Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.2 KB, 2 trang )
Chứng minh câu nói Có làm mới có ăn không dưng ai dễ
đem phần đến cho
Tháng Mười Một 5, 2014 - Category: Lớp 7 - Author: admin
Chung minh Co lam thi moi co an khong dung ai de dem phan den cho – Đề bài: Nêu ý kiến
của bản thân về lời dạy “Có làm mới có ăn không dưng ai dễ đem phần đến cho”.
Các câu tục ngữ luôn phản ánh đầy đủ các quan niệm của ông cha ta, không chỉ đúc kết kinh
nghiệm, đưa ra những bài học quý báu mà các câu tục ngữ còn đưa ra những nguyên tắc sống cho
chúng ta. Tiêu biểu là câu tục ngữ: “Có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ đem phần đến cho”.
Câu tục ngữ nêu ra một nguyên tắc, có thể nói là một chân lí mà đòi hỏi ai cũng phải biết. Đó là
muốn được hưởng thành quả thì phải tự mình lao động chứ không thể phụ thuộc, ỉ nại vào bất cứ
ai. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ nói đơn thuần đến cái ăn, nhưng phần nghĩa bóng của nó thì rộng
hơn rất nhiều không chỉ đề cập duy nhất đến cái ăn mà còn đề cập đến nhiều giá trị vật chất và tinh
thần khác. Động từ “làm” ở đây là chỉ sự lao động, khái niệm lao động đã xuất hiện từ rất, có lẽ là từ
khi con người xuất hiện thì lao động cũng ra đời. Lao động cũng là một nhân tố quan trọng trong sự
hình thành của ngôn ngữ và lời nói.
Từ xa xưa, con người đã nhận ra quy luật “có làm thì mới có ăn” này, người ta phải vào rừng săn
bắn, hái lượm thì mới có cái ăn từ đó mới có thể tồn tại, duy trì sự sống, chứ không có kiểu “há
miệng chờ sung”, trông chờ vào sức lao động của người khác để tồn tại. Tuy nhiên, khi đất nước ta
chưa phát triển thì còn rất nhiều bất công trong vấn đề này, người làm nhiều thì được hưởng ít,
người không làm lại được hưởng nhiều. Thực tiễn lịch sử đã minh chứng điều đó, đó là trong thời
đại phong kiến, xã hội phân chia thành các giai cấp và tầng lớp, nông dân nhận ruộng của địa chủ
để làm, đến mùa thu hoạch được ba phần thì người nông dân chỉ được hưởng một phần hoặc ít
hơn trong khi họ là người lao động trực tiếp để tạo ra sản phẩm, tốn biết bao mồ hôi công sức, còn
những tên địa chủ không phải làm gì lại nghiễm nhiên được lấy về mình hai phần ba số sản phẩm,
bất công là ở chỗ đó. Tình trạng này còn tiếp diễn cho đến khi hợp tác xã phát triển, tuy vẫn còn là
hình thức làm chung ăn chung nhưng sự công bằng trong lao động đã có phần rõ ràng hơn, đến sự
phát triển của nền kinh tế thị trường thì sự độc lập về lao động của mỗi người được thể hiện rõ hơn