Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.32 MB, 242 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TẠ TUYẾT THÁI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CHUYỂN ĐỔI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG HỘ
Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TẠ TUYẾT THÁI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CHUYỂN ĐỔI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG HỘ
Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 62.85.01.03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
2. TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG

HÀ NỘI, NĂM 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ
ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Tạ Tuyết Thái

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
tập thể, cá nhân:
- PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; TS. Nguyễn
Đình Bồng, Hội Khoa học Đất Việt Nam đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện
hoàn thành luận án này;
- Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
và các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Khoa Môi trƣờng và Bộ môn Trắc địa bản đồ
đã góp ý kiến và tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành
luận án này;
- Lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trƣờng, các phòng chức năng UBND tỉnh Hƣng
Yên. Lãnh đạo UBND, các phòng ban chức năng huyện Mỹ Hào và các nông hộ, trang
trại trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án tại địa phƣơng;

- Chồng con và gia đình đã đầu tƣ, hỗ trợ, gánh vác các công việc cho tôi trong
suốt 4 năm học tập và thực hiện luận án;
- Cơ quan và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cổ vũ động viên tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Tạ Tuyết Thái

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng


viii

Danh mục hình

xi

Trích yếu luận án

xii

Thesis abstract

xiv

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

2


1.3

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4

Những đóng góp mới của đề tài

3

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1

Cơ sở lý luận về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp

5

2.1.1


Đất và sử dụng đất

5

2.1.2

Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp

8

2.1.3

Cơ sở lý luận về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp

14

2.2

Cơ sở lý luận về kinh tế nông hộ

17

2.2.1

Khái niệm nông hộ

17

2.2.2


Kinh tế nông hộ

18

2.2.3

Lao động và việc làm

20

2.3

Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của

một số nƣớc trong khu vực và các tổ chức quốc tế
2.3.1

Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của một số
nƣớc trong khu vực

2.3.2

22

22

Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của các tổ
chức quốc tế


27

iii


2.3.3

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

28

2.4

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở Việt Nam

29

2.4.1

Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở Việt Nam

29

2.4.2

Ảnh hƣởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp
đến kinh tế, xã hội, môi trƣờng

2.5


32

Tình hình nghiên cứu về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công

nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1

Tình hình nghiên cứu về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp trên thế giới

2.5.2

2.6

35

35

Các công trình nghiên cứu về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp ở Việt Nam

36

Định hƣớng nghiên cứu

37

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

39


3.1

Địa điểm nghiên cứu

39

3.2

Thời gian nghiên cứu

39

3.3

Đối tƣợng/vật liệu nghiên cứu

39

3.4

Nội dung nghiên cứu

39

3.4.1

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Mỹ Hào

39


3.4.2

Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở huyện
Mỹ Hào tỉnh Hƣng Yên, giai đoạn 2005 - 2012

3.4.3

Ảnh hƣởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến kinh tế
xã hội và môi trƣờng tại 4 xã nghiên cứu

3.4.4

40

Ảnh hƣởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất
nông nghiệp huyện Mỹ Hào tỉnh Hƣng Yên, giai đoạn 2005 - 2012

3.4.5

39

40

Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và bình ổn kinh tế hộ
sau chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp

41

3.5


Phƣơng pháp nghiên cứu

41

3.5.1

Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

41

3.5.2

Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

41

3.5.3

Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp

42

3.5.4

Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

43

3.5.5


Phƣơng pháp phân tích đất, nƣớc

45

iv


3.5.6

Phƣơng pháp xử lý số liệu

47

3.5.7

Phƣơng pháp so sánh

47

3.5.8

Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng

47

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

49


4.1

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Mỹ Hào

49

4.1.1

Điều kiện tự nhiên huyện Mỹ Hào

49

4.1.2

Điều kiện kinh tế và xã hội huyện Mỹ Hào

55

4.2

Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở

huyện Mỹ Hào tỉnh Hƣng Yên, giai đoạn 2005 - 2012

61

4.2.1

Biến động diện tích đất đai huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012


61

4.2.2

Biến động diện tích đất công nghiệp huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 2012

62

4.2.3

Biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012

64

4.2.4

Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp huyện Mỹ
Hào, giai đoạn 2005 - 2012

4.2.5

65

Ảnh hƣởng của chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến cơ
cấu lao động theo các ngành ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012

