Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN NGƯỜI TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN CÓ TĂNG ĐƢỜNG HUYẾT TẠI HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.63 KB, 12 trang )

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN NGƢỜI TỪ 45 TUỔI TRỞ
LÊN CÓ TĂNG ĐƢỜNG HUYẾT TẠI HUYỆN CẦU NGANG
TỈNH TRÀ VINH
Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Thị Nga, Cao Thị Thanh Lệ, Phan Thị Dung, Nguyễn Ánh Hồng
Nguyễn Tấn Phát, Phạm Hùng Anh, Trần Thanh Sang, Hồng Văn Toàn, cs
Nhóm cố vấn: PGS.TS. Đinh Thanh Huề, GS.TS. Nguyễn Hải Thuỷ
Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Trà Vinh, Trường Cao Đẳng Y Tế Trà Vinh, Bệnh Viện Đa Khoa Khu
Vực Cầu Ngang, Đại Học Y Dược Huế

ABSTRACT
Objectives: (1) Defining the prevalence of the metabolic syndrome according to the
International Diabetes Federation (IDF) 2006 in ≥ 45 year – old – people with high
blood glucose levels living in Cau Ngang district. (2) Describing several characteristics
of the metabolic syndrome.
Subjects and methods: Including the 45 year – old – people living in Cau Ngang district.
A cross – sectional study.
Results: (1) The prevalence of the metabolic syndrome according to IDF 2006 in ≥ 45
year – old – people with high blood glucose levels is 9.7%, ≥ 60 years-old ~ 12.3% ,45 < 60 ~ 7.8%. The prevalence in females seems to be higher than that in males, 13.3%
versus 1.9%. There’s a difference between the rate of the metabolic syndrome in ≥ 45
year – old – Kinh and Khmer with high blood glucose levels . The metabolic syndrome
percentages contain 3 factors: A risk waist circumference, A high blood glucose level,
and the other factor is 0.6%; and two other factors ~ 4.5 % and three other factors ~ 4.6
%. If the waist circumference is measured under 5 cm to the navel, the prevalence of the
metabolic in these subjects will significantly grow up to 14.5 %. (2) Characteristics of the
metabolic syndrome according to the International Diabetes Federation (IDF) 2006 in ≥
45 year – old – people with high blood glucose levels including hypertension is: 82.4 %,
risk triglyceride is 98.9 %, low HDL.c is 60.8%, diabetes is 46.0%, and prediabetes is
54.0%. A risk waist circumference and ages likely relates to hypertension, blood glucose
levels, and triglyceride.
Conclusion: the prevalence of the metabolic syndrome according to IDF 2006 in ≥ 45
year – old – people with high blood glucose levels is 9.7%. If the waist circumference is


measured under 5 cm to the navel, the prevalence of the metabolic in these subjects will
significantly grow up to 14.5 %. High triglyceride levels and hypertension are factors
which take high percentages of the metabolic syndrome. The waist circumference which
1


seems to be an important factor related to other factors needs to be focused to reduce the
prevalence and development of the metabolic syndrome.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong những quan tâm về sức khỏe cộng
đồng trong thiên niên kỷ XXI này. Đây là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hai đại dịch
lớn đó là bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 (ĐTĐ type 2). Tần suất và tỷ lệ HCCH
ngày càng gia tăng và có khuynh hướng trẻ hoá tăng dần theo tuổi [2]. Từ định nghĩa
chính thức đầu tiên của HCCH của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) (1999) một số định
nghĩa khác đã được giới thiệu. Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của
TCYTTG, của nhóm nghiên cứu Châu Âu về đề kháng Insulin (EGIR)và NCEP ATP III
và hiện nay là của liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF)[8] [10].
Một trong những tiêu chí của HCCH theo IDF (2006) là Glucose máu đói ≥ 100 mg%.
Nhiều nghiên cứu ghi nhận ngay khi phát hiện ĐTĐ trên 50% bệnh nhân này đã có biến
chứng tim mạch, nghĩa là biến chứng tim mạch đã hình thành ở giai đoạn tiền lâm sàng
của ĐTĐ khi nồng độ glucose máu lúc đói ≥ 100 - 125 mg/dl và/hay là glucose máu 2 giờ
sau NPDN glucose ≥140-199 mg/dl và với nồng độ trên cũng đã được Hiệp hội Đái tháo
đường Hoa Kỳ (2008) có sự đồng thuận của TCYTTG đặt tên chính thức là Tiền đái tháo
đường (Pre-diabetes) [1],[7]. Biến chứng tim mạch đã hình thành ngay từ giai đoạn tiền
ĐTĐ là hậu quả không những do tăng đường huyết mà còn có sự góp phần của các yếu tố
liên quan trong giai đoạn bệnh lý này bao gồm béo phì, rối loạn lipid máu, các hậu quả
của tình trạng kháng insulin [9]. Tại Việt Nam nghiên cứu HCCH chưa được nghiên cứu
nhiều trong cộng đồng, chủ yếu nghiên cứu HCCH trong phạm vi hẹp, tập trung vào các
nghiên cứu của các bệnh viện.
Trà Vinh là một tỉnh vùng sâu Tây nam bộ nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Dân số

