Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Khảo sát hoạt động của một số nhà thuốc GPP tại hà nội thông qua một số chỉ tiêu của thực hành nhà thuốc tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.84 KB, 94 trang )

MỤC LUC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC


QUI ƯỚC VIẾT TẮT

ĐTV

Điều tra viên

FIP

GPP

International Pharmaceutical Federation (Hiệp hội Dược Quốc tế)
Good Pharmacy Practice (Thực hành tốt nhà thuốc)

HDSD

Hướng dẫn sử dụng

HSD

Hạn sử dụng

NTTN

Nhà thuốc tư nhàn


SDK

Số dăng kí

WHO

World Health organization (Tổ chức Y tế thê giứi)


So b a n g
1.1
1.2
1.3
1.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

Ten bang
So luong nha thuoc tren dja ban Ha Noi tir nam 2004-2008.
S6 lurang nha thu6c vi pham cac quy dinh v6 ca so vit chat,
trang thiet bj tir nam 2005-2(X)7.
So lirong nha thub'c vi pham vide hien cac quy chc chuyen

mon tir nam 2005-2007.
S6 luong nha thuOc vi pham cac quy djnh ve chit luong thuoc
tir nam 2005-2007.
So lirong nha thuoc GPP cua Ha Noi tinh den
30/06/2009.
So sanh ty le nha thuoc dat GPP vdri cac nha thuoc chira dat
GPP tai khu virc Ha Noi tai thcri diem 30/06/2009.
So luong nha thuOc dat GPP tai khu virc ha N6i qua tirng giai
doan.
SO luong cac nha thuoc dat GPP tinh thco tirng quan tai khu
vuc Ha Noi.
Co cau cac nha thuoc dupe cap GPP tai Ha Noi tir 7/2(K)7
den 6/2009.
So luong cac nha thuOc benh vien dat GPP theo tirng nam tir
2007 den 6/2009 tai Ha Noi.
Cac 16i vi pham cua cac nha thuOc GPP thco ket qua thanh
tra cua So Y tO Ha NOi.
Ke't qua khao sat mot so tieu chuain ve CSVC cua cac nha
thuOc GPP.
Ket qua khao sat ve trang thiet bj cua nha thuoc.
Ket qua khao sat viec ni6m yet gia thuOc va thong bao cac
thuoc bi thu hoi tai cac nha thuoc.

Trang
16
17
18
18
29
30

31
33
34
36
37
38
40
42


3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
Sỏ
hình
3.24
2.1
3.2
3.25
3.3
3.26
3.27
3.4
3.28

3.5

Kết quả khảo sát việc mặc áo blu, deo thẻ của nhân vicn nhà
thuốc.
Kết quả khảo sát về SDK và hạn sử dụng của các thuốc mua
được.
Kết quả khảo sát về nhãn thuốc và bao bì đựng thuốc của các
thuốc mua dược.
Kết quá kháo sát về việc thực hiộn qui dinh sử dụng bao bì để
dựng thuốc cho khách hàng.
Số lượng các nhà thuốc có nhân viên bán hàng dặt câu hỏi khi
ĐTV đến hỏi mua thuốc.
Các câu hỏi mà nhân viên bán hàng đưa ra khi ĐTV yêu cầu
được mua vỉ Chlorpheniramin.
Các câu hỏi của nhân viên bán hàng khi ĐTV yêu cầu mua
Voltaren.
Sô lượng nhà thuốc có đưa ra lời khuyên khi ĐTV dến mua
thuốc.

43
44
45
47
49
52
54
56

Kết quả khảo sát về những lời khuyên đã được đưa ra cho
T ê nChlorpheniramin.

hình
khách hàng khi yêu cầu mua

58
Trang

Kết quả khảo sát về những lời khuyên đã được đưa ra cho
Cỡ mẫu
và chọn
mẫucầu
nghicn
cứu.
khách
hàng
khi yêu
mua Voltaren.

59
27

Các loại thuốc mà nhà thuốc dã bán trong tình huống mua
Tỷ lô nhà thuốc đạt GPP và chưa đạt GPP tại Hà Nội tính
Chlorphcniramin.
đến hết 30/06/2009.
Các loại thuốc mà nhà thuốc dã bán trong tình huống mua
Số lượng nhà thuốc đạt GPP từng tháng tại Hà Nội kể từ
Voltarcn.
07/2(X)7
đến
Các

HDSD
mà06/2009.
nhà thuốc đã đưa ra cho khách hàng khi mua
Tỷ lệ các nhà thuốc đạt GPP tính theo từng quận tại Hà Nội.
Chlorpheniramin.
Các HDSD nia nhà thuốc đã dưa ra cho khách hàng khi mua

3.29

Cơ cấu các nhà thuốc được cấp GPP tại Hà Nội từ 7/2007
Voltarcn.
Kết
khảo sát về việc ghi HDSD cho khách.
đến quả
6/2009.

3.6

Tỷ lệ nhà thuốc có thực hiện qui định sử dụng bao bì khi bán

30
61
31
62
63
33
64
35
65
47


thuốc.
3.7
3.8

Tỷ lệ các nhà thuốc có đặt câu hỏi trước khi bán hàng cho
khách hàng hỏi mua thuốc
Tỷ lệ các nhà thuốc có khuyên khách hàng hòi mua thuốc

50
56


5

ĐẶT VẤN ĐỂ

Con người là vốn quí nhất, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ và tăng
cường sức khoẻ của nhân dân là mối quan tâm hàng đầu và là trách nhiệm của Đảng
và Nhà nước ta, trước hết là của ngành Y tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhu cầu về khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu được hưởng sự chăm sóc về
thuốc với một chất lượng dịch vụ tốt ngày một tăng cao. Điều này đã đặt ra cho công
tác quản lý nhà nước cũng như bộ phận hành nghề dược, đặc biệt là các cơ sở bán
thuốc trực tiếp tiếp xúc với nhân dân nhiều thách thức cần phải giải quyết [3].
Một thực tế thường gặp hiện nay là, khi có vấn đề về sức khoe thì nhà thuốc
chính là cơ sở mà người dân tiếp cận trước tiôn để tìm kiếm sự hỗ trợ cho viộc điều
trị bệnh và người bênh có xu hướng đi thẳng tới nhà thuốc để hỏi bệnh và mua thuốc
mà không cần qua thầy thuốc [20]. Chính vì vậy, người dược sĩ không chỉ có vai trò

