Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nêu suy nghĩ của em về việc đọc sách ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.08 KB, 3 trang )

Nêu suy nghĩ của em về việc đọc sách ngữ văn 11
Tháng Ba 3, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Neu suy nghi cua em ve viec doc sach – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em
về việc đọc sách của con người. Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang.
Bác hồ đã từng nói rằng “về văn hóa tôi mới chỉ học hết tiểu học về phổ thông đến năm mười bảy
tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện đầu tiên hai mươi tuổi tôi mới nghe radio lần đầu”Vậy mà Hồ
Chủ Tịch của chúng ta lại có tầm hiểu biết vô cùng rộng có tài chiến lược thâm túy. Có được như
vậy là nhơ Bác đã không ngừng học tập và tiếp thu trong đó không thể không kể đến việc đọc rất
nhiều sách của người, người học ở tất cả mọi chỗ mọi nơi “học ở trường học trong sách vở học
trong dân”Bác cũng đã khẳng định vai trò to lớn của việc đọc sách và cho đến ngày nay việc đọc
sách vẫn là một việc quan trọng không chỉ đối với những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường
mà là tất cả mọi lứa tuổi mọi trình độ.

Chu Quang Tiềm đã từng nói “học vấn không chỉ là việc đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường
quan trọng của học vấn. Chính vì đọc sách có tầm quan trọng như là con đường ngắn nhất quan
trọng nhất của việc tích lũy nâng cao vốn tri thức để con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh
vạn dặm trên con đường học vấn để phát triển thế giới mới không những thế sách là một kho tàng
quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi
thành tựu của loài người qua các thời đại Chúng ta đọc sách là đọc những cái đã qua những cái
thành tựu mà con người đã và đang đạt được, Chúng ta chỉ có thể đọc sách vì nếu muốn tạo ra
những thành tựu mới thì trước hết phải biết tiếp thu những thứ đã qua. Sách như là một người bạn
đồng hành đưa chúng ta đến với những chân trời mới những tri thức mới ma chúng ta không thể tìm


đâu được ngoại trừ trong sách vở. Sách là một kho tàng khổng lồ của những tri thức, đọc sách ta
biết thêm về phong tục tập quán của tất cả các vùng miền của tất cả các nơi trên thế giới làm tăng
vốn tri thức trong ta. Vì thế việc đọc sách luôn là nhu cầu cần thiết va f rất quan trong của mỗi chúng
ta , Đọc sách còn giúp ta hoàn thiện bản thân hơn tâm hồn trong sáng hơn sống lành mạnh hơn
tránh được những thói hư tật xấu và tên nạ xã hội
Người đọc sách là một người luôn luôn tự tin trong giao tiếp bởi lẽ họ luôn làm chủ được kiến thức.


Không những thế họ còn là những người biết đối nhân xử thế luôn có thái độ nhã nhặn từ tốn. Họ
luôn biết cách xử lý những tình huống một cách khoa học và họ thương ít mắc sai lầm bởi lẽ họ đã
đọc được những bài học những thất bại sương máu cảu những thế hệ đi trước để lại nên họ tránh
được những sai lầm đáng tiếc như thế. Đọc sách báo là một công việc nhiều người có thể làm
được, nhưng đọc để hiểu được cái thần của sách, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của
sách báo thì không phải ai cũng làm được. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người đọc phải có sự
hiểu biết rộng và khả năng phân tích tổng hợp tốt . Không chỉ dừng lại việc đọc rộng và biết cách ghi
chép, đánh dấu, mà người đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời hồ đồ tin ngay theo
sách. Bác Hồ đã từng nhấn mạnh : “ Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng.
Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề
thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi : “ vì sao”
đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt
tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn. ”
Khi đọc sách ta cần phải có thái độ trân trọng giữ gìn sách bởi người viết sách đã đặt hết tình cảm
cũng như những hiểu biết và bài học của mình vào trong sách nên ta cần có thái độ tôn trọng người
viết chính là tôn trọng sách. Ta không được xé nát hay vứt sách lung tung không được vẽ bậy vào
sách. Trân trọng sách chính là ta tôn trọng những kiến thức tri thức mà ta có được qua việc đọc
sách. Hãy giữ lại những quyển sách đã đọc xong hoặc là cho mọi người mượn để cùng được tiếp
thu những tri thức mới. Trong thời đại hiện nay khi thông tin đại chúng ngày càng phát triển con
người cũng phụ thuộc nhiều đần vào các trang mạng xã hội khi mà mọi thứ đều lên trên đó để tra
cứu . Những phương tiện truyền thông kể cả về nghe và nhìn đều có những phát triển vượt bậc khi
mà hình ảnh âm thanh đẹp thu hút mọi người khiến cho mọi người quên dần vào việc đọc sách. Tuy
nhiên chúng ta cũng cần nhìn nhận lại độ tin cậy của những thông tin đó khi ma hiện nay những báo
lá cải xuất hiện này càng nhiều câu người đọc với những chiêu trò bịp bơm đưa tin sai sự thật .
Điều nay đã ảnh hưởng đến tâm lí của quần chúng nhân dân nhất là những bạn trẻ sẽ dễ đi theo
những thói hư tật xấu những tệ nạn không lành mạnh. Việc đọc trước đây là một thú vui nhưng gần
đây nó đã mất dần đi nhất là đối với thế hệ trẻ. Họ không còn hứng thú với việc đọc sách nữa mà
thay vào đó là trào lưu nghiện game nghiện facebook. Thật đáng buồn cho một lớp thế hệ trẻ đang
mất dần đi cái thói quen đọc sách trong mình. Tuy vậy ta cũng thấy thật hạnh phúc khi đi ngang trên
đường ta bắt gặp hình nhả những bạn trẻ đang giới thiệu cho mọi người về tầm quan trong của việc

đọc sách không những thế ta thấy những ngày hội đọc sách ngày càng được diễn ra thường xuyên


hơn và một niềm tự hào khi mà những ngày hội đó thu hút rất nhiều bạn trẻ sinh viên . Ta có thể tự
hào và tin tưởng vào thế hệ trẻ sẽ làm cho truyền thống đọc sách của dân tộc Việt Nam ta ngày
càng được phát triển mạnh mẽ.
Đối với riêng tôi thì một buổi chiều đẹp trời khi đi xe buýt và miên man đọc một cuốn sách đúng là
một điều thú vị biết bao. Đối với tôi và rất nhiều bạn trẻ ngày nay thì đọc sách vẫn là một thói quen
không thể thiếu được bởi lẽ đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức
nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc
sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những
giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại:
học vấn, vốn tri thức.



×