khoảng một triệu người, có ba dân tộc sinh sống là Kinh, Khmer, Hoa. Cầu Ngang là một
huyện bao gồm tương đối đầy đủ những đặc điểm đại diên cho tỉnh Trà Vinh về vị trí địa
lý, kinh tế, văn hóa, xã hội. Phát xuất từ các yếu tố bệnh lý và đia dư nói trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu HCCH có tăng glucose máu theo tiêu chí của IDF (2006) trên người
từ 45 tuổi trở lên nhằm góp phần nêu được nét đặc thù của hội chứng này của địa phương
và qua đó tìm ra những biện pháp nhằm hạn chế các tai biến tim mạch và đái tháo đường
xảy ra cho bệnh nhân có các tiêu chí của HCCH góp phần gia tăng hiệu quả trong công
tác chăm sóc khỏe ban đầu trong cộng đồng.
Mục tiêu đề tài:
1. Xác định tỷ lệ của hội chứng chuyển hoá theo IDF 2006 trên người từ 45 tuổi trở
lên có tăng glucose máu thuộc huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh.
2. Mô tả một số đặc điểm của HCCH theo các tiêu chí của IDF 2006.
2


2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng
Những người từ 45 tuổi trở lên có hộ khẩu và đang sinh sống ở huyện Cầu Ngang,
tỉnh Trà Vinh.
Cỡ mẫu được tính theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn như sau:
n 



2

p (1  p )
[3]
c2


n là số đối tượng cần nghiên cứu.
γ = 1.96 tương ứng với α = 0.05 (xác suất 95%).
p là tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng, giả định p = 23 %.
c là sai số lựa chọn = 0.03.
n = (1.96)2 x 0.23 x 0.77/(0.03)2 ≈ 756
Hệ số điều chỉnh là 2
Chọn n = 756 x 2 ≈ 1512 ≈ 1816
Kỹ thuật chọn mẫu:
Chọn mẫu chùm nhiều giai đoạn kết hợp phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ với
kích thước và phương pháp ngẫu nhiên đơn [3].
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu ngang mô tả.
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH:
* Theo tiêu chí của IDF năm 2006 bao gồm:
- Béo phì dạng nam đối nếu vòng bụng của nam bệnh nhân > 90 cm và nữ > 80 cm.
- Phối hợp với 2 trong 4 yếu tố sau đây:
+ Tăng Triglycerides:  150 mg/dl (1.7 mmol/l).
+ Giảm HDL.C: < 40 mg/dl (1.03 mmol/l) ở nam và <50 mg/dl (1.3 mmol/l) ở nữ.
+ Tăng huyết áp:  130/85 mmHg, hay đang điều trị THA được chẩn đoán trước.
+ Tăng glucose máu đói  100mg/dl ( 5.6 mmol/l)
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm Epi-info 2002 và
Excel 2003.
* Dựa theo tiêu chí trên, tiêu chí chẩn đoán trong nghiên cứu này là :
Béo phì dạng nam đối nếu vòng bụng của nam bệnh nhân > 90 cm và nữ > 80 cm.
Tăng glucose máu đói  100mg/dl ( 5.6 mmol/l)
Phối hợp với 2 trong 4 yếu tố sau đây:
+ Tăng Triglycerides:  150 mg/dl (1.7 mmol/l).
+ Giảm HDL.C: < 40 mg/dl (1.03 mmol/l) ở nam và <50 mg/dl (1.3 mmol/l) ở nữ.
+ Tăng huyết áp:  130/85 mmHg, hay đang điều trị THA được chẩn đoán trước.


3


3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa trên ngƣời ≥ 45 tuổi có tăng Glucose máu
3.1.1. Tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa trên người ≥ 45 tuổi có tăng đường huyết
Bảng 3.1. Tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa trên người ≥ 45 tuổi có tăng đường huyết
Chỉ số nghiên cứu
HCCH
Tỷ lệ
KTC 95%
p
%
1.
45 - <60
81
7.8
6.3 – 9.6
Tuổi
< 0.001
≥ 60
95
12.3
10.1 – 14.8
2.
Nam
11
1.9
1.4 – 2.3
Giới