4.3

68


Ảnh hƣởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến

kinh tế xã hội và môi trƣờng tại 4 xã nghiên cứu

69

4.3.1

Cơ cấu kinh tế và lao động của 4 xã nghiên cứu

69

4.3.2

Phƣơng thức sử dụng nguồn tiền bồi thƣờng, hỗ trợ từ thu hồi đất nông
nghiệp chuyển sang đất công nghiệp

4.3.3

So sánh bình quân diện tích đất nông nghiệp và mức độ đầu tƣ vốn vào
sản xuất nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu

4.3.4

74

Đánh giá của nông hộ về kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trƣờng sau chuyển
đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở huyện Mỹ Hào năm 2012

4.4


72

Đầu tƣ cho đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp của nông hộ bị thu
hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp

4.3.5

70

76

Ảnh hƣởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến

sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào tỉnh Hƣng Yên, giai đoạn
2005 - 2012

80

v


4.4.1

Biến động diện tích các loại hình sử dụng đất huyện Mỹ Hào, giai đoạn
2005 - 2012

80

4.4.2


Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012

83

4.4.3

Đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất nông nghiệp để đề xuất cho
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên

94

4.4.4

Đề xuất loại hình sản xuất nông nghiệp trong tƣơng lai ở huyện Mỹ Hào

4.5

Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và bình ổn kinh

110

tế hộ sau chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất
công nghiệp

113

4.5.1

Giải pháp chuyển hƣớng nghề nghiệp và đào tạo nghề


113

4.5.2

Giải pháp tập trung thâm canh sản xuất các sản phẩm hàng hóa

115

4.5.3

Giải pháp ƣu tiên đầu tƣ vốn cho sản xuất nông nghiệp

116

4.5.4

Giải pháp khoa học kỹ thuật

117

4.5.5

Giải pháp về quản lý đất đai

119

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

120


5.1

Kết luận

120

5.2

Kiến nghị

122

Danh mục các công trình công bố

123

Tài liệu tham khảo

124

Phụ lục

130

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CPTG

Chi phí trung gian

FAO

Tổ chức Nông Lƣơng thế giới
(Food and Agriculture Organization)

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)

GD&ĐT


Giáo dục và đào tạo

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

IDB

Ngân hàng phát triển liên Mỹ (Inter American Development Bank)

ILO

Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization)

KCN

Khu công nghiệp


KCX

Khu chế xuất

KDC

Khu dân cƣ

LĐTB-XH

Lao động Thƣơng Binh và Xã hội

LUT

Loại hình sử dụng đất (Land Use Types)

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QL

Quốc lộ

SXNN


Sản xuất nông nghiệp

TP

Thành phố

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

STT
3.1

Trang

Phân bổ phiếu điều tra theo tỷ lệ % diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông
nghiệp chuyển sang đất công nghiệp tại 4 xã nghiên cứu


42

3.2

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

44

3.3

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

45

3.4

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng

45

3.5

Các chỉ tiêu phân tích đất

46

4.1

Thời tiết khí hậu huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên


51

4.2

Nhóm đất chính ở huyện Mỹ Hào

52

4.3

Cơ cấu GDP huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012

56

4.4

Một số chỉ tiêu bình quân về kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Hào

57

4.5

Diện tích và dân số của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên năm 2012

59

4.6

Biến động đất đai ở huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012


62

4.7

Biến động đất công nghiệp trong nhóm đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp ở huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012

4.8

63

Biến động diện tích đất các khu công nghiệp huyện Mỹ Hào, giai đoạn
2005 -2012

63

4.9

Biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012

65

4.10

Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp trên địa bàn
huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012

4.11

66


Số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp trên địa
bàn toàn huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012

67

4.12

Tổng số lao động theo các ngành ở huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 – 2012

68

4.13

Đặc điểm kinh tế, xã hội của 4 xã nghiên cứu năm 2012

70

4.14

Phƣơng thức sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ từ thu hồi đất nông nghiệp
chuyển sang đất công nghiệp

71

4.15

So sánh bình quân diện tích đất nông nghiệp theo 3 nhóm nông hộ

72


4.16

Đánh giá của nông hộ về mức độ đầu tƣ vốn vào sản xuất nông nghiệp
tại địa bàn nghiên cứu

73

viii


4.17

So sánh mức độ đầu tƣ cho đào tạo nghề của nông hộ trƣớc và sau khi
thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp

4.18

Đánh giá của ngƣời dân về cơ hội tìm việc làm trƣớc và sau chuyển đất
nông nghiệp sang đất công nghiệp

