Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài thơ khi con tu hú của tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.77 KB, 3 trang )

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố hữu
Tháng Mười 2, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố hữu văn học lớp 8
Tố Hữu là nhà thơ có nhiều những tác phẩm hay viết về nhiều chủ đề khác nhau trong thời kì cách
mạng. Do đó, tên tuổi của ông trở thành một trong những nhà thơ có nhiều thành công nhất. “ Khi
con tu hú” được sáng tác trong thời gian nhà thơ bị bắt giam khi đang hoạt động. Bài thơ đã thể hiện
được khao khát cháy bỏng của người chiến sĩ muốn hướng tới cuộc sống tự do ở bên ngoài.
Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc tại những vùng làng quê ở Việt Nam. Khi tu hú kêu
cũng chính là lúc mùa hè về. Và trong hoàn cảnh như vậy thì người chiến sĩ cách mạng cảm thấy bị
bó buộc hơn bao giờ hết.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp cây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tâng không
Mở đầu bài thơ là những hình ảnh mà người thanh niên đang tưởng tượng ở trong tâm trí của mình
khi được nghe tiếng những chú chim tu hú kêu. Anh tưởng tượng ra rất nhiều thứ, đó đều là những
hình ảnh đẹp gắn liền với kí ức khi còn có được tự do. Cả không gian như tràn đầy nhựa sống, biết
bao nhiêu hình ảnh với đầy những màu sắc hiện lên như màu vàng của vựa lúa chiêm, những hạt
thóc, ánh nắng đào cùng những âm thanh như tiếng sáo diều, tiếng ve ngân. Đó là sự kết hợp cảm
nhận cả về hình ảnh và âm thanh của nhà thơ. Phải có một tình yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng
phong phú lắm thì anh mới có thể cảm nhận được những điều như vậy. Tất cả những giác quan đều
được cảm nhận qua đường nét, màu sắc, âm thanh của quê hương.
Những hình ảnh đều là của mọi vật khi đang viên mãn và có nhiều thành quả nhất: là khi những hạt
lúa được kết tinh, là thành quả của biết bao mồ hôi và nước mắt. Với tâm hồn tinh tế cùng con mắt
độc đáo, ánh nắng cũng có sự thay đổi bởi nhiều góc độ, bên cạnh cả bầu trời trong vắt như mặt
nước yên bình, giúp cho tầm nhìn của con người càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. “ Trời xanh
càng rộng càng cao”.



Cả không gian như được mở rộng ra tới vô tận. Dù cho người thanh niên lúc ấy đang ở trong tù,
phía sau song sắt nhưng vẫn cảm nhận được hình ảnh ở bên ngoài bằng chính trái tim và sức sống
của mình. Tất cả mọi thứ đều đang tươi vui, ngay cả sáo diều cũng không hề lẻ loi mà luôn có đôi
có cặp, được tự do bay lượn, cảm nhận được vùng trời của chính mình. Thế nhưng, con ngườingười thanh niên bây giờ lại không được như vậy. Anh khao khát, mong muốn có được tự do như
cặp chim ấy nhưng cũng không thể có được. Anh chỉ có thể nhìn tự do, gửi gắm tâm hồn khao khát
của mình tới những cảnh vật bên ngoài. Đến đây, nhịp thơ lục bát bỗng dưng như chia đôi. Nhà thơ
đã vẽ lên hai bức tranh đối nghịch nhau. Bên ngoài là những tự do, hạnh phúc với một cuộc sống
tràn ngập ánh nắng, còn bên trong nhà tù, phía sau song sắt lại là một cuộc sống tối tăm, gò bó.
Trong chính hoàn cảnh ấy, người chiến sĩ trào lên những khao khát cháy bỏng hơn bao giờ hết.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả. Cảm xúc dồn nén tới mức bị bức bối, với hàng
loạt những câu cảm thán “ ôi”,” mất thôi” khiến cho người chiến sĩ càng muốn đi ra ngoài để có
được tự do thực hiện những lí tưởng của mình. Khổ thơ chính là sự bừng tỉnh của lí trí, là tâm trang
uất ức, muốn đạp bỏ tất cả những cảnh giam cầm để có được tự do của mình. Có lẽ bởi vậy, mà
bên ngoài đời thực, sau ba năm, Tố Hữu đã vượt ngục để quay về đội ngũ, làm tròn ước nguyện
cống hiến với cuộc đời.


Bài thơ là sự kết hợp hoàn chỉnh giữa cảnh và tình. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu
tả hết sức sinh động, qua đó thể hiện được ý chí kiên cường của người chiến sĩ.



×