< 0.001
Nữ
165
13.3
11.5 – 15.3
3.
Kinh + khác
145
12.3
10.5 – 14.4
Dân tộc
< 0.001
Khmer
31
4.9
3.4 – 7.0
4. Chung
Có HCCH
176
9.7
8.4 – 11.2
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 176/1816 người ≥ 45 tuổi tại Cầu Ngang đủ
tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH có tăng Glucose máu, tỷ lệ là 9,7%. Tỷ lệ người tăng
Glucose máu có HCCH tuổi ≥ 60 là 12.3% cao hơn tỷ lệ này ở nhóm tuổi 45 - < 60 là
7.8%. Tỷ lệ nữ tăng Glucose máu có HCCH cao hơn nhiều so với nam tăng Glucose máu
có HCCH: 13.3% so với 1.9%. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ người tăng Glucose máu có
HCCH trong các dân tộc. Dân tộc Kinh có HCCH cao hơn Dân tộc Khmer.
3.1.2. Phối hợp giữa Béo phì dạng nam, tăng glucose máu, và các thành tố khác:
Bảng 3.2. Phối hợp giữa Béo phì dạng nam, tăng glucose máu, và các thành tố khác và giới
Phối

Nam
Nữ
Tổng cộng
hợp
TS
Tỷ lệ %(KTC
TS
Tỷ lệ %(KTC
TS
Tỷ lệ %(KTC
thành tố
95%)
95%)
95%)
khác
1
0
0 % (0.0 – 0.8)
10 0.6 % (0.4 – 1.5)
10 0.6 %(0.3 – 1.0)
2
7
1.2 % (0.5 – 2.6)
75 6.0% (4.8 – 7.6)
82 4.5% (3.6 – 5.6)
3
4
0.7% (0.2 – 1.9)
80 6.4% (5.2 – 8.0)
84 4.6 % (3.7 – 5.7)

Theo IDF (2006) muốn xác định HCCH tiêu chí cơ bản phải là béo dạng nam. Kết
quả bảng 3.2. chúng tôi ghi nhận tỷ lệ người béo dạng nam, tăng Glucose máu ≥ 45 tuổi
có kèm 1 thành tố khác là 0.6 % , trong đó nữ bệnh nhân 0.6 % và nam là 0 %. Tỷ lệ
bệnh nhân có kèm 2 thành tố khác là 4.5 % và 3 thành tố khác là 4.6 %.
Bảng 3.3. Phối hợp giữa Béo phì dạng nam, tăng glucose máu, và các thành tố khác và tuổi
Phối
45 - <60
≥ 60
Tổng cộng
hợp
TS
Tỷ lệ %(KTC
TS
Tỷ lệ %(KTC
TS
Tỷ lệ %(KTC
thành tố
95%)
95%)
95%)
khác
1
7
0.7% (0.3 – 1.4)
3
0.4 % (0.1 – 1.2) 10 0.6 %(0.3 – 1.0)
2
35 3.4 % (2.4 – 4.7) 47 6.1 % (4.5 – 8.0) 82 4.5% (3.6 – 5.6)
3
39 3.7 % (2.7 – 5.1) 45 5.8 % (4.3 – 7.8) 84 4.6 %(3.7 – 5.7)

Ở lứa tuổi từ 45 đến 60 tỷ lệ người tăng Glucose máu có HCCH thấp hơn nhóm lứa
tuổi ≥ 60 tuổi. Tỷ lệ người có 2 hoặc 3 thành tố khác tăng dần theo tuổi.
4


HCCH ảnh hưởng đến khoảng 24% người Mỹ trưởng thành, theo NHANES III, khoảng
47 triệu người bị HCCH trong đó 44% người ≥ 50 tuổi [8]. Tại Mỹ, theo NHANES III ghi
nhận tỉ lệ mắc bệnh HCCH theo tuổi đối với người trưởng thành là 23.7%. Tỉ lệ mắc bệnh
thay đổi từ 6.7% ở tuổi 20 - 29 đến 43.5% ở tuổi 60 - 69 và 42% ở tuổi 70 và lớn hơn
[11].
3.1.3. Tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa trên người ≥ 45 tuổi có tăng Glucose máu theo tiêu
chuẩn chỉ số vòng eo đo dưới rốn 5 cm
Bảng 3.4. Tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa trên người ≥ 45 tuổi có tăng đường huyết theo chỉ
số vòng eo đo dưới rốn 5 cm
Chỉ số nghiên cứu
HCCH
Tỷ lệ
KTC 95%
p
%
1.
45 - <60
122
11.7
9.9 – 13.9
Tuổi
< 0.001
≥ 60
141
18.2

16.6 – 21.1
2.
Nam
18
3.1
1.9 – 5.0
Giới
< 0.001
Nữ
245
19.7
17.6 – 22.1
3.
Kinh + khác
211
17.9
15.8 – 20.2
Dân tộc
< 0.001
Khmer
52
8.2
6.3 – 10.7
4.
Có HCCH
263
14.5
Chung
12.9 – 16.2
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nếu đo vòng eo theo tác giả Nguyễn Hải Thủy [5]

