Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.68 KB, 2 trang )
Giải thích chứng minh lời dạy Học đi đôi với
hành văn 7
Tháng Mười Một 14, 2014 - Category: Lớp 7 - Author: admin
Giai thich loi day Hoc di doi voi hanh – Đề bài: Em hiểu gì về lời dạy học đi đôi với hành. Hãy
viết bài văn giải thích lợi dạy trên cho mọi người cùng hiểu.
Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành là mối liên hệ có thể xem là một chân lý trong việc học tập
của mỗi chúng ta. Hai khái niệm “học” và “hành” luôn được đi liền với nhau và làm tiền đề, cơ sở
cho nhau. Đây chính là nội dung của lời dạy “Học đi đôi với hành”.
Trước hết, chúng ta cần hiểu như thế nào là “học’ và như thế nào là “hành”, “học” là quá trình tiếp
thu tri thức để mở rộng sự hiểu biết của mình, khái niệm “học” không chỉ bó hẹp là học những kiến
thức trong sách vở, do thầy cô dạy, ở nhà trường mà việc học còn được mở rộng ra là học không
phải trong sách vở mà là học những điều cần thiết trong thực tế cuộc sống, không phải do thầy cô
dạy mà là học hỏi từ bạn bè, người thân, người quen, thậm chí là người không quen biết, không
phải học ở nhà trường mà là học ngoài xã hội. Cũng đã có nhiều câu tục ngữ nói về vấn đề này
như:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Hay:
“Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
Đấy là “học”, còn khái niệm “hành” thì sao? “Hành” hiểu theo nghĩa đơn giản nhất có nghĩa là thực
hành. Là vận dụng những cái đã được học và học được vào thực tiễn cuộc sống để chứng minh
rằng những lý thuyết đó là đúng đắn. “Học” là phạm trù tri thức về mặt lý thuyết, còn “hành” là phạm
trù về mặt phương pháp, cách tiến hành. Cụm từ ở giữa hai khái niệm “đi đôi” chỉ về mối quan hệ
giữa “học” và “hành”, “đi đôi” là thể hiện sự gắn liền, luôn song hành với nhau. Cụm từ này được đặt
giữa “học” và “hành” cho thấy hai phạm trù này có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, cái này
làm tiền đề, cơ sở cho cái kia và ngược lại. Như chủ tịch Hồ Chí Minh – vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Việt Nam cũng đã chỉ rõ: “Lý luận nếu không gắn liền với thực tiễn thì chỉ là lý luận suông, thực tiễn