Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ trong bài bánh trôi nước của hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.99 KB, 2 trang )

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ trong bài
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Tháng Tư 6, 2015 - Category: Lớp 7 - Author: admin

Đề bài: Hãy làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ thể hiện trong bài Bánh trôi nước của Hồ
Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một trong số những nhà thơ có dấu ấn rất riêng trong nền văn học trung đại nói
riêng và trong nền văn học của dân tộc nói chung. Thơ của bà luôn có cái nhìn rất đặc biệt, mang
tinh thần của thời đại, bênh vực cho quyền lợi của phụ nữ và có giọng thơ mang màu sắc trữ tình
như thấm vào trái tim người đọc. Những tác phẩm của bà thậm chí còn được mọi người lưu truyền
và gìn giữ cho tới tận bây giờ. Có lẽ bởi vậy mà bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Và trong
số những tác phẩm để đời của nữ thư sĩ tài hoa này, chúng ta phải kể tới tác phẩm “ Bánh trôi
nước”. đây là bài thơ đã miêu tả một cách xuất sắc vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình ảnh ẩn dụ
của “ bánh trôi nước”.
Bài thơ tuy chỉ có bốn câu thơ nhưng đã mang trong mình rất nhiều những ý nghĩa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Hình ảnh gợi nhớ lên cho người đọc là hình ảnh những chiếc bánh trôi nước “ vừa trắng lại vừa
tròn”. Chúng hiện lên trong mắt người đọc là những chiếc bánh trôi được nặn một cách khéo léo,
cẩn thận qua bàn tay của người làm bánh. Chỉ với những tính từ “ trắng”, “tròn”, ít nhất cũng đã thể
hiện được hình thức của chiếc bánh đã đạt yêu cầu, thỏa mãn thẩm mĩ của người thưởng thức. đây
chính là nghĩa đen của câu thơ. Thế nhưng, tầng lớp ý vị của câu thơ không chỉ có vậy. “ thân em” ở


đây chính là vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ- điển hình là những người phụ nữ trong xã hội cũ.
ở đây, vẻ đẹp của người phụ nữ chính là sự tròn đầy. ý chỉ đó là người phụ nữ rất đẹp không những
thế còn hòa lẫn vào đó là sự đoan trang, phúc hậu như ánh trăng rằm.
Bảy nổi ba chìm với nước non
Chiếc bánh trôi nước khi đưa vào nấu sôi luôn nổi bập bùng ở trên mặt nước, bởi chỉ có như vậy thì
những chiếc bánh mới có thể đem lại hương vị tốt nhất cho người ăn. Không những thế, chúng còn
phải được canh lửa cho thật tốt mới có thể chín vừa tới, thưởng thức vào đúng thời điểm nhất. tuy


nhiên, theo nghĩa bóng thì hình ảnh “ bảy nổi ba chìm” lại chỉ những sóng gió, khó khăn trong cuộc
đời của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Ngày xưa, người phụ nữ luôn phải chịu cuộc sống
dưới đạo lí “tam tòng”. “ tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. cuộc sống của những
người con gái tuy đẹp nhưng lại không hề có sự tự chủ nào cho chính cuộc đời của mình. Họ luôn
phải nghe theo những sự sắp đặt của người khác mà không thể làm gì cho chính bản thân của
mình. Có những khi, họ chỉ là công cụ cho những cuộc trao đổi lợi ích giữa một số những nhóm
người với nhau. Đáng thương làm sao, cuộc đời của những người con gái trong xã hội cũ.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Trong câu thơ có cặp từ trái nghĩa “rắn- nát”. Đó là hình ảnh của những yếu tố bên ngoài, những
yếu tố ảnh hương tới con người. thế nhưng những điều ấy lại hiện lên phía sau nghệ thuật ẩn dụ.
đấy chính là những điều đã và đang ảnh hưởng tới chính tính cách và cách nhìn cuộc sống của
những người phụ nữ. mặc dù cuộc sống này có nhiều cạm bẫy hay có những khó khăn tưởng
chừng như chúng ta không thể vượt qua, thế nhưng người phụ ấy vẫn giữ được sự yên bình, thanh
thản giữa cuộc đời này.
Với hình tượng bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp đáng ngợi ca của những
người phụ nữ, . tâm hồn của họ trong sáng và cao quý như những bông hoa sen vẫn vươn lên
mạnh mẽ” gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn



×