(đo dưới rốn 5 cm) có 263/1816 người ≥ 45 tuổi có tăng Glucose máu tại Cầu Ngang đủ
tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH, tỷ lệ là 14.5 %. Tỷ lệ người có HCCH tuổi ≥ 60 là 18.2%
cao hơn tỷ lệ này ở nhóm tuổi 45 - < 60 là 11.7%. Tỷ lệ nữ tăng Glucose máu có HCCH
cao hơn nhiều so với nam tăng Glucose máu có HCCH 19.7% so với 3.1 %. Có sự khác
biệt giữa tỷ lệ người tăng Glucose máu mắc HCCH trong các dân tộc. Dân tộc Kinh có
HCCH cao hơn Dân tộc Khmer (p < 0.001). Từ kết quả trên chúng tôi nhận xét rằng: nếu
đo vòng eo dưới rốn 5 cm, tỷ lệ HCCH sẽ tăng nhiều so với đo giửa trung điểm mào chậu
và bờ dưới xương sườn.
3.2. Đặc điểm của HCCH theo các tiêu chí của IDF 2006
3.2.1. Tuổi và giới tính
Bảng 3.5. Tuổi và giới tính của nhóm nghiên cứu (n = 176)
Độ tuổi
Nam
Nữ
Chung
Tỷ lệ (KTC 95%)
45- 59
4
77
81
46.0 (38.5 – 53.7)%*
≥ 60
7
88
95
54.0 (46.3 – 61.5)%*
Tổng cộng
11
165
176

100%
Tuổi TB (năm)
64 ± 11
62 ±11
62 ±11
* p > 0.05
Nghiên cứu này nhóm người có độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ 54 % (46.3 – 61.5), nhóm 45- <60 là
46 % (38.5 – 53.7), độ tuổi trung bình của nam là 64 ± 11 tuổi và nữ là 62 ± 11 tuổi.
5


3.2.2. Chỉ số vòng eo béo dạng nam theo tiêu chí của IDF 2006
Bảng 3.6. Vòng eo theo giới và tuổi (n= 1816)
Độ tuổi
Nam ≥ 90
Nữ ≥ 80
Tổng cộng
Tỷ lệ
cm
cm
45- 59
20
250
270
25.9% (23.3 – 28.7)%
≥ 60
18
234
252
32.5% (29.2 – 36.0)%

Tổng cộng
38
484
522
28.7% (26.7 – 30.9)%
Vòng eo TB (cm) 75.9 ± 8.2* 77.1 ± 9.9* 76.8 ± 9.4* * p > 0.05
Kết quả bảng 3.6. chúng tôi ghi nhận vòng eo trung bình của nam là 75.9 ± 8.2 cm
và nữ là 77.1 ± 9.9 cm. Tỷ lệ người ≥ 45 tuổi có vòng eo nguy cơ là 522/1816 (28.7%),
trong đó tỷ lệ nữ có vòng eo nguy cơ là 484/1241 tương đương 39% cao gấp gần 4 lần so
với nam chỉ có 38/575 người tương đương 6.6% (p < 0.001). Trần văn Huy [4] nghiên
cứu 137 đối tượng có HCCH có độ tuổi trung bình: 66 ± 9 và vòng eo nguy cơ ở nhóm
HCCH là 82.2 ± 9.0cm, tỷ lệ bệnh nhân có HCCH với vòng eo nguy cơ là 74/137
(54.01%).
Bảng 3.7. Vòng eo đo dƣới rốn 5 cm theo giới và tuổi (n = 1816)
Độ tuổi
Nam ≥ 90
Nữ ≥ 80
Tổng cộng Tỷ lệ (p>0.05)
cm
cm
45- 59
37
470
507
48.7% (45.6 – 51.8)%
≥ 60
36
375
411
53.0% (49.4 – 56.6)%

Tổng cộng
73
845
918
50.6% (48.2– 52.9)%
Vòng eo dưới rốn 81.9 ± 6.8* 83.7 ± 6.8* 83.4 ± 8.9* * p > 0.05
5cm TB (cm)
Theo Nguyễn Hải Thủy và cộng sự [5], phương pháp đo vòng eo dưới rốn 5cm là nơi tập
trung lớp mỡ dưới da bụng dầy nhất. Đo ở vị trí này tỷ lệ vòng eo nguy cơ sẽ tăng lên là
50.6 % (49.4 – 56.6%) so với đo ngang rốn là 28.7%. đối tượng nữ có vòng eo dưới rốn
5cm nguy cơ là 68.1% và 12.7% đối với nam. Kết quả ghi nhận rằng vòng eo dưới rốn 5
cm trung bình 83.4 ± 8.9 cm. của nam là 81.9 ± 6.8 cm và nữ là 83.7 ± 6.8 cm. So sánh
giữa 2 trung bình của vòng eo đo ở 2 vị trí khác nhau có giá trị F = 4322, p < 0.001.
Nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân nữ tại Cầu Ngang có vòng eo nguy cơ chiếm tỷ
lệ cao đặt ra cho y tế tuyến cơ sở cần có biện pháp can thiệp kíp thời cho đối tượng phụ
nữ này.
3.2.3. Đặc điểm của HCCH theo IDF 2006:
Theo IDF 2006, HCCH được chẩn đoán khi có béo phì dạng nam kèm 2 đến 4 thành tố là
THA, tăng Triglceride, giảm HDL, và tăng đường huyết. Nghiên cứu này, chúng tôi khu
trú nghiên cứu người có tăng đường huyết có HCCH theo tiêu chí IDF (2006). Trên đối
tượng này, kết quả nghiên cứu được trình bày như sau:
- Tăng huyết áp theo tiêu chí của IDF 2006
6


