27, 161 - 172.

25

Gissler M, Hemminki E & Lönnqvist J. (1996). Tự tử sau mang thai ở Phần
Lan, 1987 - 1994. BMJ, 313, 1431 - 1434.

26

Hofferth S.L & Hayes C.D. (1987). Risking the future: Adolescent Sexuality,
Pregnancy and Childbearing 1, Washington DC: National Academy of
Science.

27

Ineichen B. (1986). Contraceptive experience and attitude to motherhood of
teenage mother. Juornal of Biosocial Science(18), 387 - 394.

28

Kirby D. (1997). No easy answer: Research findings on programs to reduce

teen pregnancy. National Campaign to Prevent teen pregnancy.

29

Mensch S.B, H.W, C. & Anh DN. (2003). Adolescent In Vietnam: loking
beyond reproductive health. Family plainning Perspectives, 34(4), 249 - 262.

30

Moore S & Rosenthal D. (1994). Sexual risk I (AIDS and sexually
transmissible diseases), Sexualy risk II (Presnancy and Abortion). In Sexuality
in Aldolescence (pp. 124 - 155). London and New York: Ruotledge.

31

Parazzini F, Ferraroni M, Tozzi L, Ricci E, Mezzopane R & La Vecchia C.
(1995). Phá thai và nguy cơ thai ngoài tử cung Human Reproductive, 10, 1841
- 1844.

32

Slava V Gaufberg. (2008). Abortion, complication. emedicine specialties emergency medicine - obstetrics & gynecology.

33

Spence M. Sexually Transmitted Disease Bulletin. John Hopkins University.

34

Sykes P. (1993). các biến chứng của việc chấm dứt thai kỳ: hồi cứu các trƣờng

hợp nhập viện từ năm 1989 - 1990. New Zealand Medical Journal, 106, 83 85.

35

Tine Gammeltoft & Nguyen Minh Thang. (1999). Tình yêu chúng em không
giới hạn - Our love has no limits. NXB Thanh Niên Hà Nội.

36

Xiong X, Fraser WD & Demianczuk NN. (2002). Tiền sử phá thai, sanh non,
các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật: Nghiên cứu trong cộng đồng. Am J Obstet
Gynecol, 187, 1013 - 1018.

21


HỘI CHỨNG TRẺ BỊ LẮC
SHAKEN BABY SYNDROME
Nguyễn Công Nghĩa*,
*: Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Tác giả: Ts. Bs. Nguyễn Công Nghĩa – 0936129696 –
Có thể bạn chƣa bao giờ nghe tới hoặc chƣa từng chú ý đến hội chứng này. Hội chứng
này đƣợc mô tả lần đầu tiên vào những năm 1970, nhƣng đƣợc sự chú ý và nghiên cứu
đặc biệt vào khoảng 10 năm gần đây. Mang tên là hội chứng trẻ bị lắc (Shaken Baby
Syndrome - SBS) hay đôi khi đƣợc gọi là chấn thƣơng đầu kiểu ngƣợc đãi (Abusive Head
Trauma).
Hội chứng này là gì và tổn thương như thế nào?
Hội chứng này là dạng nặng của chấn thƣơng đầu và não gây ra bởi rung lắc mạnh trẻ sơ
sinh hoặc trẻ nhỏ. Hội chứng này thƣờng xảy ra ở trẻ dƣới 2 tuổi tuy nhiên có thể tới 5
tuổi, và gặp nhiều nhất ở trẻ dƣới 9 tháng. Tại Mỹ, ƣớc tính khoảng 1200 đến 1400 trẻ bị

chấn thƣơng hoặc chết do lý do rung lắc mỗi năm, theo con số từ Trung tâm quốc gia
kiểm soát hội chứng trẻ bị lắc. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nhiều bởi nhiều
trƣờng hợp không phát hiện đƣợc. Thụy sĩ báo cáo một con số thấp hơn rất nhiều: chỉ có
49 trƣờng hợp đƣợc báo cáo từ năm 2002-2007, trên phạm vi khoảng 80% dân số nƣớc
này.
Động tác bế và rung lắc của ngƣời lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy
theo tập quán sinh hoạt. Sự nguy hiểm nhất đề cập trong bài này là những rung lắc khi bế
xốc trẻ trong tƣ thế đứng và không giữ cố định cổ để cho cổ di chuyển theo hƣớng trƣớc
sau. Tuy nhiên nguy hiểm vẫn xảy ra khi bế trẻ ở mọi tƣ thế mà rung lắc mạnh với cƣờng
độ cao hoặc dừng hay va chạm đột ngột. Các nghiên cứu cho thấy những tổn thƣơng có
thể xảy ra chỉ trong với 5 giây rung lắc. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thƣơng
não vĩnh viễn. Trƣờng hợp rất nặng có thể dẫn tới chết.
Trẻ sơ sinh có kích thƣớc đầu lớn và nặng khoảng 1 phần tƣ so với toàn cơ thể. Trong
đầu, có những khoảng trống giữa não và xƣơng sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.
Não của trẻ thì mềm với màng não mỏng. Các cơ và dây chằng vùng cổ thì yếu và chƣa
phát triển cũng chƣa thể chịu đựng đƣợc sức nặng của đầu, sự lỏng lẻo này đƣợc ví nhƣ
đầu chiếc roi (vì thế hội chứng này có tên lúc đầu là whiplash shaken baby). Khi bị rung
lắc, xƣơng sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu đƣợc những lực này, sẽ chuyển lực tới não,
khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xƣơng sọ, làm giập
não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não
22


cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dƣới màng cứng, ngoài màng cứng,
dƣới màng nhện, tăng áp lực nội sọ. Những tổn thƣơng này có thể là vĩnh viễn. Tuy nhiên
những tổn thƣơng này không thể thấy đƣợc từ bên ngoài bằng mắt thƣờng. Nhiều trƣờng
hợp tổn thƣơng trong não nhẹ rất khó phát hiện. Ngoài ra, tổn thƣơng khác rất thƣờng gặp
ở mắt, do chảy máu võng mạc, có thể gây nên giảm thị lực hoặc mù. Các chấn thƣơng
khác có thể gặp ở cổ hay cột sống, hay xƣơng sƣờn.


Hình 1. Tờ rơi để giáo dục cho hội chứng trẻ bị lắc trên trang web của một hội bảo
trợ trẻ em (Children without a voice – USA)
Những tổn thƣơng lâu dài bao gồm chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi
nói và nghe, động kinh, tổn thƣơng kỹ năng định hƣớng, và nhận thức, và cũng có thể tử
vong. Nhiều tổn thƣơng lâu dài chỉ phát hiện đƣợc khi trẻ đã lớn, trên 6 tuổi. Những điều
trị tổn thƣơng này đòi hỏi chi phí tốn kém, với kỹ năng chuyên sâu, và nỗ lực lâu dài.
Nguyên nhân và triệu chứng
Các nguyên nhân lại rất thông thƣờng và không bởi tai nạn. Hầu hết các trƣờng hợp gây
ra khi đứa trẻ khóc liên tục không ngừng và không dỗ đƣợc khiến cho cha mẹ hoặc ngƣời
chăm sóc nỗ lực làm đứa trẻ ngừng khóc hoặc những ngƣời này trong tình trạng bực bội,
mất kiên nhẫn và kiểm soát. Những nỗ lực này đƣợc thể hiện bằng cách rung lắc trẻ với
cƣờng độ cao hoặc có các hành vi mạnh hay có tính bạo lực hơn. Hiện tƣợng này rất phổ
biến một cách không cố ý và không hề chủ tâm gây nguy hiểm cho trẻ.

23


Triệu chứng: Cần lƣu ý rằng rất nhiều trẻ không có triệu chứng rõ rệt bên ngoài. Các dấu
hiệu rõ rệt hơn bao gồm:
- Trẻ bị kích thích mạnh, thay đổi hành vi thông thƣờng, không tiếp xúc
- Đờ đẫn, lơ mơ, hoặc ngủ mê mệt, trƣơng lực cơ giảm (cơ nhẽo)
- Da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán
- Ăn, bú khó, khó nuốt hoặc nôn không có lý do rõ ràng
- Khó thở, ngừng thở hoặc co giật
- Những dấu hiệu cho thấy chấn thƣơng cổ, sƣng nề, cứng cổ, nghẹo về một bên,
khó quay.

Hình 2. Hình ảnh của một trẻ bị lắc: mắt đờ đẫn, da xanh tái, nhất là vùng trán.
Ảnh từ trang web của Trung tâm quốc gia kiểm soát hội chứng trẻ bị lắc – Mỹ.
Chẩn đoán, sơ cứu và điều trị ban đầu

Chẩn đoán: Thƣờng không nhìn thấy các triệu chứng của tổn thƣơng từ bên ngoài. Tuy
nhiên bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện các chảy máu võng mạc mắt khi soi đáy mắt. Khi
nghi ngờ, các bác sĩ nhi khoa có thể tiến hành chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hƣởng từ để
tìm thƣơng tổn.
Sơ cứu ban đầu:
- Hãy gọi cấp cứu, đừng cố vận chuyển trẻ tới bệnh viện trên các phƣơng tiện
thông thƣờng.
- Đừng bế xốc trẻ lên hay cố gắng lắc thêm làm cho trẻ tỉnh lại
24


×