là người cung cấp thuốc mà còn có vai trò là những nhà tư vấn, cung cấp những
thông tin quan trọng về thuốc cho bệnh nhân để thoả mãn yêu cầu của họ. Hơn nữa,
người dược sĩ phải là người hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc, phải luôn coi
trọng bộnh nhân, coi trọng và phối hợp với những người làm việc trong lĩnh vực sức
khoẻ cộng đồng hay đúng hơn các dược sĩ chính là một bộ phận của hộ thống chăm
sóc sức khoe có vai trò quản lý, phân phối thuốc [21].
Bên cạnh đó, một thực tế mà toàn thế giới trong đó có Việt Nam đang phải đối
mặt là tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là lạm dụng kháng
sinh, corticoid, các loại vitamin... Tại Hội nghị quốc tế họp tại Luân Đôn ngày
16/7/1996, các nhà khoa học đã cảnh báo “ thế giới đang đứng trên bờ vực của cuộc
khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng do tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gia
tăng, nhiều bệnh nhân không còn đáp ứng với kháng sinh và chết do không có thuốc
hiệu lực” [1]. Việc lạm dụng thuốc không chỉ do người sử dụng mà còn do cả các
nhân viên y tế trong đó bao gồm cả những người bán thuốc.
Trước tình hình cấp bách đó, trên cơ sở dựa vào các nguyên tắc chung về
“Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice, viết tắt là GPP) mà Liên đoàn


6

Dược phẩm quốc tế đã xây dựng, căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, ngày 24
tháng 1 nãm 2007 Bộ y tế- Cục quản lý dược Việt Nam dã chính thức ban hành văn
bản “ GPP của Việt Nam”, đồng thời cũng dã xây dựng một lộ trình cụ thể cho việc
triển khai GPP tại Việt Nam. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2011 tất cả các nhà thuốc
trên cả nước phải đạt GPP. Riêng Hà nội ( cùng với Đà Nẩng, thành phố Hồ Chí
Minh và Cần Thơ), kể từ ngày 01/07/007, các nhà thuốc bổ sung chức năng kinh
doanh thuốc hay thành lập mới tại nội thành đều phải đạt GPP.
Với khoảng gần 2000 cơ sở bán lẻ thuốc đang hoạt động trên địa bàn, thì việc
triển khai GPP đúng lộ trình mà Bộ y tê đã đặt ra là một thách thức không nhỏ đối
với các cơ quan chức năng của Hà nội. Đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu, viộc

triển khai gặp rất nhiều khó khăn do các chủ nhà thuốc còn nhiều bỡ ngỡ, các văn
bản hướng dẫn việc thực hiện còn chưa hoàn chỉnh và chưa được phát hành rộng rãi.
Đến thời điểm hiện tại, một năm kể từ ngày bắt đầu thực hiện lộ trình đã trôi qua, câu
hỏi đật ra là Hà Nội đã hoàn thành được bao nhiêu khối lượng công việc, chất lượng
của các nhà thuốc đạt GPP như thế nào và có vấn đề gì cần điều chỉnh hay không?
Với mong muốn đưa ra câu trả lời tổng quát nhất cho những thắc mắc ở trên, chúng
tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo sát hoạt động của một số nhà thuốc GPP tại
Hà ATội thông qua một số chỉ tiêu của thực hành nhà thuốc tốt ” với các mục tiêu cụ
thể sau:
1. Khảo sát thực trạng hoạt động cấp chứng nhận GPP cho các nhà thuốc tại Hà
nội giai đoạn từ 01/07/2007 đến 30/06/2009.
2. Đánh giá chất lượng của các nhà thuốc đạt GPP trên thông qua một số chỉ
tiêu.
Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất và kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy
nhanh việc triển khai GPP tại Hà nội cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng của các
nhà thuốc GPP trong tương lai.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về thực hành tốt nhà thuốc (GPP).
1.1.1. Sự hình thành GPP.
Trước tình hình sức khoẻ nhân loại ngày càng bị đe doạ bởi hệ quả của vấn đề
sử dụng thuốc không hợp lý, Tổ chức y tế thế giới đã triển khai một sô' biện pháp


7

nhằm hỗ trợ các quốc gia trong nỗ lực của họ để phòng chống hiện tượng lạm dụng
thuốc nói chung đặc biột là lạm dụng các loại kháng sinh và corticoid. Một trong
những biện pháp quan trọng là nghiên cứu, xây dựng và ban hành các nội dung của
thực hành tốt nhà thuốc.

Tại Delhi năm 1988 và Tokyo năm 1993, WHO đã tổ chức các cuộc họp để
khẳng định và thống nhất về “ vai trò của người dược sỹ”.
Năm 1992 Hiệp hội Dược Quốc tế ( International Pharmaceutical FederationFIP) đã lần đầu tiên xây dựng tiêu chuẩn về GPP.
Năm 1993 FIP công bố hướng dẫn thực hiện GPP.
Tháng 4/1997, sau nhiều lần sửa dổi, FIP cùng với WHO thống nhất nội dung
của GPP. Và cũng trong năm này, đại hội FIP đã chính thức thông qua nội dung GPP.
Đến thời điểm hiện tại, các nội dung của GPP đã được tuyên truyền rộng rãi
và được công bố chính thức bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
1.1.2. Thực hành tốt nhà thuốc và vai trò mói của người dược sỹ.
1.1.2.1.

Khái niệm và các yêu cầu cơ bản của thực hành tốt nhà thuốc.

> Khái niêm về thưc hành tốt nhà thuốc:
“Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết tắt là GPP) là văn
bản đưa ra các nguyên tắc cơ bản của người dược sỹ trong thực hành nghề nghiệp tại
nhà thuốc trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn
những yôu cầu pháp lý tối thiểu [9].
Trong tuyên ngôn Tokyo năm 1993, Liên đoàn Dược phẩm quốc tế đã đưa ra
khái niệm thực hành tốt nhà thuốc như sau: nhà thuốc thực hành tốt là nhà thuốc
không chỉ nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh của riêng mình mà còn quan tâm đến lợi ích
của người mua hàng, lợi ích chung của toàn xã hội. Sau đó Tổ chức y tế thế giới đã
phối hợp với Liên đoàn dược phẩm quốc tế ban hành tiêu chuẩn về chất lượng phục
vụ của nhà thuốc, bao gồm các kỹ năng thực hành và thông tin hướng dẫn sử dụng
thuốc, được gọi là Chế độ thực hành tốt nhà thuốc (GPP) [24].
>

Muc đích của thưc hành tốt nhà thuốc:



8

Mục đích của việc xây dựng tiêu chuẩn GPP là nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động của nhà thuốc. Từ các hướng dẫn cơ bản về thực hành nhà thuốc, người
hành nghề có thể có nội dung cơ bản nhất để dễ dàng thực hiện theo đúng các qui
định của Nhà nước về các thủ tục pháp lý, các qui chế hành nghề dược, các qui định
chuyên môn cần thiết trong việc bán thuốc [10].
>

Nguvẽn tác của thưc hành tốt nhà thuốc [ 41:
o

Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết. o Cung

cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp
cho người sử dụng, theo dõi việc sử dụng thuốc của họ. o Tham gia vào hoạt
động tự điẻu trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu
chứng của các bệnh đơn giản, o Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh
tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả.
>

Yêu cầu của viéc thưc hành tốt nhà thuốc:
Chế độ thực hành nhà thuốc tốt đòi hỏi người dược sĩ phải [9]: o
Trước hết quan tâm đến quyền lợi của người bệnh.
o Nhiệm vụ cơ bản của người dược sĩ là cung ứng thuốc và các sản phẩm y tế
có chất lượng phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ, cung cấp thông tin chính
xác và đưa ra lời khuyên thích hợp cho người bệnh, giám sát việc sử dụng
thuốc an toàn và hiệu quả.
o Người dược sỹ tham gia vào việc thúc đẩy thực hành kê đơn, sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn và kinh tế.

Mỗi điểm trên đều có tính riêng biệt và có ảnh hưởng lẫn nhau trong hành nghề

của người dược sĩ .
>

Nhiêm vu của thưc hành tốt nhà thuốc Í91:
o Tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật nhằm đạt các mục tiêu y tế.
o Cung cấp, sử dụng thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ.


9

o HỖ trợ cho viộc tự chăm sóc sức khoẻ bao gồm cả tư vấn và nếu thích hợp
bao gồm cả việc cung ứng một thuốc hoặc biộn pháp điều trị chứng bệnh
để người bệnh tự diều trị.
o Gây ảnh hưởng đến việc kê đơn và sử dụng thuốc [9].
>

Nỏl dunư thưc hành tốt nhà thuốc 191:
o Các hoạt động liên quan đến tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật.
o Các hoạt động liên quan đến viộc cung ứng, sử dụng thuốc và các sản phẩm y
tế.
o Các hoạt động liên quan đến tự chăm sóc sức khoẻ.
o Các hoạt động liên quan có khả năng ảnh hưởng tới thực hành kê đơn và sử
dụng thuốc.
Ngoài ra thực hành tốt nhà thuốc cũng bao gồm:
o Sự phối hợp với các cán bộ y tế khác nhằm giảm thiểu sự lạm dụng và sử
dụng sai về thuốc.
o Các đánh giá nghề nghiệp về quảng cáo thuốc và các sản phẩm y tế khác.
o Việc phổ biến các thông tin đánh giá về thuốc và công tác chăm sóc sức khoẻ.

> Tiêu chuẩn cán có của Nhà thuốc thưc hành tốt Í91
o Có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết, o Qui trình thao tác khi hoạt
động dịch vụ dược được tuân thủ nghiêm túc. o

Nhân lực: Số lượng, trình độ

đáp ứng yêu cầu hành nghề,
o

Nguồn thuốc cung ứng: dồi dào, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.

o Nguồn thông tin: Đầy đủ, hiệu lực, lưu trữ khoa học, ghi chép thường xuyên,
chu đáo; tài liệu tham khảo sẵn có; báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm
quyền; phổ biến rộng rãi, tỉ mỉ cho người dân có nhu cầu.
o Có mối liên hệ chặt chẽ với thầy thuốc, người bệnh trong việc kê đơn và sử
dụng thuốc.
o Bảo đảm bí mật các dữ liệu liên quan đến cá nhân .


10

> Kỹ năng bán thuốc
Trong thực hành nhà thuốc, giao tiếp không những thể hiện văn hoá, đạo đức
y tế mà còn là điều kiện không thể thiếu trong việc tiếp cận với người bệnh đến mua
thuốc. Giao tiếp tốt giúp cho việc bán thuốc đạt mục tiêu sử dụng thuốc “An toàn,
hợp lý, có hiệu quả và kinh tế nhất” đồng thời giúp cho nhà thuốc có thể thu hút được
nhiều khách hàng. Đối với dược sỹ là nhân viên bán thuốc, những kỹ năng q u a n
s á t , g i a o t i ế p v à l ắ n g n g h e bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thu
thập những thông tin cần thiết nhằm bán đúng thuốc.
Theo tiêu chuẩn của một nhà thuốc thực hành tốt, một người bán thuốc cho

khách hàng cần phải thực hiện đầy đủ các bước: Q - A- T , trong đó [29]:
- Q : Questions: Những câu hỏi mà người bán thuốc đã hỏi khách hàng.
-

A: Advices: Những lời khuyên mà người bán thuốc đưa ra cho khách hàng.

-

T : Treatment: Thuốc mà người bán thuốc đã bán cho khách hàng.

Người bán thuốc kiến thức càng sâu thì QAT càng phong phú, chất
lượng phục vụ càng tốt, uy tín với khách hàng càng cao [29].
Theo hướng dẫn của một nghiên cứu ở Ghana, quá trình tư vấn cho khách
hàng gồm 6 bước, viết tắt là G A T H E R [32]:
G: Greeting: Cách đón tiếp khách hàng.
A: Asking: Hỏi bệnh nhân..
T : Telling: Nói về các tác dụng phụ có thể có của thuốc.
H : Help: Giúp khách hàng lựa chọn thuốc phù hợp.
E: Explaining: Hướng dẫn cách sử dụng thuốc.
R : Retum: Kế hoạch cho những lần gặp sau .
Thuốc là hàng hoá đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ và tính
mạng của người dùng. Vì vậy, người bán thuốc phải thường xuyên thận trọng và đặt
sức khoẻ, tính mạng của người bệnh lôn trên hết. Hơn nữa khách hàng là những
người bệnh đang có những đau khổ và lo lắng. Do đó người bán thuốc phải có thái độ
nhã nhặn, lịch sự, luôn tỏ ra tế nhị, thông cảm và tôn trọng khách hàng.


