Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam ngữ văn 8
Tháng Hai 4, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin
Gioi thieu ve ta ao dai Viet Nam – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn giới thiệu về chiếc áo dài
Việt Nam cũng như Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam cho các bạn bè khắp năm châu biết đến.
Một ngày cuối tuần như bao cuối tuần khác khi đang đi dạo trên con phố quen thuộc thì bất giác tôi
dừng chân khi nghe thấy câu hát quen thuộc phát ra từ một chiếc cái gác xép cũ kĩ “em đẹp không
cần son phấn xinh thầm xinh thầm duyên áo dài duyên dáng” câu hát quen thuộc khiến tôi bất giác
nhớ đến tà áo dài. Từ bao đời nay tà áo dài là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc
phục của đất nước và không thể thiếu trong các cuộc thi sắc đẹp hiện nay.
“Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được
hướng đi trong tương lai”. Đó là lời mà học giả Nguyễn Hiến Lê muốn gửi đến các bạn trẻ những ai
quan tâm về việc bảo vệ kho tàng văn hóa dân tộc. Từ xa xưa quả thật chiếc áo dài đã lưu giữ lại
rất nhiều nét đẹp không chỉ trong ca dao tục ngữ nà còn trong nghệ thuật điêu khắc nhạc kịch và hội
họa. Ngược dòng thời gian tìm về ngồn cội chiếc áo dài đã trải qua biết bao thăng trầm của dân tộc
con người Việt Nam.
Chiếc áo dài bắt nguồn từ chiếc áo tứ thân xuất hiện vào giai đoạn thế kỉ 16 và 17. Gọi là áo tứ thân
bởi vì kĩ thuật dệt và khung dệt của người Việt Nam khi đó không đủ lớn để cho ra một tấm vải với
khổ lớn như bây giờ.Nó chỉ ra một khổ vải khoảng ba bốn tấc . Chúng ta phải ghép hai thân trước
và hai thân sau , tuy nhiên hai thân trước ta để mở hai thân sau ta nối lại ở hai đường sống lưng
mặc kết hợp với yếm và váy. Trong quá trình trao đổi và dịch chuyển người phụ nữ sử dụng hai
mảnh vải khác để làm chặt thắt lưng . Về cơ bản chất liệu vải của cả nước lúc bấy giờ là như nhau
là lụa tơ tằm tự nhiên cho nên người nếu như người phụ nữ nào sử dụng trang phục với trang sức
như vòng vàng hay kiềng thì họ thuộc tầng lớp quý tộc còn những người phụ nữ bình thường thì họ
không có điều kiện đế sử dụng trang sức. Khi ở nhà họ quấn khăn khi ra đường thì sử dụng nón ba
tấm và đôi guốc mộc.
Áo dài năm thân xuất hiện sau khi áo tứ thân ra đời khoảnh hai thế kỉ . Chiếc áo này được những
người thành thị cải biên trên nền tảng của chiếc áo tứ thân. Về kiểu may cơ bản không thay đổi so
với áo tứ thân . Ở giai đoạn này họ bắt đầu có khái niệm về cái đẹp nhưng cái đẹp của họ phải là
cái đẹp kín đáo nên phần thân trước đóng lại để tránh thấy phần nội y bên trong.
Áo dài Tân thời xuất hiện vào thế kỉ 20 mang khuynh hướng hiện đại nhưng nhưng vào thời gian đó
do chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp nên tất cả áo dài giai đoạn này đều bị đốt bỏ đi. Trải qua bao
thăng trầm của lịch sử áo dài cũng đã có rất nhiều thay đổi lớn cổ áo lúc cao lúc thấp khi vuông lúc
tròn khi kín lúc hở chiều dài cũng lên xuống khi dài lúc nhắn gấu áo cũng khi lớn lúc nhỏ vòng eo có
khi rộng lúc thắt chặt . Chiếc quần cũng thay đổi khi to lúc nhỏ. Những thay đổi đó đã đem đến một
diên mạo mới cho áo dài với cổ áo cao khoảng bốn cm làm tăng thêm nét đẹp của người phụ nữ.
Cúc áo là loại cúc bấm cài từ cổ qua vai xuống eo,phần eo chít và từ eo thân áo được xẻ thành hai
tà dài đến mắt cá chân. Ống tay may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay. Khi mặc áo dài
người phụ nữ thường sử dụng thêm chiếc nón lá để làm tăng nét quyến rũ và kín đáo.
