Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích giá trị nhân văn trong chiếu dời đô của lý công uẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.83 KB, 3 trang )

Phân tích giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô
của Lý Công Uẩn
Tháng Mười 2, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin

Phân tích giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
Trong lịch sử khai quốc của dân tộc ta việc dời đi kinh đô sang một nơi khác là một điều vô cùng
khó khăn và không hề dễ dàng chút nào. Thế nhưng, Lý Công Uẩn lại là một nhà vua có tầm nhìn
chiến lược, đã lần đầu tiên dời kinh đô của đất nước từ kinh thành Hoa Lư về Đại La. Và chỉ với một
bài chiếu cùng những lời lẽ, lập luận vô cùng chặt chẽ, ông đã thuyết phục được toàn bộ dân chúng,
văn võ bá quan cùng nhau ủng hộ việc ông làm. Và bài “ chiếu dời đô” cũng có thể coi là bài chiếu
đầu tiên của đất nước chúng ta nhà vua viết cho dân chúng lại có ảnh hưởng lớn tới như vậy.
Lý Công uẩn là một trong những vị vua có tài có đức của dân tộc r\ta. Với những cố gắng của mình,
ông đã xây dựng được một đất nước hòa bình và phát triển nông nghiệp, thương nghiệp. Ông đã
soạn thảo ra bài chiếu để công bố ý định di dời kinh đô của mình. Cả bài chiếu sử dụng những lập
luận vô cùng chặt chẽ và hợp lí, giúp cho tất cả mọi người đều có thể đọc và hiểu được những suy
nghĩ,, ý kiến của nhà vua một cách đơn giản nhất. Cả bài chiếu được chia ra thành hai đoạn: đoạn
đầu tiên tác giả nói lên lí do mà nhà vua muốn dời kinh đô và đoạn thứ hai là những dẫn chứng cụ
thể của việc dời đô qua lịch sử của cả đất nước ta và đất nước Trung Quốc.
Đầu tiên nhận thấy vị trí địa lí của kinh đo tại Hoa Lư không còn phù hợp với sự phát triển của đất
nược nữa, ông đã có quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về tới Đại La. Địa lí của kinh thành tại Hoa
Lư vốn là nơi có nhiều rừng núi, có rất nhiều lợi ích trong những cuộc chiến đấu chống lại quân thù,
thế nhưng trong hoàn cảnh sau này thì những điều đó đã không còn là ưu điểm nữa mà chúng đã
trở thành những điều khó khăn, gây cản trở cho việc phát triển đất nước giữa thời bình. Và điều tất
yếu đó chính là việc phải dời kinh đô tới một nơi có những điều kiện phù hợp hơn. Những lời lẽ và
lập luận được tác giả chỉ ra một cách vô cùng hợp lí. Ở Thăng long được coi là nơi có địa lí rất tốt
cho việc phát triển của nhân dân và cả đất nước. Với một địa thế bằng phẳng, được bao bọ bởi con
sông lớn, như thành trì tự nhiên bảo vệ được cả kinh đô, xung quanh tràn ngập long khí, là nơi
được coi là có phong thủy vô cùng đẹp. Những điều đó đã khiến cho chúng ta càng cảm nhận được
tầm nhìn chiến lược của nhà vua. Vị trí của nơi ở mới giúp cho dân chúng có được nhiều cơ hội
hợp tác buôn bán khắp nơi do có đường giao thông thuận lợi có thể đi được bằng đường bộ và
đường thủy mà không gặp bất cứ trở ngại nào cả. Điều đó giúp thuận lợi rất nhiều cho việc phát


triển của những người nhân dân xung quanh. Qua đây chúng ta cũng thấy được tầm nhìn của nhà
vua cùng những suy nghĩ mà nhà vua dành cho người dân của mình.
Không chỉ có sức thuyết phục từ những lập luận về phong thủy mà Lý Công Uẩn còn đưa ra những
chứng cứ cho thấy từ những triều đại trước đã có sự di chuyển kinh thành. Chúng ta cùng nhìn về
những triều đại trước đó, đó chính là nhà Đinh tồn tại có 12 năm hay như nhà Lê cũng chỉ có hai


chín năm là kết thúc số phận ngắn ngủi của những người làm bậc đế vương, suy tàn cả một chế độ.
Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự an cư lạc nghiệp của muôn dân. Thế nên, mới có thể kết
luận một cách đơn giản rằng: muốn nhân dân được no đủ, đất nước phát triển thì chính các triều đại
cần phải hùng mạnh và vững bền thì mới được. Vì vậy vùng đất được lựa chọn hứa hẹn rất nhiều
những lợi ích mới phát triển cho đất nước. Với những tư thế như “ long bàn hổ cứ”. “ Long bàn” là
tư thế của những con rồng đang cuộn mình làm tổ, hình ảnh của những dãy núi trùng điệp rất giống
như con rồng đang di chuyển trong không gian, bởi thế cho nên tại những vùng đất nào có nhiều ưu
thế đều có long mạch, gặp địa hình, vùng đất thuận lợi, chúng càng cuộn vào nhiều hơn. Còn hổ cứ
là tư thế của con hổ đang chuẩn bị tập trung sức mạn, giơ vuốt sẵn sàng tấn công con mồi. Đó đều
là những đại thế rất đẹp mà không phải ở đâu cũng có thể có được.

Thứ hai, nhà vua đã nêu ra những trường hợp và chứng cứ của việc không tuân theo những quy
luật của tự nhiên tại Trung Quốc. Đó chính là nỗi lo của người. Mục đích dời đô không phải chỉ vì
những lợi ích của dòng dõi nhà vua mà vì chính an nguy của cả dân tộc. Đó chính là lí do mà tại sao
đã có rất nhiều nhà vua của đất nước Trung Quốc cũng đã dời kinh đô khi cảm thấy nơi ở cũ không
còn phù hợp nữa. Đó có thể coi là một quy luật tự nhiên của thời đại mà nếu như con người không
tuân theo thì sẽ bị đào thải. Đó chính là lí do tại sao rất nhiều những triều đại chỉ có thể tồn tại trong
một thời gian ngắn và không thể phát triển được lâu dài như những triều đại khác. Bằng những lập


luận và chứng cứ giàu sức thuyết phục, nhà vua đã chứng minh cho những người dân thấy được
những kinh nghiệm được đúc rút ra từ chính những triều đại đi trước.
Chiếu dời đô là một trong những tác phẩm mà cho tới nay vẫn còn có rất nhiều giá trị không chỉ về

mặt lịch sử mà còn về mặt nhân văn. Những giá trị ấy vẫn còn lại mãi với thời gian mà không hề
thay đổi. Nó cho ta thấy được hình ảnh của một triều đại rất phát triển và vị vua Lý Công Uẩn có tầm
nhìn xa trông rộng của đát nước.



×