1
1


Dược sỹ và nhân viên bán thuốc nên chú ý lắng nghe khách hàng, quan tâm,
chia sẻ và tận tình tư vấn về sức khoẻ và sử dụng thuốc cho người bệnh. Điều này sẽ
làm cho người bệnh an tâm rằng việc điều trị sẽ có hiệu quả.
Cùng với thái độ đó, người bán hàng cần phải thực hiện những nhiệm vụ chủ
yếu sau [32]:
o Truyền đạt khéo léo những thông tin về sản phẩm hiện có, không nên
tiếc công, tiếc thời gian để giới thiệu sản phẩm.
o Tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của khách hàng, đặc biệt khách
hàng là người bệnh rất cần sự tư vấn vể những vấn đề liên quan đến sức khoẻ
và thuốc.
o Thực hiện việc bán thuốc .
1.2.1.2.

Vai trò mới của người dược sỹ:

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tổ chức ba cuộc họp để bàn về vai trò của
dược sỹ trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Cuộc họp đầu tiên tại New Delhi năm
1988 đã phác thảo ra các hoạt động khác nhau của người dược sỹ như kiểm soát, mua
bán, bảo quản, phân phối thuốc, thông tin thuốc và nghiên cứu khoa học. Cuộc họp
thứ 2 tổ chức tại Tokyo năm 1993 đã giới thiệu khái niệm về chăm sóc dược. Cuộc
họp thứ 3 tại Vancouver năm 1997 nhẵm xây dựng và phát triển khung chương trình
để đào tạo dược sỹ trong tương lai [26].
Trong những năm gần đây, chăm sóc dược ngày càng trở nên quan trọng do
những thách thức của việc tự chăm sóc. Dược sỹ tham gia ngày càng nhiều vào tự
chăm sốc, vì vậy, trách nhiệm đối với khách hàng cũng lớn hơn. Khái niệm dược sỹ 7
sao được giới thiệu bởi WHO và được sự đồng thuận bởi FIP vào năm 2000 đã nhìn
nhận người dược sỹ với các vai trò mới là [ 32]:
• Người giao tiếp
- Thảo luận và lắng nghe ý kiến của khách hàng để hiểu được bản chất bệnh tạt
của khách hàng.

- Cung cấp thõng tin về những loại thuốc mà mình bán cho khách hàng.
- Khuyên khách hàng không nên dùng thuốc khi không cần thiết.


12



Người cung ứng thuốc có chất lượng

- Chỉ bán thuốc khi có nguồn gốc rõ ràng.
- Thuốc phải được bảo quản đúng theo yêu cầu.
- Thuốc phải có nhãn rõ ràng, chính xác.


Người huấn luyện và giám sát

-

Cam kết tham gia các hoạt động có liên quan đến đào tạo liên tục về y cũng
như về dược.

-

Giám sát và đào tạo nhân viên của mình (dược trung, dược tá,...). “Chuyển”
khách hàng đến nhà thuốc khác khi thấy cần thiết.



Cộng tác viên

-

Cộng tác với các tổ chức công cộng và tuân thủ các nguyên tắc, điều luật của
nhà nước.

-

Cộng tác với các cán bộ chuyôn môn khác ( ví dụ có thể giới thiệu, tư vấn
khách hàng đến thầy thuốc để thăm khám trước khi bán thuốc). Cộng tác với



đồng nghiệp của mình trong các tổ chức chuyên môn.
Người giáo dục sức khoẻ
-

Là điểm tiếp cận đầu tiên của người bệnh, người dược sĩ nên khuyên bênh
nhân không cẩn dùng thuốc nếu không cần thiết.
Để hoạt động tốt trong hộ thống y tế, người dược sĩ cần có tất cả những đặc

tính trên.
Mục đích của việc thực hành nhà thuốc là đê cung cấp thuốc, các sản phẩm y
tế cũng như các dịch vụ và giúp người dân và xà hội sử dụng tốt các sản phẩm và
dịch vụ đó. Một dịch vụ nhà thuốc toàn diện sẽ bao gồm các hoạt động đảm bảo sức
khoẻ và phòng bệnh tật cho cộng đồng. Khi điều trị bệnh, việc cần thiết là phải đảm
bảo chất lượng trong quá trình sử dụng thuốc nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong
điều trị và tránh được những phản ứng có hại không mong muốn với giả định người
dược sỹ chấp nhận chia sẻ trách nhiệm với các ngành nghề khác và với người bệnh
về kết quả điều trị. [32]



1
3

Trong những năm gần đây, khái niệm chăm sóc dược (pharmaceutical- care)
đã được đưa ra và xem như một triết lý cho thực hành dược mà trong đó bệnh nhân
và cộng đồng là những đối tượng hưởng lợi đầu tiên từ những thực hành của người
dược sỹ. Khái niệm này đặc biệt thích hợp với những nhóm đối tượng đặc biệt như
người già, các bà mẹ, trẻ em và bệnh nhân bị các bệnh mãn tính cũng như toàn cộng
đổng nếu xét về khía cạnh chi phí. Trong khi các khái niệm cơ bản về chăm sóc dược
và thực hành nhà thuốc tốt là tương đối giống nhau thì có thể nói thực hành nhà thuốc
tốt là cách thức để thực hành chăm sóc dược tốt [33].
Như vậy, với tiêu chuẩn này, người dược sĩ nói riông hay người bán thuốc nói
chung không chỉ là người bán thuốc đơn thuần mà còn là người tư vấn người mua
thuốc về những tình huống thông thuờng hay gặp ở nhà thuốc [15].
1.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn dịch vụ dược của

cộng đồng và vai trò của dược sĩ trong việc cung ứng thuốc.
Trên thế giới vân đề tự cung ứng thuốc (nguồn ngoài ngân sách nhà nước)
ngày càng được thúc đẩy và được coi là biện pháp làm giảm gánh nặng cho ngân
sách nhà nước. Tuy nhiên, việc này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mà điển hình là ở
các nước kém phát triển, do chính sách trên nên gần như tất cả các thuốc đều có sẵn
trên thị trường và đều có thể mua bán không cần đơn. Bên cạnh đó là xu hướng gia
tăng số người tự sử dụng các thuốc có tính chất thương mại hoá, sự xuất hiện của
những người bán thuốc bất hợp pháp. Sự phát triển nhanh chóng về sô' lượng, các sản
phẩm sần có và sự thay đổi sức mua của người tiêu dùng làm cho sức khoẻ đang dần
bị dược phẩm hoá và con người ngày càng lê thuộc vào thuốc [30],
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng xu hướng người bệnh thường đi thẳng đến

các nhà thuốc hoặc hỏi bệnh mà không cần qua thầy thuốc là rất phổ biến. Chính vì
vậy:
Người dược sĩ không chỉ đóng vai trò của nhũng người cung cấp thuốc mà
còn đóng vai trò của những nhà tư vấn để cung cấp nhũng thông tin quan trọng về
thuốc cho bệnh nhân để thoả mãn yêu cầu của họ. Người dược sĩ phải có khả năng