4.19

75

Tỷ lệ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm sau khi chuyển diện tích đất
nông nghiệp sang đất công nghiệp

4.20


75

Kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào, giai đoạn
2005 - 2012

4.21

76

So sánh tỷ lệ thu nhập của nông hộ từ các ngành nghề trƣớc và sau
chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu

4.22

78

Đánh giá của nông hộ về cơ sở hạ tầng, xã hội, môi trƣờng sau khi chuyển đổi
đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào

4.24

80

So sánh diện tích các loại hình và kiểu sử dụng đất nông nghiệp huyện
Mỹ Hào năm 2005 và 2012

4.26

78


Biến động diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ
Hào năm 2005 và 2012

4.25

77

Đánh giá của nông hộ về mức sống trƣớc và sau khi chuyển đổi đất nông
nghiệp sang đất công nghiệp

4.23

74

82

Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính ở huyện Mỹ Hào năm 2005,
2012 (giá thành đƣợc quy về cùng thời điểm năm 2010)

84

4.27

Hiệu quả kinh tế và xã hội của các kiểu sử dụng đất huyện Mỹ Hào năm 2005

85

4.28

Hiệu quả kinh tế và xã hội của các kiểu sử dụng đất huyện Mỹ Hào năm 2012


86

4.29

So sánh hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
huyện Mỹ Hào năm 2005 và 2012

4.30

87

Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất huyện Mỹ Hào năm 2005
và 2012

4.31

89

Hiệu quả môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện
Mỹ Hào năm 2005 và 2012

4.32

92

Tổng hợp hiệu quả theo loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ
Hào năm 2005

4.33


93

Tổng hợp hiệu quả theo loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ
Hào năm 2012

94

ix


4.34

Tính chất nông hóa đất của mô hình thử nghiệm

96

4.35

Khái quát lý lịch 5 nông hộ đƣợc lựa chọn của mô hình 1

97

4.36

Năng suất thực thu của mô hình 1: Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải

97

4.37


Khái quát lý lịch 5 nông hộ đƣợc lựa chọn của mô hình 2

98

4.38

Năng suất thực thu của mô hình 2: Hành - cải xanh - bắp cải

99

4.39

Khái quát lý lịch 5 nông hộ đƣợc lựa chọn của mô hình 3

99

4.40

Năng suất thực thu của mô hình 3: Nhãn, ổi, xoài, chuối

100

4.41

Khái quát lý lịch 5 nông hộ đƣợc lựa chọn của mô hình 4

101

4.42


Năng suất thực thu của mô hình 4: Cây ăn quả - Cá - Vịt

102

4.43

Khái quát lý lịch 5 nông hộ đƣợc lựa chọn của mô hình 5

102

4.44

Năng suất thực thu của mô hình chuyên cá

103

4.45

Hiệu quả môi trƣờng của 5 mô hình sử dụng đất nông nghiệp

107

4.46

Kết quả phân tích môi trƣờng nƣớc của mô hình Cây ăn quả - Cá - Vịt

107

4.47


Kết quả phân tích môi trƣờng nƣớc của mô hình chuyên cá

108

4.48

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của 5 mô hình theo dõi

109

x


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

4.1

Sơ đồ hành chính huyện Mỹ Hào

4.2

Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở huyện


49

Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012

66

4.3

Hiệu quả kinh tế của 5 mô hình

104

4.4

Hiệu quả đồng vốn trung bình của 5 mô hình

104

4.5

Số công lao động của 5 mô hình

105

4.6

Giá trị ngày công lao động của 5 mô hình

106


xi


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Tạ Tuyết Thái
Tên luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 62.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đóng góp vào cơ sở khoa học về việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả,
ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp của quá trình công
nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Giúp nhà quản lý hoạch định chính sách hỗ trợ ngƣời nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp nhanh chóng ổn định kinh tế hộ, giải quyết lao động, việc làm và khai thác
diện tích đất hợp lý, lựa chọn mô hình sử dụng đất thích hợp, hiệu quả sau khi chuyển
đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp; Ảnh hƣởng của việc chuyển đổi đến sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ sản
xuất nông nghiệp có đất bị thu hồi; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ sau chuyển đổi một phần diện tích đất nông
nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.
- Vật liệu nghiên cứu: Đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp, diện tích
đất nông nghiệp còn lại sau khi đã chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp giai đoạn 2005 - 2012; lao động, việc làm, thu nhập… của nông hộ có đất bị
thu hồi; Các loại cây trồng, vật nuôi.

- Phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp.
+ Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp.
+ Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Phƣơng pháp phân tích đất, nƣớc.
+ Phƣơng pháp xử lý số liệu.
+ Phƣơng pháp so sánh.

xii


+ Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu
lao động, sử dụng nguồn kinh phí đƣợc nhà nƣớc đền bù thu hồi đất cho đào tạo nghề để
chuyển đổi nghề nghiệp, dồn điền đổi thửa, kể cả tích tụ ruộng đất (phát triển trang trại),
đổi mới phƣơng thức sản xuất (đầu tƣ khoa học, máy móc) để ổn định và phát triển kinh
tế nông hộ bị thu hồi một phần diện tích nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp trên
địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.
- Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu
diện tích của các loại hình sử dụng đất, cơ cấu cây trồng (tăng 6 kiểu sử dụng đất); tăng
hệ số sử dụng đất nông nghiệp; tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một đơn vị diện
tích; đồng thời tăng vốn đầu tƣ và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và hiệu quả kinh tế.
- Luận án đã đề xuất 5 giải pháp để giảm áp lực của việc chuyển đổi đất nông
nghiệp sang đất công nghiệp cho nông hộ trong tƣơng lai và 5 mô hình sử dụng đất
nông nghiệp (Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải; Hành - cải xanh - bắp cải; Nhãn, ổi, xoài,
chuối; Cá - vịt - cây ăn quả; Chuyên cá) có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên và

xu hƣớng phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu để phát triển kinh tế hộ. Khuyến cáo
hộ nông dân lựa chọn mô hình thích hợp dựa trên năng lực sản xuất và khả năng về vốn
để đem lại hiệu quả sử dụng đất cao. Đƣa ra định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
cho các vùng khác thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng có điều kiện tƣơng đồng.

xiii


THESIS ABSTRACT
Author name: Ta Tuyet Thai
Thesis title: “The effect of changing the agricultural land into industrial land on land
use and farm household economy in My Hao district, Hung Yen province”
Scientific Branch: Land Administration

Code number: 62.85.01.03

Name of Training Institution: Viet Nam University of Agriculture
Research objectives
To contribute to the scientific basis on the appropriate, effective, sustainable use
of the agricultural land, the development of the farm household economy affected by
land acquisition during the process of the industrialization of agriculture and rural area.
To help policy makers in supporting farmers affected by land acquisition to
quickly stabilize farm household economy, to solve labor problem, to generate job and
to properly utilize land area, to choose suitable, effective land use patterns after part of
their land being changed from agricultural production into industrial one.
Research Methodology
- Research content: Current status of changing the agricultural land into
industrial land; The effect of changing the agricultural land into industrial land on
agricultural land use and farm household economy affected by land acquisition;
Recommending solutions to enhance the agricultural land use effectiveness after part of

their land being changed from agricultural production into industrial one in My Hao
district, Hung Yen province.
- Research materials: Agricultural land changed to industrial one, the remaining
agricultural land area after changing one part of agricultural land into industrial one in
the period of 2005 – 2012; labor force, job, income…of farm household affected by
land acquisition; crops, raised animals.
- Research Method:
+ Method of primary data collection.
+ Method of research site selection.
+ Method of secondary data collection.
+ Method of evaluation of agricultural land use effectiveness.
+ Method of soil, water analysis.
+ Method of data processing.
+ Method of comparison.

xiv


+ Method of effect evaluation.
Major Results and Conclusions
Research results showed that:
- The change of agricultural land into industrial one has made changing the labor
force structure, the use of the government fund provided for land acquisition
compensation using for vocational training, land accumulation (farm development),
renovation of production modality (science and technology, machinery investment) in
order to stabilize and develop farm household economy whose part of their land has
been changed into industrial land in My Hao district, Hung Yen province.
- The change of agricultural land into industrial one has made changing the area
structure of land use types, cropping patterns (increase of 6 land use types); increase of
the agricultural land use coefficient; increase of the land use economic efficiency per

