Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc chuyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.04 KB, 2 trang )

Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc chuyện
ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
Tháng Hai 27, 2015 - Category: Lớp 6 - Author: admin

Phat bieu cam nghi ve truyen Ech ngoi day gieng – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm
nghĩ sau khi đọc xong tác phẩm Ếch ngồi đáy Giếng. Bài làm của một học sinh lớp 6 tại Hà
Nội.
Trong xã hội con người chỉ là những thành viên nhỏ bé trong xã hội, chỉ là những phần tử góp
phần tạo nên một xã hội,vì vậy con người rất nhỏ bé. Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng đã
ngầm phê phán những con người tự cho mình là to lớn, và nghênh ngang ngạo mạn.
Do sống trong môi trường nhỏ bé đó là trong đáy giếng nên Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái
vung, bởi xưa nay nó chưa từng ra khỏi miệng giếng bao giờ. Khi nhìn qua miệng giếng thì bầu trời
đối với ếch chỉ bé như những cái vung. Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái,
cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng
gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là những yếu tố mà Ếch luôn
ngạo mạn cho mình là nhất và to lớn.

Qua câu chuyện chúng ta ngầm phê phán những con người, có tầm hiểu biết hạn hẹp mà lại hay
huênh hoang, khoác lác. Đồng thời khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu
biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo, vì kiến thức của ta cũng chỉ như những giọt nước


trong đại dương mênh mông rộng lớn. Trong câu chuyện tác giả đã xây dựng những tình huống rất
đặc sắc khi phần đầu cậu chuyện tác giả đã nói về hoàn cảnh sống của ếch : trong cái đáy giếng
nhỏ bé , ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một
môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi,
thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả.
Sống trong môi trường khống có sự va chạm hiểu biết mở rộng của thế giới bên ngoài vì vậy ếch chỉ
có tầm hiểu biết rất hạn hẹp, trái lại thì thế giới bên ngoài lại vô cùng rộng lớn và kiến thức thì lại
như biển cả không thể tiếp thu một sớm một chiều được, chỉ đến khi có những tình huống éo le xảy
ra với ếch thì nó mới nhận ra rằng thế giới bên ngoài mới rộng lớn biết bao, chỉ cơn bão đã làm cho


nước giếng tràn ra và ếch đã thoát khỏi cái thế giới nhỏ bé mà từ lâu mình đã sống ở đó, tình huống
rất đặc sắc, đó là điều kiện để con người nhìn nhận lại chính mình trong một xã hội rộng lớn này.
Trong câu chuyện nếu muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng thói quen cũ
của ếch đó là nghênh ngang ngạo mạn và gầm lên những tiếng kêu ngạo mạn thì nay cần phải thay
đổi. Thế nhưng sự ngạo mạn độ không thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch khi bị
con trâu dẫm bẹp, nó vẫn tưởng rằng mình vẫn là chúa tể trong cái thế giới này vì vậy độ ngạo mạn
của nó mới không giảm. Cái chết đó cũng là một bài học cho nhiều người trong xã hội khi lúc nào
cũng cho mình là nhất ngạo mạn kiêu xa, dù sống trong môi trường gì chúng ta cũng cần phải tiếp
thu học hỏi những kiến thức từ bên ngoài không nên bó hẹp suy nghĩ trong môi trường sống, mà
cần phải học hỏi cả những kiến thức trong sách vở, xã hội và thực tế trong cuộc sống.
Truyện ếch ngồi đáy giếng là một bài học to lớn cho người đọc và giúp cho con người tự đánh giá
lại bản thân cách suy nghĩ và giáo dục con người cần hiểu biết sâu rộng hơn.



×