14

giúp người bệnh cảm thấy phù hợp và có trách nhiệm đối với vấn đề tự cung cấp
thuốc và khi cần thiết phải tham khảo những đơn thuốc bệnh nhân đã sử dụng. Người
dược sĩ phải là người hướng dẫn và giám sát, phải luôn coi trọng bệnh nhân, coi
trọng và phối hợp với những người làm việc trong lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng hay
đúng hơn các dược sĩ chính là một bộ phân của hệ thống chăm sóc sức khoẻ có vai
trò quản lý, phân phối thuốc [22].
Để thực hiện được những trọng trách này trong bối cảnh hành vi của người
bán thuốc bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn của bản thân
người bán hàng, đòi hỏi của khách hàng, hành vi của thầy thuốc, điều luật và những
lợi ích kinh tế [20]; bắt buộc người dược sĩ phải đặt yếu tố nghề nghiệp lên hàng đầu,
yếu tố kinh tế được coi là quan trọng trong một chừng mực nhất định. Chế độ thực
hành hiệu thuốc tốt của hiệp hội dược học thế giới (5/9/1993) đòi hỏi người dược sĩ
phải cung ứng đủ thuốc, cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn bệnh nhân dùng
thuốc, theo dõi hiệu quả của thuốc và có vai trò quyết định trong việc dùng thuốc.
[24]
1.3. Việc áp dụng GPP tại một số khu vực và quốc gia trên thế giới.
Năm 1993, Liên đoàn Dược phẩm quốc tế đã thông qua chế độ thực hành nhà
thuốc tốt. Sau đó, WHO cũng đã khuyến cáo các quốc gia áp dụng chế độ này trong
lĩnh vực cung ứng, cấp phát thuốc.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia cộ một hộ thống về dược riêng, phong tục tập quán
và điều kiện kinh tế riêng, do vậy mỗi quốc gia phải xây dựng ticu chuẩn về GPP cho

riêng minh. Sẽ không bao giờ có một tiêu chuẩn GPP chung cho tất cả các quốc gia,
nhưng tất cả các tiêu chuẩn về GPP phải dược xây dựng trên một khung chung (do
F1P và WHO đề xuất). Các quốc gia có thể điều chỉnh các qui định cho phù hợp và
dễ triển khai ở mỗi nước [ 23]. Tại hội nghị ở Hague năm 1998, FIP cũng đã thông
qua bản hướng dẫn triển khai GPP cho các nước đang phát triển. Theo đó, bản hướng
dãn đã thiết kế ra những bước cơ bản nhằm hỗ trợ ban đầu cho các quốc gia này


1
5

trong việc thực hiện GPP như xây dựng chính sách thuốc quốc gia, thắt chặt pháp chế
về dược, xây dựng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, đào tạo dược sỹ...[25]
Trên cơ sở các hướng dẫn của FIP và WHO, các quốc gia Châu Âu đã cụ thể
hoá chế độ GPP thành quy trình QAT ( Đưa ra những câu hỏi đúng, đưa ra lời
khuyên đúng và bán đúng thuốc) khi bán thuốc/cấp phát thuốc cho khách hàng/người
bệnh. Ở các nước Bắc Mỹ cũng cụ thể hoá GPP thành quy trình GATHER về cơ bản
cũng như QAT [23].
Khi khái niệm vẻ GPP được FIP đề xuất và chấp nhận, nó cũng được hiộp hội
dược châu Âu (PGEU) chấp nhận và triển khai trên một số quốc gia thành viên [23].
Một số nước Bắc Âu như Nauy, Thụy Điển, Phần Lan đã có những quy định vẻ GPP
cho từng nước. PGEƯ cũng đưa ra thời gian biểu khác nhau cho từng nội dung cũng
như từng hoạt động của GPP [29].
Tại Ấn Độ, Hiệp hội Dược phẩm (IPA) đã ban hành hướng dẫn GPP năm
2004. Và để thúc đẩy thực hiện GPP, IPA đã tiến hành dự án đào tạo cho các nhân
viên nhà thuốc về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Đồng thời, với sự giúp đỡ của cơ
quan đại diện của WHO tại An Độ, IPA đã xây dựng và cho ban hành sách hướng
dẫn dược sỹ cộng đồng với các nội dung rất chi tiết, cụ thể về các hoạt động trong
nhà thuốc như mua bán thuốc, bảo quản thuốc, phân phối thuốc, bán lẻ thuốc, kiểm
kê hàng hóa, tư vấn cho bệnh nhân, ghi chép và lưu trữ hồ sơ bệnh nhân [27]. Từ

tháng 8 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008, IPA đã thực hiện chương trình thí điểm “
Hiệu thuốc tiêu chuẩn ở Ấn Độ” tại hai địa phương là Goa và Mumbai [31].
Tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, để xúc tiến việc thực hiện
GPP, tháng 6/2007 Hội nghị khu vực lẩn đẩu tiên về chính sách và kế hoạch thực
hành tốt nhà thuốc đã được tổ chức tại Bangkok. Hội nghị đã đưa ra tuyên ngôn
Bangkok với nội dung quan trọng của GPP là tăng cường chất lượng dịch vụ của các
nhà thuốc cũng như thái độ hành nghề của dược sỹ để cải thiện sức khỏe cộng đồng.


16

Trong hội nghị, 6 chiến lược và 61 sách lược đã được tán thành và chuẩn bị được áp
dụng tại các quốc gia trong khu vực.
Vào khoảng thời gian này, Singapore cũng đã dựa trên những tiêu chuẩn về
GPP của WHO và FIP để xây dựng một bản hướng dẫn về thực hành tốt nhà thuốc
GPP cho Singapore trong đó có đề cập tới việc lưu hồ sơ bệnh nhân và những hướng
dẫn điều trị chuẩn làm căn cứ cho hoạt động tại nhà thuốc [28].
Tại Thái Lan, để chuẩn bị cho việc áp dụng GPP, đã triển khai một nghiên cứu
về đánh giá hiệu quả của một đa can thiệp đối với hoạt động cung ứng thuốc tại các
nhà thuốc tư từ 1998-1999, trong đó tập trung xử lý hai tình huống là bán thuốc
kháng sinh và corticoid không đơn [21]. Năm 2003, Hướng dẫn về GPP cũng đã
được ban hành nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của nhà thuốc cộng đồng để
cải thiện và nâng cao dịch vụ cung cấp, đổng thời tăng cường việc sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn và hiệu quả. GPP của Thái Lan bao gồm 5 yêu cầu cơ bản sau:
o Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dịch vụ bổ trợ.
o Quản lý chất lượng.
o Thực hành tốt nhà thuốc.
o Luật, qui tắc và đạo đức hành nghề.
o Sự tham gia của xã hội và cộng dồng.
Trên thực tế, việc triển khai GPP tại Thái Lan đã và đang phải đối mặt với các