one area unit; simultaneously, increase of the investment fund and the application of
scientific and technological achievements into agricultural commodity production to
meet the market demand and to increase the economic efficiency.
- The thesis has recommended 5 solutions in order to reduce the pressure of the
change of the agricultural land into the industrial one affecting the future farm
households; Five (5) agricultural land use models have been recommended (Spring riceSummer rice-Cabbage; Onion-Brassica-Cabbage; Longan, Guava, Mango, Banana;
Fish-Duck-Fruit tree; Fish) which are effective, suitable for natural conditions and the
trend of economic development of the studied area. Farm households were
recommended to select suitable models based on their production capacity and funding
availability in order to get high efficiency in land use. The thesis also proposed the
direction of appropriate land use for other areas having similar conditions in the Red
River Delta.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố khu dân
cƣ và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ "Mục tiêu
phát triển đất nƣớc Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nƣớc công
nghiệp theo hƣớng hiện đại". Nhằm đạt đƣợc mục tiêu trên, các địa phƣơng trên
cả nƣớc đã và đang đẩy mạnh thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH HĐH), đặc biệt sự phát triển các khu công nghiệp (KCN) trong thời gian qua đã
góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá,
nhất là đối với các tỉnh thuần nông. Tuy nhiên, việc phát triển các KCN đã gây
áp lực rất lớn cho nông nghiệp nông thôn, nhất là việc chuyển đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp nói chung và đất công nghiệp nói riêng đã kéo theo một

loạt vấn đề nảy sinh về kinh tế, lao động, việc làm, môi trƣờng và an ninh xã hội.
Tính đến tháng 11/2013, cả nƣớc có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên
là 82.403ha, trong đó có 185 KCN đã đi vào hoạt động và 104 KCN đang trong giai
đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản (Khuyết danh, 2013).
Tỉnh Hƣng Yên với lợi thế là huyết mạch kết nối vùng kinh tế trọng điểm
trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có vị trí giao thông thuận lợi, ngay sau khi
tái lập tỉnh, tỉnh đã tập trung cho chiến lƣợc phát triển công nghiệp. Từ việc chủ
yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đến nay, sản xuất công nghiệp trở thành
“xƣơng sống” nền kinh tế. Trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên đã xuất hiện nhiều khu
công nghiệp có quy mô lớn, tiêu biểu nhƣ: KCN Nhƣ Quỳnh (huyện Văn Lâm);
KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức (huyện Mỹ Hào); KCN
thành phố Hƣng Yên... Sự xuất hiện nhiều KCN có quy mô lớn, hàng năm đóng
góp lớn nguồn thu ngân sách tỉnh và nâng chỉ số GDP toàn tỉnh đứng ở vị trí cao
của miền Bắc. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân
của tỉnh Hƣng Yên đạt gần 12%; thu nhập bình quân trên 20 triệu
đồng/ngƣời/năm. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13% năm 2006 xuống còn 3%
năm 2010.

1


Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, Hƣng Yên đã
phải dành gần 6.000ha đất nông nghiệp cho việc phát triển kinh tế trên các lĩnh
vực đƣợc coi là thế mạnh. Sau khi không còn đất canh tác, nhiều ngƣời dân chƣa
tìm đƣợc công việc mới phù hợp với sức lao động và trình độ. Gần 2.000 nông
dân bị rơi vào cảnh thiếu việc làm, nhất là những lao động có độ tuổi trên 35
(Nguyễn Văn Chiến, 2010).
Huyện Mỹ Hào là cửa ngõ của tỉnh Hƣng Yên, nằm trên ngã ba giữa Quốc
lộ 39A với Quốc lộ 5, là trục giao thông huyết mạch nối Hƣng Yên với Thủ đô
Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, Hải Dƣơng, Thái Bình, Hà Nam.

Mỹ Hào là một trong những huyện có quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa nhanh. Trên địa bàn huyện đã hình thành các KCN lớn nhƣ: KCN Phố Nối
A, KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức… Tính đến tháng 6 năm 2011, trên địa bàn
huyện Mỹ Hào có 120 trên tổng số 160 dự án công nghiệp, dịch vụ đã đi vào sản
xuất, kinh doanh thu hút khoảng trên 20.000 lao động. Trên 60% số lao động làm
việc trong các doanh nghiệp là ngƣời địa phƣơng. Ƣớc tính, giá trị sản xuất công
nghiệp - TTCN của huyện đạt 2.200 - 2.300 tỷ đồng, trong đó công nghiệp ngoài
quốc doanh chiếm khoảng 50%, công nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
chiếm trên 30%. số còn lại là từ sản xuất TTCN, làng nghề. Giá trị xuất khẩu
hàng năm ƣớc đạt 21,5 - 22 triệu USD (Khuyết danh, 2011).
Cùng với việc phát triển các khu công nghiệp, việc chuyển đổi đất nông
nghiệp sang đất xây dựng KCN ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên đã tác động
không nhỏ tới tình hình sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ bị thu hồi
đất nông nghiệp. Giải quyết vấn đề “hậu thu hồi đất”, nhất là ổn định và phát
triển đời sống ngƣời nông dân là một bài toán khó đặt ra, không chỉ ở huyện Mỹ
Hào, mà còn rất nhiều các địa phƣơng khác trên cả nƣớc.
Để đánh giá mức độ chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp và ảnh hƣởng của việc chuyển đổi này đến hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp còn lại, nhằm đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả
cao, ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp
nông thôn là rất cần thiết và cấp bách hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá ảnh hƣởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp đến sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp có đất bị

