Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chứng minh câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.52 KB, 2 trang )

Chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen gần
đèn thì rạng
Tháng Mười Một 4, 2014 - Category: Lớp 7 - Author: admin

Giai thich chung minh cau tuc ngu Gan muc thi den gan den thi rang – Dân gian ta có câu tục
ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có bạn lại bảo gần mực chưa chắc đã đen
và gần đèn thì chưa chắc đã rạng, hãy viết bài văn chứng minh để thuyết phục.
Dân gian ta có rất nhiều câu tục ngữ hay nội dung mà nó thể hiện thật sâu sắc, một trong số đó là
câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có bạn lại bảo gần mực chưa chắc đã đen
và gần đèn thì chưa chắc đã rạng.
Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ muốn đề cập đến nội dung gì? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét
về lớp nghĩa đen – là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên các các từ ngữ. Lớp nghĩa này là mực có mầu đen
vì vậy một vật nằm gần nó thì sớm muộn gì cũng bị dây mực và có màu đen, còn đèn sáng thì
những vật nằm gần nó sẽ sáng lên theo. Còn về lớp nghĩa bóng – là lớp nghĩa không hiện trực tiếp
trên các từ ngữ mà buộc ta phải suy luận ra, lớp nghĩa này là nói đến những người sống cùng, kết
bạn với những người có bản tính, phẩm chất xấu thì họ sẽ bị ảnh hưởng và có thể bị nhiễm những
bản tính xấu đó, và ngược lại những người kết bạn, có mối quan hệ thân thiết với những người có
phẩm chất tốt, hiểu biết rộng thì dần dần theo thời gian họ cũng sẽ học tập theo những phẩm chất
tốt đó và nâng cao tầm hiểu biết của mình.

Câu tục ngữ nào cũng đúc kết những kinh nghiệm, bài học quý báu của ông cha ta nên nó luôn có
tính đúng đắn. Tuy nhiên cũng có bạn cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn chưa chắc
đã rạng”, ý kiến này cũng không phải không có căn cứ. Nhiều người có bản chất xấu xa thì cho dù
có sống giữa trăm nghìn người tốt thì họ vẫn giữ cách sống của mình, như câu: “Giang sơn khó đổi,


bản tính khó rời”, nhưng cũng có những người tốt, thật thà, trung thực dù có sống cùng, làm bạn
cùng những người có bản chất xấu thì họ vẫn giữ được những nét tính cách đáng quý của mình
như bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng


Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Cây hoa sen dù có lớn lên, sống giữa vùng đầm lầy “hôi tanh” nhưng những ngó sen vẫn trắng tinh,
hoa sen vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết.
Nhưng những người đó chỉ chiếm một phần nhỏ. Xét một ví dụ thực tế, hai đứa trẻ cùng được sinh
ra trong một gia đình, nhưng vì một lí do nào đó hai đứa trẻ bắt buộc phải sống tách biệt. Một đứa
sống ở một vùng có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút thì thử hỏi làm sao lớn lên mà đứa
trẻ đó không bị lây nhiễm được. Còn đứa trẻ kia sống giữa những người có nền nếp tốt, trình độ
văn hóa, nhận thức rộng thì chắc chắn rằng khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ hội tụ đầy đủ những phẩm
chất tốt đẹp. Qua đó, ta mới thấy được tầm quan trọng của môi trường sống, môi trường sống như
thế nào quyết định tính cách và nhân phẩm con người. Vì thế cha mẹ vẫn thường dạy con “chọn
bạn mà chơi” hay “chọn mặt gửi vàng” khuyên con mình hãy biết lựa chọn những người bạn tuy
rằng không thật sự học giỏi nhưng tính cách tốt, biết chia sẻ vui buồn với bạn chứ không ích kỉ chỉ
biết nghĩ cho bản thân.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn giữ được giá trị và tính đúng đắn của nó, câu tục ngữ mang đến một bài
học quý báu, khuyên răn con người nên biết chọn lựa bạn bè một cách đúng đắn từ đó tạo dựng
các mối quan hệ tốt đẹp, là cơ sở để củng cố những phẩm chất tốt của bản thân và nâng cao tầm
hiểu biết.
Theo: Ngọ Thị Quỳnh



×