Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích đoạn trích trong lòng mẹ của nguyên hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.25 KB, 3 trang )

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
Tháng Ba 27, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin

Phan tich doan trich Trong long me – Đề bài: Trong lòng mẹ là đoạn trích đầy cảm động của
nhà văn Nguyên Hồng. Em hãy Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng để thấy
điều đó.
Nguyên Hồng là một nhà văn lớn được mọi người biết đến với lối viết văn giản di, đi sâu vào lòng
người bởi những chi tiết rất gần gũi với cuộc sống hang ngày của chúng ta. Những tác phẩm của
ông thường nói về cuộc sống của những con người lao động, về tuổi thơ hồn nhiên nhưng cũng lắm
những nỗi lo âu trong cuộc sống. và trong những tác phẩm của ông, có lẽ gây ấn tượng nhất là tác
phẩm những ngày thơ ấu với đoạn trích “trong lòng mẹ” kể về cuộc chia ly và gặp mặt của chú bé
Hồng với mẹ của mình.
Câu chuyện kể về chú bé Hồng, sinh ra trong một gia đình đã tan nát. Người cha thì bị nghiệp ngập,
luôn hằn học, bất mãn với tất cả mọi thứ. Người mẹ vì không thể chịu đựng được đã phải ra đi tìm
công ăn việc làm. Sau khi cha mất, bé Hồng được người cô nhận nuôi. Thế nhưng, bé Hồng đâu có
được hưởng tình thân của chú và người thận. mọi người coi bé như một gánh nặng trong gia đình,
luôn muốn gieo vào đầu của bé những suy nghĩ kinh khủng về người mẹ của mình. Họ đã luôn tổn
thương tâm hồn non nớt của bé, nhưng bé cũng không thể nói chuyện cùng ai, chơi cùng ai. Giữa
cuộc sống luôn bị ghẻ lạnh, bị nói những điều xấu xa về mẹ nhưng trong lòng bé Hồng, hình ảnh
của người mẹ vẫn là hình ảnh rất thiêng liêng- một góc sâu trong trái tim mà không ai có thể biết
được. có lẽ cũng bởi vì thế mà bé luôn có những suy nghĩ già trước tuổi của mình bởi bé hiểu, mẹ
của bé không phải người như vậy. mẹ chỉ bị những lời dèm pha do xã hội thời bấy giờ đem lại, và
cũng không ai có thể làm thay đổi hình ảnh của mẹ trong tâm trí bé. Bé luôn cố gắng bảo vệ tình
cảm ấy khỏi "những ráp tâm tanh bẩn” không thể xâm phạm được. ấy thế mà, có lẽ nếu như bé
Hồng là đại diện cho những gì cao đẹp, luôn biết yêu thương và tha thứ thì bà cô của bé lại là hình
ảnh của chế độ phong kiến cổ hủ khi đó. Dù cho bé Hồng có khóc như thế nào thì người cô vẫn cố
tình kể câu chuyện của mẹ bé ra mà không hề có sự thương cảm với chị dâu- một người phụ nữ
góa chồng phải đi bươn chải, bon chen trong cuộc sống chỉ vì không thể nuôi nổi con của chính
mình. Mỗi lúc như vậy, bé chỉ có thể nuốt tiếng khóc trong cổ họng mà không thể làm thế nào, bởi
bé biết bé càng khóc thì người cô sẽ chỉ càng chửi mắng thậm tệ hơn.



“mợ ơi…mợ ơi… mợ ơi” tiếng gọi của bé mới đầu chỉ như ngờ ngợ , bé không dám gọi mẹ, chỉ dám
đứng từ xa gọi là “mợ”. có lẽ lúc đó bé băn khoăn không biết phải làm như thế nào, muốn nhận mẹ
nhưng lại sợ mình nhận sai người, cũng có lẽ bé sợ mẹ không nhận ra mình, không yêu thương và
dành tình cảm cho mình nhiều như mình luôn nghĩ về mẹ. Nhưng may sao, lúc đó, khi bé một mực
chạy theo chiếc xe của mẹ thì mẹ của bé đã dừng lại. Người mẹ tần tảo ấy cũng đong đầy nước
mắt khi thấy con trai chạy theo mình… tất cả, tất cả như dừng lại chỉ còn lại hai mẹ con cùng cuộc
hội ngộ, sum vầy. mẹ trở về trong trái tim của bé Hồng. nếu như những lần trước bé Hồng chỉ có
những tiếng nấc nghẹn ngào thì giờ đây, bé đã có thể khóc một cách thoải mái, tiếng khóc thực sự
của một người con với người mẹ của mình, mong muốn tình yêu thương và vòng tay vỗ về của mẹ.
“mẹ kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi cứ òa lên khóc nức nở” . tiếng khóc vang vọng, nhưng lại làm
cho tâm hồn của bé Hồng bớt đi sự cô quạnh, là tiếng khóc của sự hạnh phúc, bé đã có thể thoải
mái bộc lộ tình cảm của mình. Tới đây, chúng ta mới có thể nhìn thấy được tình mẫu tử mới thật
thiêng liêng tới nhường nào. Hình ảnh của người mẹ trong con mắt của bé Hồng mới thật đẹp làm
sao. Trong lòng bé, có lẽ mẹ luôn đẹp như vậy, hiền hậu và ấm áp như vậy. Chính bởi thế, khi được
nằm trong vòng tay ôm ấm của mẹ, bé mới có thể trải hết lòng mình mà không cần phải che giấu
điều gì. Đây có lẽ chính là kết cục đẹp nhất cho những người con hiếu thảo, sẽ nhận được tình yêu
của người bên cạnh.
Qua tác phẩm, chúng ta có thể thấy hình ảnh thu nhỏ của một xã hội đầy những nghi ngờ, ganh tỵ.
Tại đây, thân phận người phụ nữ vẫn chưa được coi trọng trong xã hội, họ phải chịu những định
kiến mà những kẻ bên ngoài sắp đặt. Đồng thời, tác phẩm cũng mang ý nghĩa nhân đạo cao cả khi


bảo về những con người yếu ớt, cho họ có quyền được mơ ước, khát khao và cũng đạt được điều
đó.



×