2


thu hồi ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên;

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát
triển kinh tế nông hộ sau chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất
công nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp
còn lại sau khi đã chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất công nghiệp
trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2005 - 2012;
- Nông hộ và các vấn đề liên quan đến việc chuyển diện tích đất nông
nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên giai
đoạn 2005 - 2012;
- Loại hình sử dụng đất nông nghiệp trƣớc và sau chuyển đổi quỹ đất nông
nghiệp sang đất công nghiệp, giai đoạn 2005 - 2012 và một số mô hình sử dụng
đất nông nghiệp đƣợc lựa chọn trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.
1.3.2. Thời gian và không gian nghiên cứu
- Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp và lao động, việc
làm, kinh tế nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất công nghiệp
trên địa bàn huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012;
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng nông nghiệp tại các nông
hộ thuộc 4 xã có diện tích chuyển đổi nhiều nhất, nóng nhất nằm cạnh trục đƣờng
quốc lộ 5A của huyện Mỹ Hào, đó là xã: Bạch Sam, Minh Đức, Phùng Chí Kiên,
Dị Sử trong 2 năm 2012 và 2013.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đã chỉ ra đƣợc ảnh hƣởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất
công nghiệp đến cơ cấu diện tích của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (tăng
6 kiểu sử dụng đất); Sử dụng nguồn kinh phí đƣợc nhà nƣớc đền bù thu hồi đất cho
đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, dồn điền đổi thửa, kể cả tích tụ ruộng đất
(phát triển trang trại), đổi mới phƣơng thức sản xuất (đầu tƣ khoa học, máy móc)
để ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi một phần diện tích nông nghiệp
chuyển sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên;

Đề xuất đƣợc 5 mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả cao, phù

3


hợp với điều kiện ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên và khuyến cáo áp dụng cho
các vùng có điều kiện tƣơng tự để phát triển kinh tế nông hộ (mô hình: Lúa xuân
- lúa mùa - bắp cải; Hành - cải xanh - bắp cải; Nhãn, ổi, xoài, chuối; Cá - vịt cây ăn quả; Chuyên cá).
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp vào cơ sở khoa học về việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý,
hiệu quả, ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp của
quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp nhà quản lý hoạch định chính sách hỗ trợ ngƣời nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp nhanh chóng ổn định kinh tế hộ, giải quyết lao động, việc làm và
khai thác diện tích đất hợp lý, lựa chọn mô hình sử dụng đất thích hợp, hiệu quả
sau khi chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG
ĐẤT CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Đất và sử dụng đất
2.1.1.1. Đất đai
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên, đối tƣợng nghiên cứu về đất
đai là đất tự nhiên, còn gọi là thổ nhƣỡng. Trong lĩnh vực kinh tế, đối tƣợng