Bảng 3.8. Chỉ số HA theo giới và tuổi (n= 176)
Tuổi
Nam
Nữ
Chung

Tỷ lệ %(p< 0.05)
45- 59
4
57
61/81
75.3 (64.5 – 84.2)
≥ 60
7
77
84/95
88.4 (80.2 – 94.1)
Tổng cộng
11/11 (100%) 134/165 (81.2%)
145/176
82.4 (75.9 – 87.7)
HHTT TB
164 ± 17
137 ± 18 mmHg
138 ± 19
mmHg
mmHg
HATTr TB
81.4±7.7
86.4 ± 5.0 mmHg
81.7±
mmHg
7.7mmHg
Kết quả bảng 3.8. chúng tôi ghi nhận tỷ lệ người ≥ 45 tuổi có tăng đường huyết đủ
tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH và có tăng huyết áp là 145/176 (82.4 %), trong đó tỷ lệ nữ có
tăng huyết áp là 134/165 tương đương 81.2 % thấp hơn so với nam có 11/11 người tương

đương 100% (p < 0.001). Độ tuổi từ 45 - 59 có tỷ lệ THA là 75.3% và nhóm ≥ 60 tuổi là
88.4 %, p < 0.001. Hoàng Trung Vinh [6] nghiên cứu trên 131 bệnh nhân THA ghi nhận
tỷ lệ tăng TG máu (≥ 1.7 mmol/l) là 51.43%.
Trong nghiên cứu này tỷ lệ ngườicó tăng đường huyết ≥ 45 tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
HCCH và THA tại Cầu Ngang chiếm tỷ lệ cao 82.4 % là mối trăn trở cho ngành y tế đại
phương cần có biện pháp điều trị và quản lý trước mắt và lâu dài cho đối tượng này để
phòng ngừa những biến chứng do THA và tăng đường máu có thể xảy ra cho đối tượng
này.
- Rối loạn lipid máu theo tiêu chí IDF 2006
Bảng 3.9. Nồng độ Triglyceride huyết tương theo tuổi và giới (n = 176)
Độ tuổi
Nam ≥ 1.7
Nữ ≥ 1.7
T. cộng
Tỷ lệ%
mmol/l
mmol/l
45- 59
3
77
80/81
98.8 (93.3 – 100)
≥ 60
7
87
94/95
98.9 (94.3 – 100)
Tổng
10/11 (90.9%)
164/165 (99.4%)

174/176
98.9 (96 – 100)
cộng
TG trung 5.5 ± 4.0 mmol/l 4.6 ± 2.1 mmol/l 4.7 ± 2.3
bình
mmol/l
Kết quả bảng 3.9. chúng tôi ghi nhận tỷ lệ người ≥ 45 tuổi có đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán HCCH: béo phì dạng nam, tăng đường huyết và có nồng độ triglyceride (TG) nguy
cơ là 174/176 (98.9 %). Điều này nói lên rằng hầu hết người có HCCH có tăng đường
máu thì có tăng triglyceride không khác biệt giữa các nhóm tuổi và giới (p > 0.05).
Trần văn Huy [4] tại Khánh Hoà khi nghiên cứu 137 trường hợp có HCCH ghi nhận tỷ lệ
bệnh nhân có nồng độ TG nguy cơ là 100/137 (73%). Nguyễn Hải Thủy [5] ghi nhận tăng
TG hiện là yếu tố nguy cơ cần quan tâm nhất ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2. TG là
7


yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập nhất là bệnh lý mạch vành. Tiêu chí về nồng độ TG nguy cơ
trên các đối tượng này là 150 mg%. Giảm cân là phương pháp hiệu quả để giảm TG. Rối loạn
lipid máu rất thường gặp ở bệnh nhân giảm dung nạp Glucose với tỷ lệ là 84 %.
Bảng 3.10. Nồng độ HDL.c theo tuổi và giới (n = 176)
Độ tuổi
45- 59
≥ 60
Tổng cộng
HDL.c

