Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích bài thơ từ ấy của hố hữu ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.84 KB, 4 trang )

Phân tích bài thơ Từ ấy của Hố Hữu ngữ văn
11
Tháng Mười Một 14, 2014 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Phan tich bai tho Tu ay cua To Huu – Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Từ ấy của
Tố Hữu. Bài làm văn của một bạn học sinh lớp 11 tại Nha Trang.
Tố Hữu là một trong số những nhà thơ lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam, con đường thơ ca của
ông gắn liền với con đường cách mạng. Ông được xem như là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, viết
sử bằng thơ, trái tim luôn rực cháy lửa cách mạng, lẽ sống cao đẹp và niềm vui cuộc đời. Tiêu biểu
là bài thơ “Từ ấy” được ông sáng tác năm 1938 và nằm trong tập thơ cùng tên, bài thơ là tiếng hát
hân hoan nồng nhiệt của một thanh niên trí thức được đứng trong hàng ngũ cách mạng.
Bài thơ có ba khổ thơ tương ứng với ba phần diễn tả nét chuyển biến tron tâm hồn và trong trái tim
nhà thơ. Khổ thơ 1 diễn tả niềm vui sướng của tác giả khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản, khổ thứ
2 đó chính là những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ, khổ thơ thứ 3 là sự chuyển biến về tình
cảm gắn bó cái tôi cá nhân với cái ta chung của cộng đồng.


Ta thấy rằng từ nhan đề cho đến mở đầu tác giả sử dụng hai từ “Từ ấy” với mục đích nhấn mạnh
giây phút đầu tiên chàng thanh niên trẻ Nguyễn Kim Thành bắt gặp lí tưởng cộng sản, đó chính là
giây phút thiêng liêng trọng đại quyết định cả cuộc đời, một số phận, một hồn thơ. Chính vì thế giây
phút ấy trở thành một kỉ niệm đẹp đẽ mãi bừng sáng chói lòa trong trái tim thi sĩ. Trước đó Tố Hữu
là một nhà thơ sôi trào nhiệt huyết, hăm hở “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, nhưng chưa tìm được
hướng đi:
“Vẩn vơ mãi theo vòng quanh quẩn
Muốn thoát than ôi! Bước chẳng rời”
Vì thế nhà thơ có cảm giác:
“Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Tôi đã khô như cây sậy ven đường”


Bỗng bất ngờ nhà thơ gặp lí tưởng cách mạng , giây phút ấy vừa chói lòa vừa diệu kì. Niềm vui


sướng say mê khi gặp lí tưởng cách mạng của nhà thơ được biểu hiện bằng một loạt các hình ảnh:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Tâm trạng của nhà thơ được biểu hiện qua những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc cùng với những từ ngữ
chỉ sắc thái và mức độ mạnh mẽ của tình cảm: “bừng nắng hạ”, “chói qua tim”…tất cả đều ở mức
mãnh liệt nhấn mạnh niềm vui sướng bất tận tràn đầy viên mãn và tình cảm thành kính, trân trọng
của nhà thơ với Đảng. Lí tưởng cách mạng của Đảng được tác giả ví với “mặt trời chân lí” tỏa ánh
nắng chói chang rực rỡ ấm nóng như ánh nắng mùa hạ làm bừng sáng tâm hồn người chiến sĩ trẻ,
đủ sức xua đi những u ám, buồn đau, những tư tưởng tiểu tư sản trong nhận thức của những thanh
niên có nhiệt huyết nhưng chưa tìm được hướng đi cho mình. Nhà thơ cảm nhận ánh sáng của
Đảng bằng cả khối óc và trái tim, chứng tỏ đây là nhận thức rất sâu sắc của tác giả. Hình ảnh “mặt
trời chân lí chói qua tim” là một sáng tạo mới mẻ và có chiều sâu của Tố Hữu trong thơ ca cách
mạng lúc bấy giờ, hình ảnh này giàu sức hấp dẫn với tuổi trẻ nên sống mãi trong lòng người đọc.
Đồng thời hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” làm cho nhà thơ có cảm giác chói lóa trước
một vầng sáng diệu kì và cảm thấy tâm hồn dịu mát như đứng trong một vườn cây trái xum xuê, đó
chính là bản chất của lí tưởng cộng sản.
Khổ thơ thứ hai chính là nhận thức mới mẻ về lẽ sống của nhà thơ:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nhà thơ thay lời cái tôi chiến sĩ nói lên tâm nguyện và trách nhiệm với cuộc đời, từ đây lẽ sống của
nhà thơ là sự gắn bó giữa cái tôi cá nhân với “mọi người” và “trăm nơi”. Động từ mạnh “buộc” thể
hiện sự dứt khoát mạnh mẽ không mang nghĩa bắt buộc mà là tự nguyện gắn bó với mọi người.
Các điệp từ liên tiếp “để”, “với” tạo ra nhịp thơ dồn dập nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ. Nhà thơ sử
dụng một loạt các từ gần nghĩa: “lòng”, “tình”, “hồn” nhấn mạnh sự gắn bó thật sâu sắc toàn diện,
nhà thơ đã tự nguyện vượt lên chính mình để làm một người cộng sản, một người của muôn nhà
tạo nên khối đoàn kết vững mạnh. Ở đây, Tố Hữu nói lên tác dụng của đoàn kết là tạo nên sức

mạnh của một khối đời vững chắc. Chỉ với bốn câu thơ, tác giả đã khẳng định lẽ sống đẹp nhất của
tuổi trẻ là gắn bó với nhân dân, đất nước và phải có ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường thì
Tố Hữu mới nhận ra được lẽ sống ấy, tự nguyện hiến dâng tuổi trẻ cho lí tưởng cách mạng giải
phóng dân tộc.
Khổ thơ thứ ba là sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ tuổi:


“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
Tác giả tự xem mình là một thành viên trong gia đình nhỏ người mẹ xứ Huế, giờ đây chuyển biến
rộng hơn thành “con của vạn nhà” trong đại gia đình lớn của dân tộc. Tố Hữu viết “là con của vạn
nhà” và “là em của vạn kiếp phôi pha” tức là những chiến sĩ cộng sản đi trước nhà thơ, họ đã từng
xông pha gió bụi, chông gai nguy hiểm chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Khi đã trưởng thành trên con
đường cách mạng, Tố Hữu vui vẻ tự hào khẳng định mình xứng đáng “là anh của vạn đầu em nhỏ”,
một lần nữa tác giả thể hiện rõ quan điểm giai cấp của mình, thế hệ cách mạng đi sau nhà thơ
không phải là chung chung mọi tầng lớp mà là con em của công nhân và nông dân nghèo khổ
“không áo cơm cù bất cù bơ”. Nhà thơ sử dụng điệp từ “là” kết hợp với các từ “con”, “em”, “anh”
cùng với hàng loạt số từ ước lệ “vạn nhà”, “vạn kiếp”…nhấn mạnh tình cảm ruột thịt với quần chúng
tạo nên sức mạnh để Tố Hữu trở thành một nhà thơ cách mạng chân chính.
Có thể nói bài thơ “Từ ấy” là tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng là
tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. “Từ ấy” là một trong hàng trăm bài thơ tạo nên sự nghiệp thơ
ca của Tố Hữu nhưng nó có ý nghĩa mở đầu định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của ông ,
nó tiêu biểu cho một hồn thơ cách mạng mở đầu cho một hành trình thơ cách mạng gần nửa thế kỉ
qua.
Theo: Ngọ Thị Quỳnh




×