nghiên cứu là đất đai. Về mặt thuật ngữ, có rất nhiều “khái niệm hay quan điểm”
về tài nguyên đất.
a) Thổ nhƣỡng
Năm 1883, nhà bác học ngƣời Nga V.V.Docuchaev cho rằng đất đƣợc
hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Ðá mẹ và mẫu chất, sinh vật,
khí hậu, địa hình và thời gian. Sự tác động của các yếu tố trên quyết định và chi
phối các quá trình hình thành và biến đổi diễn ra trong đất để hình thành nên các
loại đất khác nhau (Trần Văn Chính và cs., 2000).
Dokuchaev cho rằng: “Đất nhƣ là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và
lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn
ra trong nó. Đất đƣợc coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dƣới ảnh hƣởng
của một loạt các yếu tố tạo thành đất nhƣ khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và
tuổi” (dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình, 2007).
Đất đai với nghĩa tổng quát đó là lớp phủ bề mặt của vỏ trái đất mà đặc
tính của nó đƣợc xem nhƣ bao gồm những đặc tính tự nhiên quyết định đến khả
năng khai thác đƣợc hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Đất đai là một
thực thể sống hình thành trong thời gian dài, là một trong những thành phần quan
trọng làm nhiệm vụ nuôi sống tất cả các sinh vật trên trái đất (Tôn Thất Chiểu và
cs., 1999).
Theo Vi-li-am thì đất là một lớp vật thể tơi xốp trên bề mặt của hành tinh
chúng ta, mà thực vật có thể sinh trƣởng đƣợc; đồng thời các tác giả cũng đều
cho rằng đất là một thể tự nhiên, đƣợc hình thành lâu đời, do các kết quả tác động
tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian (tuổi) (dẫn
theo Nguyễn Ngọc Bình, 2007).

5


Nhìn từ góc độ thổ nhƣỡng học, nguồn gốc ban đầu của đất (soil) là từ các
loại đá mẹ nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dƣới tác động của

các yếu tố lý học, hóa học và sinh học (Nguyễn Mƣời và cs., 2000).
Về quan điểm sinh thái và môi trƣờng, đất là một vật thể sống, một vật
mang của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con ngƣời tác động vào đất cũng
chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình nó (Lê Văn
Khoa, 2000).
Cùng quan điểm, Vũ Thị Bình (2003) cho rằng đất là tài nguyên không tái
tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Đất là thành phần của môi trƣờng thiên nhiên,
của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác
(nhƣ nƣớc, thực vật,…).
b) Đất đai
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, có vị trí cụ thể và có các thuộc tính
tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nhƣ thổ nhƣỡng, khí hậu, địa
hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật và hoạt động sản xuất của
con ngƣời (Vũ Thị Bình, 2003).
Đất đai còn đƣợc định nghĩa rõ hơn, đó là vùng hay thửa đất xác định về
mặt địa lý, là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố
cấu thành môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt nhƣ là: khí hậu, thổ
nhƣỡng, điều kiện địa chất, thủy văn, giới động vật, thực vật và những tác động
của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).
“Đất đai mà chúng ta có đƣợc hôm nay không chỉ là “tài nguyên thiên
nhiên cho không con ngƣời” (Các Mác) mà cũng là thành quả lao động của nhiều
thế hệ trƣớc ta để lại, ca dao Việt Nam có câu: “Cố công sống lấy nghìn năm để
xem thửa ruộng mấy trăm ngƣời cày”. Một số dân tộc khác trên thế giới cũng cho
rằng “Đất đai là tài sản vay mƣợn của con cháu”, chính vì vậy mà Mác đã viết
rằng: “... Toàn thể một xã hội, một nƣớc và thậm chí tất thảy các xã hội cùng
sống trong một thời đại hợp lại, cũng đều không phải là kẻ sở hữu đất đai. Họ chỉ
là ngƣời có đất đai ấy, họ chỉ đƣợc phép sử dụng đất đai ấy và phải truyền lại cho
các thế hệ tƣơng lai sau khi đó làm cho đất đai ấy tốt hơn lên nhƣ những ngƣời
cha hiền vậy...” (Tôn Gia Huyên, 2009).
Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn đƣợc hiểu nhƣ là

