Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.18 KB, 4 trang )

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ngữ
văn 9
Tháng Mười Hai 17, 2014 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Phan tich bai tho Mua xuan nho nho cua Thanh Hai – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân
tích và phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Có nhà thơ Hungari đã từng nói đại ý:năm tháng cứ trôi đi theo quy luật của muôn đời và cùng với
nó tất cả sẽ đổi thay khi chỉ có cái đẹp là vĩnh viễn là mãi mãi trường tồn và nhà văn nhà thơ là
người dẫn đường vào xứ sở của cái đẹp,đưa tâm hồn ta vào thế giới tràn đầy tình yêu thiên nhiên
và niềm tin vào cuộc đời.Từ bao đời nay thơ văn vẫn là cây đàn muôn điệu của cuộc sống tắm mát
tâm hồn ta bằng nguồn nước trong mát vô tận để hồn ta “ trang trải tới muôn nơi”. Trong nguồn
nước văn chương ấy mùa xuân là dòng suối cảm xúc dạt dào để lại trong sâu thẳm tâm hồn những
rung động khó quên.Góp thêm vào mùa xuân ấy trong kho tang văn học Thanh Hải đã để lại những
ấn tượng khó quên trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”.
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt trước khi nhà thơ sắp vĩnh biệt cuộc đời.Vậy mà bài thơ vẫn
rất trẻ trung và đầy khát vọng cống hiến.
Đất nước vào những mùa xuân này trong bối cảnh hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội.Bởi vậy mà
giọng thơ ngân vang sôi nổi như không khí vào xuân thật rộn rang phơi phới.Bài thơ được cấu tạo
theo mạch cảm xúc dạt dào của tác giả.Ngay mở đầu bài thơ Thanh Hải đã vẽ lên bức tranh xuân
thật nhẹ nhàng đằm thắm giản dị nhưng hết sức thơ mộng:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
Không giống những nhà thơ khác vẽ bức tranh xuân bằng giọt mưa hay thảm cỏ nơi đồng nội hay
hay bến sườn đồi.Tác giả vẽ bức tranh quê bằng màu sắc tươi thắm,âm thanh trong trẻo không
gian cao rộng.Đó là màu tím của bông hoa bồng bềnh trôi giữa dòng song Hương thơ mộng.Tiếng
chim sơn ca véo von vui nhộn khiến tác giả say sưa đến ngây ngất,nhà thơ bồi hồi đến sung sướng:
“ Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Chỉ một chút màu tím là điểm nhấn trên chiếc dải lụa xanh,một chút âm thanh giữa bầu trời vời


vợi,đã làm nên một bức tranh xuân thật thiết tha đằm thắm.


Từ mùa xuân của thiên nhiên tác giả liên tưởng tới mùa xuân của đất trời với hai nhiệm vụ chiến
lược:
“ Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Cấu trúc song hành như chính hai nhiệm vụ chiến lược luôn song hành với nhau.Từ “ lộc” là hình
ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp đầy sức sống mãnh liệt của mùa xuân đất nước.Người lính
khoác trên mình vành lá ngụy trang như mang theo sức sống của mùa xuân để sẵn sàng bảo vệ tổ
quốc.Người dân đem mồ hôi sức lực để gieo mầm cho màu xanh nơi đồng ruộng.Cả người lính và
người nông dân khi cần máu và mồ hôi của nhân dân góp phần tô điểm cho mùa xuân và mang tới
một mùa xuân vĩnh hằng cho đất nước.
Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế sôi nổi náo nhiệt:
“ Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Dùng các từ tượng hình tượng thanh điệp ngữ tạo nhịp thơ vui tươi hối hả có hình có nhạc như
chính hành khúc mùa xuân của thời đại mới.
Hình ảnh :


“ Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Đó là chút suy tư của nhà thơ về truyền thống bốn nghìn năm của dân tộc đất nước lúc thịnh lúc suy
nhưng dân ta vẫn tài trí và giàu lòng nhân nghĩa.So sánh đất nước với vì sao là biểu hiện niềm tin
khát vọng vào sự đi lên của đất nước,vào cái đích dân giàu nước mạnh.Đó sẽ là sức mạnh nâng

bước cho thế hệ mai sau dựng xây đất nước.Ba tiếng “ cứ đi lên” đã thể hiện chí khí quyết tâm và
niềm tin sắc đá của dân tộc Việt Nam.
Trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân và đất nước nhà thơ Thanh Hải đã có phút suy tư về mùa
xuân của mỗi cuộc đời:
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Điệp từ “ ta” được chuyển hóa từ đại từ “ tôi” ở phần đầu bài thơ các hình ảnh “ bông hoa – chim
hót” được lặp lại từ khổ thơ đầu.Tất cả như một lời nguyện cầu được hóa thân vào sự vật.Tác giả
mong muốn mình cũng như mọi người được làm con chim hót đem niềm vui cho đời,làm cành hoa
tô điểm cho đất nước,làm một nốt trầm nhỏ nhẹ trong bản hùng ca để làm xao xuyến và cổ vũ lòng
người.Cách dùng hình ảnh ẩn dụ,cách nói khiêm tốn nhỏ nhẹ “ một mùa xuân nho nhỏ…” Đó là ước
nguyện cống hiến tài trí và sức lực cho đất nước đến hơi thở cuối cùng.Những giả thiết “ dù là”
như là một lẽ sống đẹp:
“ Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Mỗi người hãy làm một việc tốt để “ dâng cho đời”.Bởi lẽ “ Sống cho đâu chỉ nhận riêng mình” ( Tố
Hữu).Sống hết mình và thủy chung với đất nước,đem tài trí và sức lực cống hiến cho đất nước.Điệp
ngữ “ dù là” làm cho âm điệu thơ giọng thơ tha thiết sâu lắng.
Khổ thơ cuối gợi về tiếng hát đầy thân thương:
“ Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai,Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”


Tác giả đã lấy hai làn điệu dân ca Huế và nhạc cụ dân tộc nổi tiếng đệm vào lời ca xuân nhằm diễn
tả niềm khao khát trọn vẹn cảm xúc bồi hồi của nhà thơ với quê hương đất nước yêu dấu buổi xuân

về.
“ Mùa xuân nho nhỏ” nhan đề của bài thơ nhỏ nhẹ vậy mà ý thơ lại hết sức lớn lao.Thanh Hải đã
góp vào kho tàng thơ ca Việt Nam một đóa hoa xuân đầy hương sắc tình yêu thiên nhiên gắn liền
với tình yêu đất nước.Mỗi người hãy là một mùa xuân nho nhỏ khiêm nhường nhỏ nhẹ lặng lẽ góp
cho mùa xuân lớn của đất nước được vĩnh hằng.



×