Mỗi khi mặc áo dài hẳn bất cứ ai trong đất nước Việt Nam đều có những cảm xúc khác nhau nhưng
trên hết đó là sự tự hào về bản thân nó toát lên vô cùng gợi cảm và kín đáo của người phụ nữ Việt
Nam. Bên cạnh đó là niềm tự hào dân tộc vì mỗi quốc gia trên thế giới đều mang một trang phục
riêng biểu tượng cho mỗi một quốc gia và tự hào thay khi nhìn thấy tà áo dài thì tất cả bạn bè năm
châu đều biết đến đó là biểu tượng của dân tộc Việt Nam . Tuy vậy nếu tìm hiểu sâu hơn về tà áo
dài Việt Nam thì chúng ta sẽ biết thêm rằng không chỉ khi mặc áo dài là có cảm xúc đẹp mà nó còn
mang những cản xúc hoàn toàn khác. Khi chiến tranh xảy ra người đàn ông người chồng người cha
người anh những người trụ cột trong gia đình sẽ ra chiến trường để xông pha đánh giặc, khi đó
người phụ nữ ở nhà họ không hề than khóc sầu đau mà với mái tóc dài tà áo dài thướt tha họ
xuống dường biểu tình để hô hào đòi được độc lập cùng chung sức đòi sự công bằng và bình đẳng
không cho phép những cuộc đàn áp bắt bớ . Đối diện với họ là những thế lực vô cùng bạo tàn là
lưỡi dao họng súng là lưỡi lê . Chính nét thần thái sự tự tin đã khiến cho kẻ thù nể phục .Bộ áo dài
được ví như một chiếc áo giáp mặc dù nó vô cùng mỏng manh và bản thân người mặc cũng hết
sức yếu đuối nhưng dường như đã có một sức mạnh vô hình nào đó đã làm cho họ kiên cường.
Chiếc áo dài đẹp là thế thân thương duyên dáng là thế khiến cho bao người cả trong nước và quốc
tế “thương”nó như thế . Thế nên chúng ta không khỏi đau xót khi biết được những nữ sinh xé áo
nhau rồi tung lên mạng chỉ vì những lúc nông nổi tức giận bạn bè vô cớ mà các em đã đánh mất nét
đẹp truyền thống chỉ trong đôi ba phút quay và tung lên mạng. Áo dài là biểu tượng cho vẻ đẹp nét
kín đáo của người phụ nữ Việt Nam vậy mà chỉ trong nháy mắt nó đã bị hủy hoại một cách vô thức
và đáng buồn cho sợ non nớt của các cô bé tuổi học trò.
Đứng trước những việc đáng buồn như thế ta chợt tự hỏi lòng mình liệu trước những xu hướng thời
trang tiên tiến cua thế giới liệu áo dài có còn được ưa chuộng nữa hay không? Biết được điều đó
chúng ta đã có các chương trình hữu ích cho các ban trẻ tổ chức các cuộc thi sắc đẹp như “hoa
khôi áo dài Việt Nam” hay tổ chức các hoạt động như vẽ tranh về áo dài cho học sinh mầm non và
tiểu học để các em thêm yêu hơn tà áo dài duyên dáng
Thế kỉ 21 hiện nay rất nhiều trang phục truyền thống của các nước khác trên thế giới đã không còn
được ưa chuộng như xưa nữa , không còn bắt gặp hàng ngày trong cuộc sống của người dân nữa
mà nó chỉ còn xuất hiện trong các lễ hội lớn. Tuy vậy áo dài Việt Nam vẫn ngày càng mang âm
hưởng hiện đại không những không phai tàn dần theo thời gian mà ngày càng được ưa chuộng.
Vào những ngày sang xuân này ta càng cảm thấy háo hức hơn khi đi ngang qua bờ hồ hay những
nơi cổ kính như văn miếu hay hoàng thành ta bắt gặp những bạn trẻ đang nô nức cùng nhau tạo
dáng với tà áo dài để có những bức ảnh đẹp. Ao dài ngày càng đi vào nếp sống của người dân Việt
Nam đặc biệt là các bạn trẻ khi áo dài trở thành đồng phục cho các trường phổ thông đại học và cả
các nơi công sở nữa.
Áo dài như vậy đó giản dị thân thuộc và đi vào nếp sống của người dân một cách giản dị như chính
nó vậy. Tà áo dài tung bay trong gió đã khiến cho bao khách nước ngoài khi đến với Việt Nam ta mê
mẩn để rồi người đi mà vẫn nhớ tà áo dài tung bay nhẹ nhàng trong gió khiến ta như nhẹ lòng thả
hồn bay bổng vào thiên nhiên cảnh vật không chút lo toan của bộ bề cuộc sống. Hình ảnh về chiếc
áo dài sẽ luôn là một biểu tượng của đất nước Việt Nam chúng ta.