Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghị luận câu thanh niên đừng hỏi tổ quốc đã làm cho mình những gì mà phải hỏi mình đã làm gì cho tổ quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.68 KB, 3 trang )

Nghị luận câu Thanh niên đừng hỏi Tổ quốc đã làm cho
mình những gì mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc
Tháng Ba 14, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Đề bài: Nghị luận câu: Thanh niên đừng hỏi Tổ quốc đã làm cho mình những gì, mà phải hỏi
mình đã làm gì cho Tổ quốc.
Thanh niên là nền tảng là nhân tố quyết định sự phát triển của tổ quốc. Câu hát trong bài ca “khát
vọng tuổi trẻ”: “đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta ma phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
khiến thanh niên phải suy nghĩ về vai trò quan trọng và cả nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây
dựng đất nước. Câu nói đã trở thành khẩu hiệu phương châm hành động của thanh niên ngày nay.
Vậy đối với thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường và cả thanh niên cả nước chúng ta đã làm
được gì cho Tổ quốc. Đây là một câu nói mà tổng thống mỹ Kennendy phát biểu trong ngày lễ nhậm
chức. Đây là một câu nói mà không phải ai cũng hiểu được ý nghĩ a sâu sa nó. Đây là câu nói của
bác đã từng phát biểu và được sửa lại đôi chỗ cho câu văn được xuôi hơn. Ở đây ta không thấy câu
văn nói đến đảng đến chính phủ mà lại nói đến Tổ quốc. Tại sao vây?Lí do chính là vì đảng hay
chính phủ chỉ là cái có thể chỉ tồn tại tạm thời,không biết khí nào sẽ thay đổi. Nhưng còn tổ quốc thì
đó là một cái tồn tại vĩnh cửu mãi mãi không bao giờ thay đổi và là một cộng đồng cùng sống trên
một mảnh đất và cùng chia sẻ một lịch sử chung, một văn hóa chung, và, ở một mức độ nào đó,
một hệ thống kinh tế và một ngôn ngữ chung. Không những thế ta thấy tổ quốc là một cái tên mà
mỗi khi ta nhắc đến đều cảm thấy rất thiêng liêng trân trọng nó.

Một công dân tự do sẽ không hỏi rằng tổ quốc có thể làm gì cho họ cũng như họ có thể làm gì cho
tổ quốc. Thay vào đó họ hỏi “Tôi và đồng bào tôi sẽ làm gì nhờ vào nhà nước”, để giúp họ thực hiện
nghĩa vụ của bản thân, để đạt được mục đích và chủ định riêng, và trên hết, để bảo vệ cho sự tự do
của họ. Và người dân sẽ liên hệ câu hỏi đó với câu hỏi khác: Làm sao chúng ta có thể giữ cho nhà
nước chúng ta đã tạo ra không biến thành một con quỷ sẽ quay lại nuốt chửng nền độc lập mà đáng


ra nó phải bảo vệ? Tự do là thứ cây quý hiếm và mảnh mai. Lý trí mách bảo chúng ta, và lịch sử đã
chứng thực, rằng mối đe dọa to lớn đến nền tự do là sự tập trung quyền lực. Cần thiết phải có nhà
nước để bảo vệ nền tự do, nhà nước là một công cụ để chúng ta thực hành tự do; nhưng nếu tập


trung quyền lực vào những bàn tay chính trị, đó cũng là hiểm họa đe dọa đến nền tự do. Cho dù
những người nắm quyền ban đầu mang thiện ý và cho dù họ không lộng hành với quyền lực trong
tay, quyền lực này cũng sẽ cuốn hút và biến nhiều người thành một giai cấp khác.
Trong kháng chiến chúng ta cũng thấy rằng những người chiến sĩ chính là những thanh niên chứng
minh cho câu nói đó. Họ đã không hề mảy may suy nghĩ mình đã được hưởng lợi gì từ tổ quốc. Và
tôi nghĩ họ cũng chưa bao giờ nghĩ như thế. Họ chỉ biết chiến đấu hi sinh để phục vụ sự nghiệp
cách mạng ,chỉ biết lấy thân mình nhuốm đỏ lá cờ tổ quốc. Tinh thần kháng chiến ấy của họ đáng để
cho chúng ta học tập và noi theo. Chúng ta hãy thử nghĩ xem trước đây họ đói kém họ ăn không đủ
no mặc không đủ ấm vậy mà trong tim họ lúc nào cũng chỉ nghĩ đến hai từ tổ quốc cách mạng. Vậy
mà chúng ta có được hòa bình từ tay họ có được như hôm nay cũng do họ chiến đấu hi sinh để có
được. Tôi cũng đang tự hỏi mình đã làm được gì cho tổ quốc. Và tôi cũng thấy lo ngại đôi với những
người lúc nào cũng chỉ nghĩ mình đã nhận được gì từ tổ quốc. Bạn chông chờ đối phương đã làm gì
cho mình rồi mới đáp lại há chẳng phải là quá ích kỉ hay sao và tôi tin những người như thế sẽ
không tìm được hạnh phúc lâu dài hoặc hạnh phúc ấy quá ư là mong manh. Chúng ta hãy cùng
nhau suy nghĩ lại mình đã làm được gì và mình phải làm gì cho tổ quốc hôm nay một tổ quốc đã
vượt qua chiến tranh một cách anh hùng nhưng đất nước đó còn đang rất lạc hậu so với thế giới. .
Vậy mỗi thanh niên chúng ta những chủ nhân tương lai của đất nước đã làm được gì cho tổ quốc.
Có lẽ không cần câu trả lời chúng ta có the nhận thấy những hành động có ý nghĩa. Thế hệ trẻ Việt
Nam hôm nay, từ miền xuôi tới miền ngược, từ nhà máy tới công trường, từ ruộng vườn tới… giảng
đường đại học, viện nghiên cứu, biên cương, hải đảo… tất cả đang dồn hết trí tuệ, tâm lực, xiết chặt
tay nhau cùng triệu triệu người dân Việt xây dựng đất nước hùng cường.
Đất nước phải mạnh mới giữ vững chủ quyền. Hơn ai hết, thế hệ trẻ phải hiểu rõ điều đó. Những
ngày này, tuổi trẻ Việt Nam tùy từng mặt trận sẽ biết phải làm gì để trả lời câu hát “ta đã làm gì cho
Tổ quốc”? Trên “sóng gió” Hoàng Sa, tuổi trẻ trong lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển đang vững
tin để chấp pháp, bảo vệ chủ quyền. Cũng trên ngư trường Hoàng Sa đã từng nhuốm đỏ máu cha
ông, tuổi trẻ ngư dân vững vàng tay lái thuyền tàu khai thác kinh tế, góp phần làm giàu cho Tổ quốc.
Tuổi trẻ đối mặt với “sóng gió” Hoàng Sa can trường là vậy, hà cớ gì tuổi trẻ trên các mặt trận học
tập, nghiên cứu, sản xuất lại không cùng sánh vai. Học tập, lao động sản xuất cũng là trọng trách
đặt trên vai người trẻ. Tập trung sản xuất làm ra của cải, vật chất để xây dựng kinh tế đất nước
vững mạnh, cũng là một nhiệm vụ vinh quang, thể hiện đầy đủ một tinh thần yêu nước vậy!

Hiện nay đất nước ta đang nghèo và hơn bao giờ hết đất nước đang rất cần những người trẻ sẵn
sàng phục vụ đất nước. Thanh niên chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một đất nước Việt ngày càng


hùng mạnh hơn để sánh vai với các cường quốc năm châu và hãy cùng hành động theo câu nói
“đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay.



×