Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghị luận xã hội về đức tính cần cù của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.57 KB, 3 trang )

Nghị luận xã hội về đức tính cần cù của con người
Tháng Ba 17, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Nghi luan xa hoi ve duc tinh can cu – Đề bài: Cần cù là một tính tốt đẹp và quan trọng của
con người. Em hãy viết bài văn Nghị luận về đức tính cần cù để chứng minh điều đó.
Ngay từ những ngày sau cách mạng tháng tám Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng con
người mới để phù hợp với một xã hội mới. Người nêu ra những chuẩn mực đạo đức như cần kiệm
liêm chính chí công vô tư. Trong đó đức tính cần cù trong lao động được Bác rát đề cao coi trọng.
Không có một thành quả lao động nào vững bền nếu không được tích lũy vào đó sự cần cù siêng
năng và lao động có đầu óc của người làm ra nó. Đó là tầm quan trọng của cần cù siêng năng đã
được rút đúc từ bao đời của cha ông ta.

Trước hết ta cần phải hiểu cần cù là gì?cần cù lao động là chịu khó cần cù, siêng năng, thậm chí cố
gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một
cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Cần cù chính là sự chăm chỉ kiên nhẫn làm việc
một cách thường xuyên. Một người cần cù sẽ luôn cố gắng làm cho mọi việc hoàn tất dù có khó
khăn và tốn thời gian biết bao nhiêu. Họ chịu khó cần mẫn tìm hiểu một vấn đề cho đến khi hiểu rõ
nó. Con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ
kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Điều này cũng được Bác lưu ý trong khi xây
dựng con người trong quá trình xây dựng xã hội cho rằng nếu có một người, một địa phương hay
mới đó là một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra
ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng có tội với đồng
bào.


Bác hồ đã từng nói
“Lao động là vinh quang”

Người nhỏ làm việc nhỏ người lớn làm việc lớn mỗi người một việc cùng góp phần xây dựng để xã
hội ngày càng phát triển. Hưởng ứng phong trào của Bác trong phong trào kháng chiến chống đế
quốc và trong chiến dịch lao động sản xuất để phục vụ kháng chiến miền Nam thì chúng ta đã đạt


được những thành tựu to lớn nhờ sự cần cù trong lao động và lao động một cách có sáng tạo có kế
hoạch nhằm đạt được năng suất cao nhất. Đồng thời trong xã hội chủ nghĩa xã hội ta lao động
nhưng cũng phải hạn chế việc sử dụng sức vóc và cơ bắp của con người cũng như động vật mà
phải nâng cao khoa học kĩ thuật để con người được lao động trong một môi trường tốt nhất cố gắng
để con người lao động trên cơ sở dùng máy móc là chủ yếu.
Tinh thần cần cù lao động được khẳng định rõ ràng cả trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân
tộc khi mà đế quốc Mỹ và bọn tay sai luôn rải những đợt bom xuống như vũ bão.
“Nhặt chút phân rơi, dọn từng ngọn lá
Ta nâng núi gom góp dựng cơ đồ”
Khó khăn là thế gian khổ là thế nhân dân ta vẫn kiên trì vẫn đứng vững và vượt lên trên tất cả để
giành lại độ lập cho dân tộc. Trong lịch sử trường kì của dân tộc và cho đến ngày nay bạn bè năm
châu đã nhiệt tình giúp đỡ ta trên tinh thần quốc tế vô sản và lương tâm của thời đại. Nhưng thực tế
trên tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết tự lực tự cường thì nhân dân ta đã giành được thắng
lợi cuối cùng cho nên, ngày nay sự hợp tác quốc tế với nhân dân ta trong xây dựng đất nước vẫn là
cần thiết, nhưng nếu ta không tự lực cánh sinh – bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó
thì không thể thay đổi đất nước.
Bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó thì không thể thay đổi đất nước hân dân ta, đặc
biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phẩm chất cao quý
của họ:
“Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu,
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng. ”
Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dán
lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần
cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ, nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.



Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì
mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế
nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo
lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học
tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn
thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì
hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động
sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí
nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật
lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả của mình để góp phần cho sự phát triển của
thế giới.
Thế hệ trẻ như chúng ta ngày nay hiểu được sức mạnh to lớn của tinh thần cần cù trong lao động
thì càng phải cố gắng học tập thật giỏi tích cực lao động góp phần làm cho dân giàu nước mạnh.
Đất nước ta còn nghèo, lực lượng lao động tuy đông đảo nhưng chúng ta còn lạc hậu về cơ sở vật
chất. Lao động trong hoàn cảnh hiện nay chắc chắn là phải biết dựa trên tinh thần làm chủ, tiết
kiệm, đoàn kết và sáng tạo. Việc học tập không ngừng để tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rất cần
thiết. Tinh thần cần cù lao động, lao động “vì mọi người” và xây dựng một lực lượng người lao động
có trình độ khoa học kĩ thuật là then chốt của sức bật trong lao động bởi.
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cúng thành cơm”



×