Nam < 1.03mmol/l
3
2
5/11 (45.5%)

1.1 ± 0.3 mmol/l

Nữ < 1.3 mmol/l
50
52
102/165 (61.8%)
1.2 ± 0.3 mmol/l

Tổng cộng
53
54
107
1.2 ± 0.3 mmol/l

Tỷ lệ %(* p > 0.05)
65.4* (54.0 – 75.7)
56.8* (46.3 – 67.0)
60.8 (53.2 – 68.1)

Kết quả bảng 3.10. chúng tôi ghi nhận tỷ lệ người ≥ 45 tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
HCCH: Béo phì dạng nam, có tăng đường huyết và có nồng độ HDL.c khuyến cáo là 60.8
% trong đó tỷ lệ người từ 45 – 59 tuổi là 53/81 chiếm 65.4 % so với người ≥ 60 tuổi là
54/95 chiếm 56.8 % người có HCCH cùng độ tuổi. Tỷ lệ nam bệnh nhân có HDL.c giảm
là 45.5% và tỷ lệ này ở nữ bệnh nhân là 61.8 %.
Theo tác giả Trần văn Huy nghiên cứu 137 trường hợp có HCCH với nồng độ HDL.c
nguy cơ là 104/137 (75.9%) [4]. So sánh kết quả của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể
giải thích là nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong cộng đồng đa số là người lao động
chân tay.
- Tăng đường huyết theo tuổi và giới
Bảng 3.11. Đái tháo đƣờng theo tuổi và giới (n = 176)

Tỷ lệ %(*p >
Độ tuổi
Nam
nữ
Tổng cộng
0.05)
45- 59
1
36
37/81
45.7 %*
≥ 60
3
41
44/95
46.3 %*
Tổng cộng
4/11 (36.4%) 77/165 (46.7%)
81/176
46.0 (46.3 – 61.5)
Kết quả bảng 3.11. chúng tôi ghi nhận tỷ lệ đái tháo đường người ≥ 45 tuổi có tăng
đường huyết đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH là 46.0%. Trong đó tỷ lệ đái tháo đường
giữa các nhóm tuổi khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nam bệnh nhân đái tháo
đường là 36.4% và tỷ lệ này ở nữ bệnh nhân là 46.7%.
Bảng 3.12. Tiền Đái tháo đường theo tuổi và giới (n = 176)
Tỷ lệ % (*p >
Độ tuổi
Nam
nữ
Tổng cộng

0.05)
45- 59
3
41
44/81
54.3 %*
≥ 60
4
47
51/95
53.4 %*
Tổng cộng
7/11 (63.6 %)
88/165 (53.3
95/176
54.0 (46.3 – 61.5)
%)
Bảng 3.12. thể hiện rằng tỷ lệ tiền đái tháo đường người ≥ 45 tuổi có tăng đường
huyết đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH là 54.0 %. Trong đó tỷ lệ tiền đái tháo đường giữa
8


các nhóm tuổi khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nam bệnh nhân tiền đái tháo
đường là 63.6 % và tỷ lệ này ở nữ bệnh nhân là 53.3 %. Kết quả của chúng tôi dường như
thấp hơn kết quả của tác giả Trần văn Huy nghiên cứu 137 trường hợp có HCCH có
đường máu (≥110 mg/dl) là 78/137 (56.9%). Có thể do chúng tôi chọn tiêu chí IDF 2006
với giá trị Glucose là ≥100 mg/dl.
Bảng 3.13. Tương quan
HHTT HDL
Tuoi

VE
VEDR HHTT
G0
TG
* p < 0.05
r
1.00
Tuoi
0.10*
1.00
VE
1.00
VEDR 5cm 0.07*
0.20*
0.01*
0.31*
1.00
HHTT
0.40*
0.21*
0.19*
1.00
HHTTr
- 0.07
- 0.00
- 0.00
0.00
0.00
1.00
HDL.c

0.03*
0.55*
0.48
0.01
0.01
0.00
1.00
G0
0.03
0.04*
0.04*
0.01*
0.00
0.25
0.01* 1.00
TG
Kết quả bảng 3.13. chúng tôi ghi nhận: vòng eo nguy cơ đo ở cả hai vị trí khác nhau
có tương quan với HATT ( r = 0.01 và r = 0.31) và HATTr ( r = 0.21 và 0.19). Vòng eo có
tương quan thuận với nồng độ glucose máu r = 0.55. Tuổi có tương quan thuận với huyết
áp tâm thu và tâm trương r = 0.20 và 0.40. Tuổi tương quan thuận với nồng độ Glucose
máu. Nồng độ TG tương quan với tuổi. vòng eo. HATT (r = 0.03, 0.04, 0.01).
IV. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa có tăng đường huyết trên người ≥ 45 tuổi
* Tỷ lệ người ≥ 45 tuổi tại Cầu Ngang có tăng Glucose máu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
HCCH là 9.7%. Tỷ lệ người tăng Glucose máu có HCCH tuổi ≥ 60 là 12.3% cao hơn tỷ
lệ này ở nhóm tuổi 45 - < 60 là 7.8%. Tỷ lệ nữ tăng Glucose máu có HCCH cao hơn
nhiều so với nam tăng Glucose máu có HCCH: 13.3% so với 1.9%. Có sự khác biệt giữa
tỷ lệ tăng Glucose máu có HCCH trong các dân tộc. Tỷ lệ này ở Dân tộc Kinh cao hơn
Dân tộc Khmer.
* Tỷ lệ người ≥ 45 tuổi có 3 thành tố: béo phì dạng nam, có tăng Glucose máu và 1 thành

