Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích nhân vật lão hạc ông giáo trong truyện ngắn lão hạc của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.71 KB, 3 trang )

Phân tích nhân vật Lão Hạc ông giáo trong
truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Tháng Ba 27, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin

Đề bài: Phân tích nhân vật lão Hạc, ông giáo và nói lên suy nghĩ của em về những con người
trong bức tranh quê qua truyện Lão Hạc của Nam Cao.
Ngoài những tác giả hiện thực nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trong Phụng…thì
ta còn biết đến một nhà văn nổi tiếng đó chính là nhà văn Nam Cao. Nhà văn ấy đã góp cho nền
văn học Việt Nam biết bao nhiêu tác phẩm hiện thực như Chí Phèo, Đời Thừa, tư cách mõ…Bên
cảnh những tác phẩm ấy chúng ta không thể nào không nhắc đến tên tác phẩm Lão Hạc. Trong tác
phẩm ấy nổi bật lên những hình ảnh con người làng quê. Đó chính là nhân vật Lão Hạc và Ông
Giao. Tuy rằng có những địa vị khác nhau trong xã hội nhưng cả hai người đều mang một nỗi bi kịch
của thời đại.
Trước hết là nhân vật Lão Hạc, ở nhân vật này ta thấy được những phẩm chất rất đáng quý của
người nông dân trước cách mạng tháng Tám.


Thứ nhất, ông là một người cha rất mực yêu thương con, hi sinh tất cả vì con, bất chấp cả tính
mạng. Cuộc sống khi bị bọn cường hào ác bá làm cho khó thở thì người con trai của ông vì không
lấy được người mình yêu nên quyết định bỏ vào Nam để làm đồn điền cao su. Thế nhưng chi biết là
thế những không biết rằng có phải như vậy không. Nhà nghèo những Lão Hạc vẫn sống rất chân
thật không lấy của ai cái gì. Đến khi mảnh vườn kia bị bọn ác quan nhòm ngó. Ông nhất định muốn
giữ để cho con trai mình. Cuộc sống nghèo khổ nhưng ông vẫn bù chi bù chít để dành dụm tiền cho
con trai trở về lấy vợ sinh con. Đến cái mức mà ông phải ăn cả khoai ngứa, củ dáy… Và đến khi
quá khổ ông nhất định để bỏ tính mạng của mình để giữ lại mảnh vườn cho con trai.
Thứ hai, ông là người rất có lòng tự trọng và biết xấu hổ. Khi ông nghèo khó ông không nhận sự
giúp đỡ của ai hết. Con trai ra đi ông chỉ có mỗi con chó vàng mà ông gọi nó là cậu làm bạn. Ông
thương yêu nó nhưng vì quá nghèo nên ông đã bán nó đi. Ông đau lòng vô hạn và những giọt nước
mắt như thể hiện sự day dứt xâu hổ với con chó ấy. Khi ông giáo ngỏ ý muốn giúp đỡ thì ông nhất
định không nghe. Từ đó cho thấy Lão Hạc là một người rất biết tự trọng, nghèo nhưng vãn thật thà,
biết xấu hổ.


Bên cạnh Lão Hạc thì chúng ta còn thấy hiện lên nhân vật Ông Giao. Ông giáo là một nhà tri thức
thế nhưng cũng không tránh khỏi những gánh nặng của cơm áo gạo tiền. Trong ông hiện lên những
phẩm chất của một nhà tri thức đương thời.
Thứ nhất, ông là một người yêu thương gia đình vợ con. Ông yêu thương những đứa con và mẹ
già, vợ hiền của mình. Ông thấy bản thân mình vô dụng khi nhìn thấy những đứa con không có cơm
ăn, người vợ hiền thì vất vả còn bản thân mình thì chỉ viết lách mà cũng không thể kiếm ra tiền nuôi
gia đình. Ông rơi vào bi kịch của gánh nặng cơm áo.
Thứ hai, ông giáo còn là một người tri thức có lòng tự trọng của mình, ghét những cái ác, bảo vệ cái
thiện, khinh thường những bọn tham ô lý cường.
Thứ ba, ông là người rất trọng sự nghiệp viết văn, thật sự mà nói thì không kém gì nhân vật Hộ
trong tác phẩm đời thừa. Anh được đi đây đi đó lên kinh thành viết sách, viết bài kiếm tiền.
Không những thể ông còn là một người yêu thương ngươi khác, như Lão Hạc chẳng hạn. ông giáo
thấy thương cho số phận của Lão nhà không có gì nhưng lại sẵn sàng giúp đỡ nhân vật Lão Hạc.
Có một ít tiền cũng sẵn sàng cho Lão Hạc vay.
Cả hai nhân vật ấy có số phận địa vị khác nhau thế nhưng lại cùng chung một hoàn cảnh khổ cực
trước cách mạng tháng Tám. Những con người có tấm lòng như thế, tự trọng, yêu thương thì lại
không có cuộc sống hạnh phúc. Chính bởi vì cái xã hội kia đã làm cho cuộc sống của họ trở nên
khổ cực như thế.
Qua đây ta thấy được số phận của người nông dân và người tri thức trong xã hội cũ. Họ là những
con người bị xã hội rơi vào bi kịch của những gánh nặng cơm áo gạo tiền. Đồng thời qua đây ta


thấy được phẩm chất cao quý của người nông dân và người tri thức nước ta trong những năm
tháng ấy. Dù nghèo đói nhưng phẩm chất của họ thì không bao giờ bị tàn lụi.



×