Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ tế hanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72 KB, 2 trang )

Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh
Tháng Mười 2, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin

Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh
Quê hương- mỗi lần nhắc tới lại khiến cho chúng ta nhớ tới biết bao nhiêu những kỉ niệm êm đềm
của tuổi thơ, những buổi chiều vàng hái hoa bắt bướm bên sông, những sáng tinh mơ lũ trẻ rủ nhau
đi học trên những triền đê, dạt hai bên bở là những ngọn cỏ còn tắm ướt sương đêm hay những
buổi tối cùng cha mẹ đi xem hát, xem hội. Tất cả, tất cả đã tạo nên những kí ức đẹp mà chúng ta ai
ai cũng đều lưu giữ một phần trong trái tim mình. Và Quê hương của nhà thơ Tế Hanh cũng là một
bài thơ như vậy. Bài thơ là những hồi ức tươi đẹp của người con khi nhớ về quê hương với biết bao
kỉ niệm và những cảnh vật gắn bó trong suốt những năm tháng ấu thơ.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trởi trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Mở đầu bài thơ chính là những lời giới thiệu nhẹ nhàng và đầy tình cảm của người thi sĩ về quê
hương của mình. Đó chính là một ngôi làng làm nghề đánh cá nhỏ bên dòng sông Trà Bồng tĩnh
lặng và mang đầy những kỉ niệm. Mỗi buổi sớm mai, khi ánh mặt trời còn chưa kịp soi rõ trên những
con đường, xuống vạn vật thì những người dân đã bắt đầu đi đánh bắt cá ngoài vùng biển khơi.
Hình ảnh của những người thanh niên đi đánh cá được nhà thi sĩ miêu tả một cách thật chi tiết:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả hơi thở nồng đượm vị xa xăm
Nếu như ai là người con của biển hay đã từng gặp những người dân làm nghề chài lưới thì chúng
ta sẽ hiểu rõ được vẻ đẹp của những người con miền biển là như thế nào. Một làn da ngăm săn
chắc khỏe mạnh được nhuộm màu bởi ánh mắt trời cùng làn gió biển mằn mặn ánh lên những nụ
cười tươi rói, rực rỡ. Đó là nét đẹp mà không ở nơi đâu có thể có được. Để rồi, những hương vị
mặn nồng ấy thấm đượm vào trong từng thớ thịt, đi vào máu, vào tâm hồn và hơi thở của con
người.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng


Rướn thân trắng bao la thâu góp gió


Từng đoàn người cùng nhau đi ra biển với một khí thế hừng hực, sôi nổi để chinh phục cả thiên
nhiên, để thấy được ý chí của con người lớn mạnh và mãnh liệt như thế nào. Một cuộc sống vất vả
với những người dân lao động cần cù, chăm chỉ, nhưng qua con mắt của nhà thơ thì những điều đó
lại trở nên vô cùng tươi đẹp và tràn đầy sức sống bởi chính những ý chí của con người và cũng bởi
con mắt lạc quan của chính người quan sát.
Ngày hôm sau tấp nập trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Và những cố gắng của những người dân đã được đền bù bằng những thành quả lao động to lớnđó là những chiếc thuyền đầy ắp ghe cá, với những con cá thân bạc trắng tươi ngon. Đó là điều mà
người dân lao động mong chờ nhất, là nguồn thu nhập chính của những người dân làng biển. Và có
lẽ đó chính là ngày mà mọi người cảm thấy hạnh phúc nhất bởi chính những công sức lao động của
mình đã đạt được. Chỉ với những chi tiết nhỏ bé ấy nhưng đã gom nhặt tạo nên một bức trang quê
hương luôn hiện lên trong tâm trí của những người con xa quê.
Cả bài thơ là một bức tranh mang đầy đủ cả màu sắc, hương vị và hơi thở của quê hương, của tuổi
thơ của tác giả mà trong đó, chúng ta cũng như thấy được chính tuổi thơ đã trôi qua của mình. Tất
cả, tất cả đã tạo nên vẻ đẹp của bài thơ Quê hương đi mãi cùng với thời gian mà không phải bài thơ
nào cũng có thể có được- như một nốt nhạc cao khơi gợi trong lòng người những tình cảm mãnh
liệt về tuổi thơ của mỗi người.



×