Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài thuốc của lỗ tấn ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.27 KB, 3 trang )

Phân tích bài Thuốc của Lỗ Tấn ngữ văn 11
Tháng Ba 18, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Phan tich tac pham Thuoc cua Lo Tan – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài Thuốc
của Lỗ Tấn. Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang.
Quách Mạc Nhược đã từng nhận xét rằng: “ Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô
vàn Lỗ Tấn”. Quả thật tài năng của Lỗ Tấn thật đáng để người đời sau phải học tập và noi theo. Lỗ
Tấn (1881-1936), ông là một người có tài có đức. Trong cuộc sống ông chúng kiến nhiều người mắc
bệnh mà không qua khỏi nên ông quyết định học ngành y, học về thuốc để chữa trị cho những
người không may đó. Thế nhưng khi ông đang học y bên Nhật thì xem được phim người Trung
Quốc đua nhau đi xem người Nhật chém đầu một người Trung Quốc chống Nhật. Ông nghĩ rằng
chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh thể xác ông quyết định chuyển sang làm văn
học để cảnh tỉnh người dân nước mình. Thuốc là một tác phẩm , một liều thuốc để ông chữa bệnh
tinh thần cho người dân của mình.

Truyện ngắn Thuốc được Lỗ Tấn viết vào năm 1919. Đó là thời điểm cuộc vận động Ngũ Tứ là
phong trào đấu tranh đồi tự do dân chủ của học sinh sinh viên Kinh Bắc bùng nổ mạnh mẽ.

Truyện để lại nhiều ý nghĩa, nhiều điều khiến con người Trung Quốc thời bấy giờ phải suy nghĩ thật
kĩ. Trước tiên là đặc sắc của nhan đề truyện. Nhan đề thuốc và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu.

Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa Thuyên đã cất công đi từ sang
sớm để mua cho con trai mình ăn để chữa bệnh lao. Nhan đề này đã để lại nhiều ý nghĩa để cho


bạn đọc phải bận tâm suy nghĩ

Thứ nhất đó là nghĩa đen của nhan đề. Thuốc ở đây chính là chiếc banh bao tẩm máu người tử tù.
Đây là một phương thuốc mê tín dị đoan và lạc hậu. Điều đó cho thấy sự hoang đường khi cho
bánh bao tẩm máu người lại là vị thuốc chữa bệnh mà đặc biệt ở đây chiếc bánh bao tẩm máu tử tù
chứ không phải tẩm máu ai khác. Tử tù đó chính là những người anh hùng chống lại Nhật để bảo vệ


đất nước Trung Quốc. đồng thời nó giống với phương thuốc mà ông lang băm nọ đã kê đơn cho bố
của nhà văn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mia đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ đực đủ
cái. Chính phương thuốc ấy đã lấy mất tính mạng của bố Lỗ Tấn. và cũng như thế phương thuốc kì
quái bánh bao tẩm máu tử tù kia cũng làm nên cái chết của Hoa Thuyên.

Thứ hai, thuốc ở đây là để chữa căn bệnh tinh thần của người dân Trung Quốc. đó là căn bệnh gia
trưởng, căn bệnh lạc hậu mê tín dị đoan của họ mà cụ thể ở đây là vợ chồng lão Hoa. Họ tin rằng vị
thuốc kia thật sự có thể chữa khỏi bệnh lao cho con trai họ. Chính vì thế mà lão Hoa trên đường đi
lấy thuốc tỏ ra vui vẻ lắm, lão nghĩ lão sắp được một phương thuốc có thể cải tử hoàn sinh. Không
chỉ có vợ chồng lão Hoa mà ngay cả những người tỏng quán trà cũng cho đó là vị thuốc cứu tinh.
Nhưng chẳng thấy cứu ở đâu mà chỉ thấy Hoa Thuyên vẫn chết, mà nó còn là liều thuốc độc tiêu
diệt những dây thần kinh suy nghĩ của người dân Trung Quốc.

Thứ ba, thuốc bánh bao tẩm máu người còn là phương thuốc cho chính tinh thần của người dân
cũng như người làm cách mạng Trung Quốc. Bởi vì người nông dân thì u mê lạc hậu tin vào thứ
thuốc chết người đó, còn người cộng sản lại đi quá xa nhân dân không gán bó với nhân dân thì sẽ
đổ máu. Mà bánh bao tẩm máu kia lại chính của người làm cách mạng là Hạ Du. Điều đó cho thấy
phải biết gắn kết với nhân dân thì mới mong thành công được.

Tóm lại có thể nói nhan đề của truyện mang tư tưởng của nhà văn Lỗ Tấn. ông đã lo nỗi lo của dân
tộc trong khi nhân dân mê muội mơ hồ thì người chiến sĩ cộng sản lại bôn ba những chốn quạnh
hưu. Giữa họ có một khoảng cách vô cùng lớn vì thế cho nên cần phải được “chữa bệnh” nhanh và
gấp.