vấn đề như các qui định về nhà thuốc chưa được tuân thủ nghiêm ngặt, nhận thức của
cộng đồng còn thấp đặc biệt là nhận thức của các dược sỹ trẻ về GPP còn rất nhiều
hạn chế do việc tuyên truyền và quảng bá về ưu điểm cũng như lợi ích của GPP còn
chưa được chú trọng.
Tại Lào, để xúc tiến việc thực hiện GPP, 10 chỉ báo về GPP đã được xây
dựng, bao gồm : 1. Điều kiện về cơ sở vật chất, diện tích. 2. Các thuốc cấm lưu hành.
3. Sự có sẵn các thuốc thiết yếu. 4. Chất lượng thuốc và hạn dùng của thuốc. 5. Hóa
đơn mua thuốc. 6. Thực hành cấp phát thuốc. 7. Việc bán thuốc sốt rét và tiêu chảy.


1
7

8. Bán kháng sinh phải có đơn. 9. Sự sẵn có các tài liệu cần thiết cho viộc thực hành
phân phối thuốc tốt. 10. Sự có mặt của các dược sỹ tại nhà thuốc.
Mông Cổ cũng đã xây dựng kế hoạch cải thiện việc thi hành pháp chế dược để
thúc đẩy thực hiện GPP bao gồm: đổi mới tiêu chuẩn quốc gia về nhà thuốc trên
nguyên tắc chung của FIP và WHO; phát triển và ban hành các tài liệu tham khảo vể
GPP; đào tạo nhân viên y tế về GPP; hướng dẫn sử dụng máy tính trong các hiệu
thuốc. Hiện tại, các nhà thuốc GPP ở đây vãn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn
như số lượng dược sỹ làm việc tại nhà thuốc không nhiều, rất ít khách hàng đến mua
thuốc có mang theo đơn thuốc, sự hợp tác giữa bác sỹ và dược sỹ cộng đồng chưa
được coi trọng và gần như không có.
Như vậy, dù đã có nhiều nước bắt đáu triển khai thực hiện GPP, tuy nhiên kết
quả thu được trên thực tế chỉ mới đáp ứng được một số tiêu chí chính của GPP. Điều
này cũng đã được chứng minh thông qua một cuộc khảo sát về nhà thuốc cộng đồng
do FIP tiến hành tại 6 nước khu vực Đông Nam Á vào hai tháng 4 và 5 năm 2007.
Trong cuộc khảo sát này, các tiêu chí như cơ sở vật chất, quá trình cấp phát, bao gói,
dán nhãn thuốc, lưu trữ hồ sơ bệnh nhân và sự tư vấn cho bệnh nhân đã được đánh
giá dựa trên các tiêu chuẩn mà FIP và WHO đã ban hành. Kết quả cho thấy, hầu hết

các nhà thuốc đều có địa điểm riêng biệt và cơ sở vật chất sạch sẽ. Tuy nhiên, quá
trình cấp phát thuốc, kiểm tra đơn thuốc về tác dụng bất lợi của thuốc và kiểm tra đơn
hai lần trước khi bán thuốc hầu như không được thực hiện. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh
nhân mới chỉ dừng lại ở bưóc thử nghiệm, chưa được áp dụng và thực hiện rộng rãi.
Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin và tư vấn sức khoe cho bệnh nhân cũng chưa
được chú trọng. Ngoài các tiêu chí ở trên, FIP cũng đã đổng thời tiến hành khảo sát
thông tin về các dược sỹ cộng đồng trong các nhà thuốc, kết quả cho thấy có sự thiếu
hụt về số lượng dược sỹ tại các cơ sỏ này. Tỷ lệ giữa dược sỹ cộng đồng phục vụ trên
một cụm dân cư là từ 1:3500 đến 1:520000. ở một số nước, dược tá hoặc những
người được đào tạo cơ bản về dược mà không phải là dược sỹ đại học cũng được


18

chấp nhận làm việc trong nhà thuốc, thêm vào đó, hầu hết các nhà thuốc không thuê
các dược sỹ làm việc cả ngày[31].
1.4. Khái quát về thực trạng của hệ thống nhà thuốc tư nhản tại Hà nội trong
giai đoạn hiện nay.
Nhà thuốc là đầu mối quan trọng trong cung ứng trực tiếp thuốc cho người sử
dụng. Đặc biột là trong bối cảnh hiện nay, khi có vấn đề về sức khỏe thì nhà thuốc là
nơi đầu tiên đa số người bệnh tiếp cận để tìm kiếm sự hỗ trợ. Họ thường đến thẳng
nhà thuốc để hỏi về bệnh và mua thuốc để điều trị. Kết quả của nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, ngay tại Hà Nội, chưa đến 15% khách hàng đi mua thuốc có mang theo
đơn thuốc [13] [16]. Và do đó, việc dùng thuốc của người mua phụ thuộc rất nhiổu
vào trình độ chuyên môn cũng như trách nhiệm và ý thức của người bán thuốc. Chính
vì vậy, thực hành nhà thuốc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý. Quan trọng hơn, chính thực hành nhà thuốc ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khoẻ của nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế, tại Hà Nội cũng như
nhiều địa phương khác trên cả nước, vì nhiêu lý do khác nhau nên thực hành nhà
thuốc văn chưa thực sự được như mong muốn. Đa số người bán thuốc đều biết và

hiểu rõ về quy chế “ kê đơn và bán thuốc theo đơn” nhưng không thực hiện một cách
nghiêm túc, đặc biệt là trong việc bán thuốc kháng sinh [18]. Ngoài ra, theo một số
nghiên cứu, tỷ lệ người bán thuốc có hỏi người mua về triệu chứng, tiền sử... của
bệnh nhân lại rất thấp [13] [16].
Hiện nay, Hà nội là điạ phương có số lượng nhà thuốc lớn thứ hai trong tổng
số 9000 nhà thuốc tư nhân của cả nước ( chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh) [19]. Số
lượng nhà thuốc ở Hà nội trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.1:
Bảng 1.1. Sô lượng nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội từ nám 2004-2008.
Năm