tố khác là 0.6%, 2 thành tố khác là 4.5 % và 3 thành tố khác là 4.6 %. Ở lứa tuổi từ 45 đến
60 tỷ lệ người tăng Glucose máu có HCCH thấp hơn nhóm lứa tuổi ≥ 60 tuổi. Tỷ lệ người
có tăng Glucose máu có HCCH kèm 2 hoặc 3 thành tố khác tăng dần theo tuổi.
* Nếu đo vòng eo theo tác giả Nguyễn Hải Thủy (đo dưới rốn 5 cm) tỷ lệ người ≥ 45 tuổi
có tăng Glucose máu tại Cầu Ngang đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH là 14.5 % tăng nhiều
so với đo giửa trung điểm mào chậu và bờ dưới xương sườn.
9


* Tỷ lệ người tăng Glucose máu có HCCH tuổi ≥ 60 là 18.2% cao hơn tỷ lệ này ở nhóm
tuổi 45 - < 60 là 11.7%. Tỷ lệ nữ tăng Glucose máu có HCCH cao hơn nhiều so với nam
tăng Glucose máu có HCCH 19.7% so với 3.1 %. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ người tăng
Glucose máu mắc HCCH trong các dân tộc. Dân tộc Kinh có HCCH cao hơn Dân tộc
Khmer (p < 0.001).
* Vòng eo trung bình của nam là 75.9 ± 8.2 cm và nữ là 77.1 ± 9.9 cm. Tỷ lệ người ≥ 45
tuổi có vòng eo nguy cơ là 28.7%. Trong đó tỷ lệ nữ có vòng eo nguy cơ là 39 % cao gấp
gần 4 lần so với nam chỉ có 6.6 % (p < 0.001).
- Đặc điểm của HCCH theo IDF 2006
* Tỷ lệ người ≥ 45 tuổi có tăng Glucose máu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH và có tăng
huyết áp là 82.4 %. trong đó tỷ lệ nữ có tăng huyết áp là 81.2 % thấp hơn so với nam là
100 % (p < 0.001). Độ tuổi từ 45 - 59 có tỷ lệ THA là 75.3% và nhóm ≥ 60 tuổi là 88.4
%. p < 0.001.
* Tỷ lệ người ≥ 45 tuổi có tăng Glucose máu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH và có nồng
độ TG nguy cơ là 98.9 %. Đa số người có tăng Glucose máu có HCCH thì có tăng
triglyceride không khác biệt giữa các nhóm tuổi và giới (p > 0.05).
* Tỷ lệ người ≥ 45 tuổi có tăng Glucose máu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH và có nồng
độ HDL.c khuyến cáo là 60.8 % trong đó tỷ lệ người từ 45 – 59 tuổi là 65.4 % so với
người ≥ 60 tuổi là 56.8 %. Tỷ lệ nam bệnh nhân có HDL.c giảm là 45.5% và tỷ lệ này ở
nữ là 61.8%.
* Tỷ lệ đái tháo đường người ≥ 45 tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH là 46.0%. Trong

đó tỷ lệ đái tháo đường giữa các nhóm tuổi khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ
nam bệnh nhân đái tháo đường là 36.4% và tỷ lệ này ở nữ bệnh nhân là 46.7%.
* Tỷ lệ tiền đái tháo đường người ≥ 45 tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH là 54.0 %.
Trong đó tỷ lệ tiền đái tháo đường giữa các nhóm tuổi khác nhau không có ý nghĩa thống
kê. Tỷ lệ nam bệnh nhân tiền đái tháo đường là 63.6 % và tỷ lệ này ở nữ bệnh nhân là
53.3 %.
* Vòng eo nguy cơ đo ở cả hai vị trí khác nhau có tương quan với huyết áp, nồng độ
glucose máu, triglyceride. Tuổi tương quan thuận với nồng độ Glucose máu, triglyceride,
vòng eo, huyết áp.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Bàng (2008), “Tiền Đái Tháo Đường”, Kỷ yếu Hội Nghị Nội Tiết Đái Tháo
Đường Miền Trung lần thứ VI, Tạp Chí Y Học Thực Hành (616-617), trang 79-86.
2. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Hải Thủy (2008), “Béo phì”, Giáo trình sau đại học
chuyên ngành Nội Tiết - Chuyển Hoá, NXB Đại Học Huế, trang 304 - 310.
3. Đinh Thanh Huề (2004), “Nghiên cứu trên mẫu”, Phương pháp dịch tễ học, NXB Y
10


