Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.74 KB, 2 trang )
Phân tích nhân vật người cô trong truyện ngắn Trong lòng
mẹ của Nguyên Hồng
Tháng Mười 2, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin
Phân tích nhân vật người cô trong truyện ngắn Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng văn học lớp
8
Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em bởi những tình cảm mà ông dành
cho những nhân vật của mình. Ông đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để thấu hiểu những gì mà
họ phải chịu đựng và trải qua trong cuộc sống. Không chỉ có các nhân vật chính diện mà cả những
nhân vật phản diện cũng được ông miêu tả hết sức tinh tế. Có lẽ trong số đó chúng ta phải biết tới
nhân vật người cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ. Đó được coi là hình ảnh tiêu biểu cho những
định kiến của xã hội cũ nước ta.
Nhân vật bà cô chỉ xuất hiện trong tác phẩm với vai trò là nhân vật phụ, được miêu tả rất ngắn gọn
nhưng những gì mà nhân vật này đọng lại trong lòng người đọc thì thật ấn tượng và khó có thể phai
mờ. Tuy đó chính là người có cùng chung dòng máu với chú bé Hồng, là người cô ruột nhưng nhân
vật không hề khiến cho chúng ta cảm nhận được tình cảm của người thân trong gia đình. Bà cô
hiện lên trong lòng người đọc với hình ảnh luôn đố kị, tàn nhẫn với những nỗi đau của chú bé Hồng
khiến cho bé Hồng luôn phải giấu tình yêu thương dành cho người mẹ của mình vào góc sâu nhất
trong trái tim chứ không thể chia sẻ nó cho mọi người giống như những đứa trẻ khác. Tất cả chỉ vì
bà cô của mình.
Đầu tiên là hình ảnh của người cô cười hiền hòa và ân cần lắm:
– Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
Câu nói ấy thật cần thiết đối với chú bé biết bao. Thế nhưng, lúc đó, bé Hồng lại không dám chia sẻ
những điều mà mình suy nghĩ ở trong long của mình. Bởi, ngay sau những niềm vui ở trong lòng ấy,
bé hiểu được ngay những” ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô”.
Sự giả dối lộ liễu tới mức hiện hết trên cả nét mặt, tới một đứa nhỏ như bé Hồng cũng có thể nhận
ra. Đó chính là sự giả dối, sự khinh miệt mà người cô đã quen thể hiện theo năm tháng. “ Mỗi khi
nhắc tới mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng
rẫy mẹ “. qua đó, chúng ta thấy được hình ảnh của người cô chính là hình ảnh tượng trưng cho
chính những đố kị và ganh ghét. Thấy người cháu không hề đáp lại như mong muốn của bà ta,
người cô ấy lại tiếp tục xát lên những vết thương trong lòng của người cháu mình.