2004

Sô lượng

1072

ị Nguồn: Sở Y tế Hà nội)

2005
1180

2006

2007

2008

1355

1503


1989


1
9

Bảng 1.1. đã cho thấy, số lượng nhà thuốc ở Hà Nội không ngừng tăng lên
qua các năm. Đến cuối năm 2008, số lượng nhà thuốc tại địa phương này là 1989,
chiếm hơn 20% của cả nước. Chính điều này đã khẳng định rằng, ngày càng có nhiều
hơn các dược sĩ, các công ty quan tâm và tham gia vào công tác mở nhà thuốc để
phục vụ nhân dân. Và do đó, một mặt đảm bảo cho việc cung ứng thuốc tới cộng
đồng một cách kịp thời và nhanh chóng. Mặt khác cũng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân, tạo điều kiện cho họ được tiếp cận
với nguồn hàng phong phú và đa dạng để họ có thể tự lựa chọn sản phẩm thuốc phù
hợp nhất với sức khoe và điều kiện kinh tế của mình. Rõ ràng, dây chính là những lợi
ích to lớn mà chính các nhà thuốc đã mang lại cho người dân trên khu vực Hà Nội.
Tuy nhiên, khó khăn mà Hà Nội đang phải đối mặt là sự phân bố các nhà
thuốc không đồng đều nhau giữa các khu vực, có sự chênh lộch rất lớn giữa khu vực
ngoại thành và nội thành, trong đó, phần lớn các nhà thuốc đều tập trung trong các
quận nội thành, chỉ một số ít các nhà thuốc được thành lập tại các huyện ngoại thành.
Theo kết quả của một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2008, tại thành phố Hà
Nội, trong khi ở khu vực ngoại thành, một nhà thuốc trung bình phục vụ khoảng
6489 dân thì một nhà thuốc khu vực nội thành chỉ phải phục vụ 1562 dân [12].


Bên cạnh đó, với số lượng lớn nhà thuốc, lại phân bố trên địa bàn rộng nên
việc thanh tra và giám sát tất cả các nhà thuốc cũng là một trở ngại đối với Sở Y tế
Hà nội. Thực tế, hàng năm Sở Y tế chỉ thanh tra được một số lượng rất nhỏ các
NTTN. Do đó, viộc đảm bảo các nhà thuốc luôn luôn tuân thủ các qui chế chuyên

môn và thực hiện đúng các yêu cầu mà các cơ quan quản lý đặt ra là rất khó khăn.
Đây chính là một thách thức mà các nhà quản lý phải lường được trước khi tiến hành
triển khai GPP. Bởi việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên là một trong những biện
pháp để duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng của các nhà thuốc GPP, đảm bảo cho
các nhà thuốc này luôn thực hiện đúng các tiêu chí và quy định của GPP mà Bộ Y tế
đã xây dựng.
Mặc dù mỗi năm sở Y tế Hà Nội chỉ thanh tra được một số lượng không nhiều
các nhà thuốc (số lượng nhà thuốc được thanh tra qua các năm 2005, 2006, 2007 lần
lượt là 289, 202, 298), tuy nhiên cũng đã phát hiện nhiều nhà thuốc vi phạm các quy
định và quy chế chuyên môn. Dưới đây là thống kê về số lượng các nhà thuốc vi
phạm qua một số năm:
• Các nhà thuốc vi phạm các quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị:


21

Bảng 1.2. Số lượng nhà thuốc vi phạm các quy định vê cơ sở vật chất, trang
thiết bị từ năm 2005-2007.
Các quy định bị vi
STT
2005
2006
2007
phạm
1

Địa diểm hành nghé

5


7

8

2

Diện tích nhà thuốc

9

1

5

3

Biển hiệu

16

3

2

4

Thiết bị bảo quản thuốc

12


9

6

5

Nhà thuốc không riêng biệt

2

6

3

( Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)
i

• Các nhà thuốc vi phạm việc thực hiện các quy chế chuyên môn:
Bảng 1.3. Sô' lượng nhà thuốc vi phạm việc hiện các quy chế chuyên môn từ
năm 2005-2007.
STT

Vi phạm quy định

2005

2006

2007


1

Dược sỹ vắng măt khi nhà thuốc hoạt động

88

34

46

2

Giúp việc không phép, có chuyên môn.

19

1

7

3

Giúp việc không phép, không có chuyên môn.

12

3

0


4

Niêm yết giá thuốc không đúng quy định.

59

15

92

5

Không ghi chép sổ sách.

76

46

28

20

8

10

6

Không mặc áo blu và đeo thẻ khi bán hàng.


• Các nhà thuốc vi phạm về chất lượng thuốc:

( Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)


22

Bảng 1.4. Sô' lượng nhà thuốc vi phạm các quy định vê chất lượng thuốc từ
nám 2005-2007.
STT

Chỉ tiêu

2005

2006

2007
3

1

Thuốc quá hạn dùng

9

3

2


Thuốc không có SDK

8

10

3

Thuốc kém chất lượng về mặt cảm quan

5

1

10
1

( Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)
Các kết quả thanh tra ở trên đã cho thấy, trên địa bàn Hà Nội, hàng năm vẫn còn rất
nhiều các nhà thuốc vi phạm các qui định rất quan trọng như dược
sỹ váng mặt khi nhà thuốc hoạt động, khổng ghi chép sổ sách tài liệu, bán thuốc hết
HSD, thuốc không có SDK, không niêm yết giá thuốc theo yêu cầu,... Điều này đã
một phẩn nào chứng minh rằng, hộ thống các NTTN ở khu vực Hà Nội vẫn đang còn
nhiều hạn chế. Ý thức chấp hành các qui định của các nhà thuốc chưa cao, chưa thực
s ự chú trọng tới sức khoẻ người bệnh mà chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế. Đặc biệt,
vai trò của người dược sỹ phụ trách chuyên môn còn chưa được đánh giá đúng ,
nhiều nhà thuốc không thực sự do dược sỹ điều hành mà do dược tá thậm chí cả
những người không có chuyên môn phụ trách. Bên cạnh đó về cơ sở vật chất, trang
thiết bị của nhà thuốc cũng còn nhiều bất cập, nhiều nhà thuốc không có đủ diện tích
theo yêu cẩu, vấn đề bảo quản còn chưa được chú trọng...