Học, tr. 120-124.
4. Trần Văn Huy (2007), “Béo phì trong Hội chứng chuyển hoá”, Tạp chí tim mạch
học Việt Nam, số 46. 5/2007, trang 36 - 45.
5. Nguyễn Hải Thuỷ (2008), “Hội chứng chuyển hoá”, Bệnh tim mạch trong rối loạn
nội tiết và chuyển hoá, NXB Đại Học Huế, trang 59 - 71.
6. Hoàng Trung Vinh. Quách Hữu Trung (2005), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá ở
bệnh nhân THA”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội Hội Nội Tiết và Đái Tháo
Đường quốc gia Việt Nam lần thứ 3, Huế 4/2005, Tạp chí Y Học Thực Hành Số 507-508,
trang : 427 - 432.
7.
Alan J. Garber (2008), “Diagnosis and management of pre-diabetes in continuum of
hyperglycemia- when do the risk diabetes begin? A consensus statement from the

American college of endocrinology and the American association of clinical
endocrinologists”, Endocrine practice, Medscape.
8. CDC/CHS, Jama, NHANES. NHLBI, “Metabolic syndrome – Statistics 2004”.
American Heart Association. http:// wwww. americanheart.org.14.
9. David M. Kendal. MD (2005), “Clinical management of metabolic syndrome”, 65th
scientific sessions of American Diabetes Association, Medscape.
10. Paul Z., George A., Jonathan S., “A new IDF worldwide definition of metabolic
syndrome: the rationale and the results”, Diabetes Voice, September 2005, Issue 3rd.
11. Third NHANES Survey, “Prevalence among U.S Adults of o metabolic syndrome
associated with obesity”, ATP III report ;
/>TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ của hội chứng chuyển hoá theo IDF (2006) trên
người từ 45 tuổi trở lên có tăng glucose máu thuộc huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh.(2)
Mô tả một số đặc điểm của HCCH theo các tiêu chí của IDF 2006.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những người từ 45 tuổi trở lên có hộ khẩu và
đang sinh sống ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Sử dụng phương pháp nghiên cứu
ngang mô tả.
Kết quả và bàn luận: (1) Tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa người ≥ 45 tuổi có tăng đường
huyết: Tỷ lệ người có tăng đường huyết đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH là 9.7%, tuổi ≥
60 là 12.3%, tuổi 45 - < 60 là 7.8%. Tỷ lệ nữ tăng đường huyết có HCCH cao hơn nhiều
so với nam tăng đường huyết có HCCH 13.3% so với 1.9 %. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ
hiện mắc HCCH ở người có tăng đường huyết giữa dân tộc Kinh và Khmer. Tỷ lệ HCCH
có 3 thành tố: có béo phì dạng nam, tăng đường huyết và một thành tố khác là 0.6%, 2
thành tố khác là 4.5 % và 3 thành tố khác là 4.6 %. Nếu đo vòng eo dưới rốn 5 cm tỷ lệ
người ≥ 45 tuổi có tăng đường huyết đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH là 14.5 % tăng
11


nhiều so với đo giửa trung điểm mào chậu và bờ dưới xương sườn. Tỷ lệ nữ tăng đường
huyết có HCCH cao hơn nhiều so với nam có tăng đường huyết có HCCH 19.7% so với

3.1 %. (2) Đặc điểm của HCCH theo IDF 2006: Tỷ lệ người có tăng đường huyết ≥ 45
tuổi, béo phì dạng nam kèm có tăng huyết áp (THA) là 82.4 %, có nồng độ TG nguy cơ là
98.9 %, có nồng độ HDL.c giảm là 60.8, có đái tháo đường người là 46.0%, tiền đái tháo
đường người 54.0%. Vòng eo nguy cơ và tuổi có tương quan với huyết áp, nồng độ
glucose máu, triglyceride.
Kết luận: Tỷ lệ người ≥ 45 tuổi tăng đường huyết có Hội chứng chuyển hóa là 9.7%. Nếu
đo vòng eo dưới rốn 5 cm tỷ lệ này là 14.5 %. Tăng triglyceride và tăng huyết áp là hai
thành tố chiếm tỷ lệ rất cao ở người tăng đường huyết có HCCH. Vòng eo là thành tố
đáng chú ý có tương quan với những thành tố khác cần được quan tâm để làm giảm tỷ lệ
và tiến triển của HCCH.

12



×