khái niệm pháp lý về bất động sản. Tài sản hợp pháp đƣợc định nghĩa là không

6


gian bên trên, dƣới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về
mặt vật chất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà. Khái niệm đất
đai cũng bao gồm các khu vực có nƣớc bao phủ (Österberg, 2011).
Đất đai có vị trí cố định, tính chất hữu hạn của diện tích, tính năng bền lâu,
chất lƣợng khác nhau (Viện Nghiên cứu phổ biến trí thức Bách Khoa, 1998).
Đặc tính tự nhiên của đất đai là sự cố định về vị trí, không thể di chuyển.
Sự hữu hạn về diện tích (số lƣợng), không thể tái sinh; sự không đồng nhất về
chất lƣợng và giá trị sử dụng; có thể sử dụng lâu dài mà không phải “khấu hao”
(Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Về quan điểm sinh thái và môi trƣờng, đất là một vật thể sống, một vật
mang của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con ngƣời tác động vào đất cũng
chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình nó (Lê Văn
Khoa, 2000; Vũ Thị Bình, 2003).
Từ những nhận định nêu trên có thể khẳng định: Đất đai là tài nguyên
không tái tạo, là một trong những yếu tố cấu thành của hệ sinh thái trái đất, là
“vật mang” của nhiều hệ sinh thái khác - “ngôi nhà chung” của mọi sinh vật sinh
sống và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác, không chỉ
là tƣ liệu sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu mà còn là địa bàn lãnh thổ để phân
bố các ngành kinh tế quốc dân, nơi cƣ trú, sinh hoạt của con ngƣời, góp phần duy
trì và làm cho sự sống của con ngƣời thêm thịnh vƣợng.
2.1.1.2. Sử dụng đất
Sử dụng đất là quá trình khai thác thuộc tính sinh học của đất bằng những
thao tác cơ bản nhằm đáp ứng mục đích của con ngƣời. Meyer and Turner
(1996), Moser (1996) cũng cho rằng “Sử dụng đất là cách con ngƣời khai thác
đất và các tài nguyên gắn liền với đất phục vụ cho các lợi ích của mình”. Sử dụng

đất biểu thị việc làm của con ngƣời với đất, đối với lớp phủ bề mặt (Skole, 1994)
Theo FAO (1995) định nghĩa sử dụng đất là các hoạt động của con ngƣời
trực tiếp liên quan đến đất, sử dụng nguồn tài nguyên gắn liền với đất hoặc tác
động vào đất.
Quan điểm sử dụng đất cũng nhƣ cách thức sử dụng đất ở các trình độ, các
thời điểm khác nhau là khác nhau (William et al., 2005). Clawson (1982) và
Wolman (1987) cũng có quan điểm rằng giữa các chuyên gia nông nghiệp và các
nhà quy hoạch đô thị cũng có những nhận thức khác nhau về sử dụng đất.

7


2.1.2. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
a) Khái niệm
Đất đai là yếu tố không thể thiếu của sản xuất nông nghiệp. Từ cấu tạo
chữ "nông" của Trung Quốc cổ đại là do chữ "điền" (là đất ruộng) bên trên là chữ
"thần" (hoặc thìn - chỉ một khúc gỗ cong làm nông cụ) ở dƣới. Ý nói nghề nông
tức là trồng cây. Trƣớc đây trong sách "Hán thƣ - Thực hoá chí” nói là "Cuốc đất
trồng cây tức là nông" đó là mở mang đất đai canh tác để trồng ngũ cốc. Nông
nghiệp trong tiếng Anh là Agriculture có gốc Latin từ chữ Agri (đất đai) và
Culture (canh tác trồng trọt) hợp lại. Nông nghiệp trong tiếng Đức là
Landwirtschaft, do hai chữ Land (đất đai) và Wirtschaft (kinh doanh hoặc canh
tác) hợp lại với ý là canh tác trên đất đai. Theo quan điểm hiện đại về nông
nghiệp, đất canh tác trồng ngũ cốc chẳng qua là nói về thực vật trực tiếp hấp thụ
màu mỡ của đất để sinh trƣởng, còn dùng thực vật để làm thức ăn cho động vật
thì sử dụng đất vào sản xuất một cách gián tiếp. Cho nên, nói theo nghĩa rộng,
nông nghiệp là một ngành sản xuất mà loài ngƣời sử dụng đất để có sản phẩm
động vật và thực vật (Nhan Ái Tĩnh, 1999).
Đó là hành vi tạo ra lợi ích từ sản xuất nông nghiệp thông qua việc sử

dụng đất đai, lao động và vốn, đó tức là việc sử dụng đất đai nông nghiệp. Thông
thƣờng khi nói đến nông nghiệp là đề cập đến cả 4 lĩnh vực: nông, lâm, ngƣ
(nghề cá), súc (chăn nuôi) (Trƣơng Đức Tuý, 1999).
b) Đặc tính của sản xuất nông nghiệp
- Là một quá trình sản xuất mang tính sinh học
- Chịu nhiều hạn chế của điều kiện tự nhiên
- Khó khống chế chất lƣợng nông sản phẩm
- Nhiều rủi ro kinh tế trong quản lý kinh doanh
- Tác dụng của quy luật thu lợi thấp dần rất rõ ràng.
2.1.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động,
vốn, để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát triển kinh tế, xã
hội, ý thức của loài ngƣời về môi trƣờng sinh thái đƣợc nâng cao, phạm vi sử
dụng đất nông nghiệp đƣợc mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái.
- Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp: đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì

8


×