Trước thực trạng này, rõ ràng việc triển khai sớm GPP tại Hà Nội là rất cần
thiết, một mặt để thay đổi bộ mặt của hệ thống NTTN, mặt khác sẽ nâng cao hơn nữa
chất lượng phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhản dân trên địa bàn này.
1.5. Một sô tiêu chuẩn và yêu cầu chính của GPP Việt Nam [ 5],
Ngày 24/1/007, Bộ Y tế- Cục Quản lý Dược Việt Nam đã chính thức ban
hành văn bản GPP của Việt Nam. Theo đó việc triển khai GPP tại Việt Nam sẽ phải
tuân thủ theo những tiêu chuẩn sau:

Về nhân sự:


23

Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có chứng chỉ hành
nghề dược theo quy định hiện hành; cơ sở bán lẻ phải có nguồn nhân lực thích hợp,
đáp ứng quy mô hoạt động; nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc phải có bằng cấp
chuyên môn về dược.

Về cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Địa điểm phải cố định, riêng biệt, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc chịu tác
động trực tiếp từ ánh sáng mặt trời; diện tích tối thiểu là 10m 2, phải có khu vực để
trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi với
nhân viên bán thuốc; bố trí thêm các khu vực khác như phòng ra lẻ các thuốc không
còn bao bì trực tiếp, nơi rửa tay cho nhân vicn và khách hàng, phòng hoặc khu vực tư
vấn riêng, ghế cho người mua thuốc ngồi trong khi chờ đợi...


Về trang thiết bị bảo quản thuốc:
Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh


sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng như: tủ, quầy, giá kộ
chắc chắn; nhiệt kế, ẩm kế, hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió, tủ lạnh. Yêu cầu
nhiệt độ phòng duy trì dưới 30°c, độ ẩm không vượt quá 75%.


Về hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn của nhà thuốc:
Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiên hành, các hồ

sơ sổ sách liên quan đến hoạt dộng kinh doanh thuốc như sổ theo dõi bán hàng, sổ
nhập hàng.... Phải xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng
văn bản, tối thiểu phải có các quy trình sau: quy trình bán thuốc theo đợn, quy trình
bán thuốc không kê đơn, quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng, quy trình bảo
quản và theo dõi chất lượng, quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu
hồi.


Về các hoạt động chủ yếu trong nhà thuốc:
Các hoạt động chủ yếu trong nhà thuốc gồm mua thuốc, bán thuốc và bảo

quản thuốc. Đối với hoạt động bán thuốc, yêu cầu nhân viên bán hàng phải tuân thủ
những bước cơ bản như sau:


24

o Người bán lẻ phải hỏi những câu hỏi liên quan đến bệnh và thuốc mà người
mua yêu cầu.
o Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc thích hợp, cách dùng
thuốc, cách sử dụng thuốc bằng lời nói.
o Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử

dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.
Người bán lẻ phải cung cấp các thuốc phù hợp, kiổm tra, đối chiếu thuốc bán
ra về nhãn mác, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
Khi tư vấn cho người mua thuốc, phải đảm bảo đúng các yêu cầu sau:
o Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị
và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
o Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông
tin vể thuốc , giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
o Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa
thích hợp.
o Đối với những người mua thuốc mà chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên
bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tư vấn để họ có thể tự chăm sóc, tự
theo dõi triệu chứng bệnh.
Bên cạnh việc ban hành các tiêu chuẩn của GPP, Bô y tế cũng dã xây dựng một lộ
trình chi tiết về việc triển khai GPP tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
o Kể từ ngày 01/07/2007, các nhà thuốc bổ sung chức năng kinh doanh thuốc hay
thành lập mới tại nội thành của các địa phương Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và Cần Tho dều phải đạt GPP.
o Kể từ ngày 01/01/2009, các nhà thuốc bổ sung chức năng kinh doanh thuốc hay
thành lập mới tại nội thành của các tỉnh, thành phô' trực thuộc trung ương trừ
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ đều phải đạt GPP.


25

o Kể từ ngày 01/01/2010, các nhà thuốc bổ sung chức năng kinh doanh thuốc hay
thành lập mới tại nội thành của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều
phải đạt GPP.

o Kể từ ngày 01/01/2011, tất cả các nhà thuốc trong cả nước đểu phải đạt GPP.
o Kể từ ngày 01/01/2013, tất cả các quầy thuốc trong cả nước đều phải đạt GPP.
Công việc chính trong việc triển khai khái niệm GPP chính là hoạt động thông
tin, giáo dục về GPP tới nhà thuốc và nhân sự tại nhà thuốc. Mọi người phải hiểu,
chấp nhận và nhìn thấy lợi ích của GPP.
1.6.

Một số công trình nghiên cứu về vấn đề GPP đã được thực hiện

trước đây.
Năm 1997-2000, Trường ĐH Dược Hà nội phối hợp với viện
Karolinska( Thụy Điển), Trường ĐH Y học lâm sàng nhiệt đới London (Anh), và Bộ
y tế Thái Lan triển khai dự án “ Hướng tới việc thực hiện chế độ thực hành nhà thuốc
tốt ở Thái Lan và Việt Nam”. Dự án này đã áp dụng các biện pháp can thiệp đối với
các nhà thuốc tư ở Hà nội để thúc đẩy các nhà thuốc tư nhân tiếp cận và thực hiện
theo quy trình QAT khi cung ứng/cấp phát thuốc [11].
Năm 1998-2002, đề tài về tiến hành các biện pháp đa can thiệp đối với các cơ
sở hành nghề Y học cổ truyền tư nhân trên địa bàn Hà nội để hướng các cơ sở này
thực hiện quy trình QAT trong hoạt động cung ứng/cấp phát thuốc cho khách hàng,
được thực hiện bởi Nguyễn Thanh Bình 11].
Một công trình nghiên cứu về tình hình cung ứng thuốc cho cộng đồng của
các nhà thuốc tư và biện pháp nâng cao hiệu quả, của tác giả Nguyễn Thị Kim Chúc,
luận án Phó tiến sỹ khoa học y Dược, đã được tiến hành thực hiện vào năm 1996 [8].
Năm 2005, đề tài nghiên cứu cấp trường về Đánh giá chất lượng dịch vụ cung
ứng thuốc của nhà thuốc tư và hiệu thuốc trên địa bàn Hà nội, được thực hiện bởi
Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Xuân Thắng [2].
Như vậy, mặc dù các nghiên cứu ở trên đều có đề cập tới vấn đề này, tuy
nhiên, tất cả những nghiên cứu đó đều được tiến hành tại thời điểm chưa có sự ra đời



×