Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bình luận về sự nôn nóng của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.01 KB, 2 trang )

Bình luận về sự nôn nóng của con người
Tháng Ba 4, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Binh luan ve su non nong – Đề bài: Nóng tính hay nôn nóng là những tính không có lợi của
mỗi chúng ta. Em hãy viết bài văn Bình luận về sự nôn nóng của con người trong đời sống
hàng ngày.
Nhà thơ Xuân Diệu từng có những câu thơ nổi tiếng về sự ham sống gấp gáp, sống nhanh như sau:
“ Nhanh lên chứ vội vàng lên với chứ” hay “Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm” cho chếnh
choáng say mê. Đó là những vần thơ thể hiện sự vội vàng hay chính là sự nôn nóng trước sự thoi
đưa của thời gian. Nhà thơ đứng trước những chảy trôi ấy chỉ muốn sống gấp sống vội để tận
hưởng hết những thanh sắc của một thời, tuy nhiên đó chưa hẳn đã là tốt. Vậy nôn nóng là gì? Nó
biểu hiện như thế nào?

Nôn nóng là một trạng thái gấp gáp không đủ bình tĩnh để đưa ra một quyết định đúng đắn nhất.
người nôn nóng lúc nào cũng quyết định một việc gì đó rất vội vàng mà chưa có sự suy nghĩ kĩ
lưỡng, đó chính là sự thiếu kiên nhẫn. Nói cách khác đó là trạng thái con người ta cảm thấy rất sót
ruột, nóng ruột bứt rứt không yên và dẫn đến một quyết định không được tốt và dễ gây hỏng việc.
sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về biểu hiện và tác hại của nôn nóng.
Trước hết nôn nóng biểu hiện trong học tập, đó là khi những lúc gấp gáp ta không thể bình tĩnh giải
quyết vấn đê gây nên những việc làm gây hỏng việc đó. Học tập nhiều khi chúng ta quá nôn nóng
đạt điểm cao mà không học theo tuần tự các bài đó là một quyết định sai lầm. Vì có những môn nó
được sắp xếp các bài logic với nhau nếu không có bài trước thì không thể làm được bài sau. Nó
giống như là mình học chữ phải học từ những chữ cái đầu tiên sau đó mới học ghép chứ được, hay
việc học võ thì phải biết đứng tấn cho đúng thì mới có thẻ học những chiêu thức được. Chính vì thế
nếu như những người nôn nóng vì mục đích nào đó mà bỏ qua những bước như thế thì sẽ không


có kết quả tốt. Quy trình của người ta là phải đi từ cơ bản đến nâng cao thế nhưng lại đi tắt đốt cháy
giai đoạn thì không thể thành tài được.
Hay trong công việc hằng ngày cũng vậy, chúng ta ai cũng muốn đạt hiệu quả cao trong công việc
nhưng vẫn phải tuân thủ theo các bước trình tự trong làm việc, trước những dự án lớn hay gói thầu


to người ta phải có những tính toán kĩ lưỡng để tránh tổn thất về mặt tài chính và sức người nhưng
những người nôn nóng thì họ không quyết định được đúng đắn vì tâm lý của họ luôn muốn vội vàng
nên sẽ rất dễ hỏng việc. Ví dụ như mỗi một người công nhan viên chức muốn lên những chức cao
hơn thì phải trải qua cả một quá trình gian khổ phán đấu và đóng góp để xứng đáng với chiếc ghế
đó thì những người nôn nóng sẽ không thể kiên nhẫn chờ đợi mà họ sẽ làm những việc mạo hiểm
đến tài chính để mong thành công ngồi lên chiếc ghế đó một cách nhanh nhất, nhưng rủi ro thì cũng
không buông tha họ một cách dễ dàng. Những người kiên nhẫn thường người ta có cái nhìn thấu
đáo hơn chứ không vội vàng hấp tấp như những người nôn nóng. Chính vì thế đại đa số những
người càng ít nói thì người ta càng nghĩ kĩ thấu đáo hơn trước những lời nói mà họ nói ra. Vậy nên
họ không nói thì thôi còn một khi đã nói ra thì không ai có thể nói gì cả. Người nôn nóng cũng giống
như người hay nói, nói nhiều đấy nên không có thời gian để suy nghĩ kĩ lời nói của mình nên nhiều
lúc dẫn đến tình trạng không hay vì những lời nói thiếu suy nghĩ. Còn người nôn nóng sẽ gay ra tình
huống không hay vì thiêu sự kiên nhẫn chờ đợi.
Ví dụ minh chứng điển hình là cuộc chiến tranh phi nghĩa của Pháp và Mỹ tại nước ta vì chúng quá
nôn nóng muốn kết thúc chiến tranh sớm với chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh thế cho nên
chúng ta phải chịu hậu quả là không những không chiếm được đất nước ta mà còn khiếp sợ một
đất nước nhỏ bé nhưng trí tuệ anh hùng.
Tác hại của nôn nóng thì chúng ta đã thấy rõ, nó dẫn đến những hậu quả rất không tốt. chính vì thế
mỗi chúng ta phải tránh xa những sự nôn nóng ấy, làm gì cũng phải suy nghĩ thật thấu đáo để rút ra
một quyết định đúng đắn và đi đến một cái kết có hậu. Không nên quá gấp gáp, cố nhân ta đã có
câu thật đúng “ Đi đâu mà vội, mà vàng, mà vấp phải đá, mà quàng phải dây. ”



×