oạn bài Tự tình của Hồ Xuân Hương văn 11
Tháng Tám 10, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin
Đề bài: Soạn bài Tự tình của Hồ Xuân Hương văn 11
I.
Tìm hiểu chung
1.
Tác giả
–
Hồ Xuân Hương (1772 – 1822)
–
Bà xuất thân từ một gia đình họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh lưu, Nghệ An
–
Bà là con của Hồ Phi Diễn, một người học tập rất giỏi
–
Bà nổi tiếng thông minh từ bé nhưng cũng không học hành đến nơi chủ yếu là tự học
–
Sau đó lớn lên bà đam mê văn thơ và trở thành một thi sĩ với nét thơ vừa thanh vưa tục
–
Người nhà còn tạo điều kiện cho bà mở phòng để tiếp khách yêu thơ
–
Bà có cuộc sống đời tư bất hạnh khi có ba đời chồng mà đời nào cũng làm lẽ
–
Sự nghiệp:
•
Các tác phẩm của bà được viết theo chữ Nôm
•
Các tác phẩm tiêu biểu: chùm thơ tự tình, bánh trôi nước, thiếu nữ ngủ say
•
Thơ Hồ Xuân Hương luôn bảo vệ những người phụ nữ thời phong kiến. Có thể nói thơ bà là thơ
của tiếng lòng người phụ nữ thời trọng nam khinh nữ. Bà từng có những vần thơ khá mạnh bạo để
bảo vệ những người phụ nữ không may bị chửa hoang:
“ Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian có đầy”
->
Bà được người đời mệnh danh là bà chúa thơ nôm
2.
Tác phẩm
a.
Hoàn cảnh sáng tác: đây là bài thơ nói về cảnh vợ lẽ của Hồ xuân Hương. Bà vốn là một người
nhạy cảm và có một tình yêu đẹp thế nhưng trong xã hội cũ bà cũng không thoát khỏi số phận của
người vợ lẽ. Sống trong cảnh tượng như thế Hồ Xuân Hương thảng thốt lên tâm sự của mình qua
bài thơ Tự tình
b.
Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
c.
Bố cục: đề, thực, luận, kết
II.
Tìm hiểu chi tiết
1.
Hai câu đề:không gian thời gian và con người có kiếp vợ lẽ bơ vơ một mình
–
Thời gian ở đây là đêm khuya -> đây là khoảng thời gian mà tất cả mọi vật đều chìm trong giấc
ngủ thế nhưng nhân vật trữ tình vẫn phải bơ vơ một mình
–
Âm thanh của tiếng trống canh dồn được thể hiện qua từ “văng vẳng” -> sự thưa thớt, lẳng lặng
hiếm hoi.
–
“trơ” -> thể hiện sự trơ trọi, không thiết tha gì, mặt như không có hồn -> nỗi buồn vô hạn
–
Nghệ thuật đảo ngữ động từ trơ được đẩy lên đầu câu nhấn mạnh vào trạng thái hiện tại của
nhà thơ
–
->
“hồng nhan” là cái để nói về người con gái
Hai câu thơ gợi lên trạng thái và tâm tư của người phụ nữ với kiếp sống làm vợ lẽ. Đêm đã
khuya mọi thứ đều đang chìm trong giấc ngủ riêng chỉ có người phụ nữ ấy trơ cái hồng nhan với
cảnh vật xung quanh
2.
Hai câu thực: hướng đến cách giải sầu
–
Nhà thơ tìm đến rượu để giải sầu như rất nhiều người khác nhưng đúng là rượu càng uống
càng thấy tỉnh
–
Mặc dù nhà thơ uống nhiều nhưng chén hương đưa say rồi lại tỉnh và những lúc tỉnh ấy nỗi đau
lại càng hằn rõ hơn
–
Vầng trăng kia có thể là vầng trăng ngoài trời tối cũng có thể là tình yêu của người phụ nữ ấy
–
Trăng khuyết thể hiện sự chưa trọn vẹn của tình yêu
->
Nhà thơ mong muốn tìm rượu giải sầu nhưng nỗi đầu kiếp chồng chung “kẻ đắp chăn bông kẻ
lạnh lùng” quá lớn khiến cho nhà thơ có uống bao nhiêu thì nó vẫn cứ tỉnh cứ đau
3.
Hai câu luận: nhà thơ như muốn bùng nổ, muốn đi tìm hạnh phúc của mình
–
Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo trật tự cú pháp trong câu nhấn mạnh hành động của
rêu và đá
–
Nhà thơ rất tinh tế khi nhận ra sức sống mãnh liệt của những thứ nhỏ bé nhất
–
Và phải chăng những thứ nhỏ bé ấy chính là biểu tượng cho nhà thơ, và bà muốn đâm toạc xé
nát để tìm đến hạnh phúc cuộc đời mình. Bà không cam chịu sống trong cảnh không có yêu thương
này
4.
Hai câu kết: quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ
–
Ngán -> thể hiện sự chán nản bất lực không thể làm gì
–
“xuân” được lặp lại hai lần kết hợp với điệp từ “lại” thể hiện sự khắc nghiệt của tuổi trẻ và thời
gian. Thời gian cứ trôi hết ngày này qua ngày khác kéo theo tuổi xuân của con người
–
“mảnh tình” -> nhỏ bé
–
Đã bé lại còn phải san se thành còn tí con con
III.
–
Tổng kết
Nhà thơ hồ Xuân Hương đã nói lên tiếng nói của người phụ nữ phong kiến. Họ có quyền được
yêu thương và có người bạn đời riêng của mình. thế nhưng thời thế trai năm thê bảy thiếp ấy người
phụ nữ phải chịu thiệt thòi. Nhà thơ nhận thấy được điều đó những cũng không thể làm gì được
ngoài việc chấp nhận kiếp làm vợ lẽ