Câu chuyện được mở đâu khi Hoa Thuyên lên những cơn ho lao, lão hoa vội vàng đến sớm để mua
cho kì được thứ thuốc cứu sống mạng con trai mình. Nó sẽ làm cho con trai ông trở nên khỏe mạnh
như thường thậm chí là khỏe mạnh hơn. Vì thế cho nên trên đường đi mua thuốc lão vui hẳn lên,
không chỉ có mình lão trông chờ thứ thuốc tiên dược đó mà cả rát nhiều người nữa nên họ chen
chúc nhau suýt nữa thì lão hoa thuyên ngã. Nhưng thật may mắn khi lão mua được thuốc về cho
con. Đó chiếc bánh bao tảm máu của tử tù Hạ Dư. Ông mang về máu vẫn còn nhỏ từng giọt. bà hoa



nhanh chóng đi nướng chiếc bánh bao và cho Hoa Thuyên ăn. Những người trong quán trà thì khen
thơm “ trà thơm nhỉ!”. Rồi họ bàn nhau về người tử tù. Họ cho thế là ngu dại, nào biết đâu chính họ
đang bị mê muội. Hạ Du ở đây là nhân vật chỉ được nhắc đến chứ không có mặt trong tác phẩm.
anh đại diện cho một tầng lớp yêu nước và có lí tưởng lúc bấy giờ. Thế nhưng mọi người lại nhắc
đến anh với một thái độ miệt thị và đau đớn hơn khi chính chú ruột của anh đem anh đi trình báo để
lấy khoản tiền thưởng kia. Đáng ra những người như Hạ Du thì phải được yêu mến kính trọng mới
phai thế nhưng không. Qua đây cho thấy sự mê muội của nhân dân Trung Quốc, trước tiên là chiếc
bánh bao sau là cho những người chiến sĩ cách mạng là ngu dốt.

Tưởng rằng vị thuốc ấy sẽ cứu sống được mạng của Hoa Thuyên nhưng đâu có, anh ta vẫn cứ
chết, để cho kẻ đầu bạc phải tiễn người đầu xanh. Hoa Thuyên ăn bánh bao chết, Hạ Du làm cách
mạng cũng chết. tất cả sự sai lầm đã dẫn con người Trung Quốc đến một kết quả bi thảm. có lẽ vì
thế mà nhà văn đã vạch ra con đường khai sáng trí óc người Trung Quốc. Đó là đoạn khi hai bà mẹ
đến thăm mộ con, nghĩa trang được chia làm hai bên bên trái là mộ của những người tử tù, bên
phải là mộ của những người dân nghèo. Bà Hoa đến thăm con trước sau đó một người đàn bà khác
ngập ngừng bước về phía bên trái nghĩa trang. Đó chính là mẹ của Hạ Du, sự đặc biệt ở đây là khi
hai bà mẹ bước đến bên nhau an ủi nhau thôi đừng đau xót làm gì. Chi tiết đó được tác giả gửi gắm
rát nhiều ý đồ nghệ thuật, gợi ra ý nghĩa sâu sa của nó. Đó là sự thức tỉnh của người nông dân và
người cách mạng, cuối ùng họ se bước đến bên nhau để đồng cam cộng khổ cứu đất nước mình.

Khi ra về hai bà ngạc nhiên trước vòng hoa đặt cạnh mộ của Hạ Du, vòng hoa ấy không có gốc
nghĩa là nó không mọc lên. Vòng hoa đệp đẽ với hoa hông hoa xanh, phải chăng đó chính là sự
ngợi ca lí tưởng cách mạng của tác giả đối với Hạ Du mặc dù không thành công nhưng anh đã có
chí và giác ngộ. vòng hoa ấy không biết ai đặt đó, không biết ai mang đến và ở đâu ra nhưng chúng
ta biết chắc chắn rằng nhà văn đã dành nó cho Hạ Du để ca ngợi vẻ đẹp của chiến sĩ yêu nước.

Như vậy khi hai bà mẹ bước đến bên nhau như sự tượng trưng cho người chiến sĩ và nông dân
chắc chắn sẽ bước đến bên nhau kề vai sát cánh vì sự nghiệp của đất nước. Qua đây chúng ta thấy

rút ra được một bài học đó là lấy nhân dân làm gốc, cách mạng phải đi liền với nhân dân, tách rời
nhân dân thì sẽ không thể có kết quả tốt đẹp được. Đồng thời qua truyện ngắn này ta thấy rõ được
thực trạng Trung Quốc lúc bấy giờ, cùng với đó là tinh thần dân tộc của nhà văn Lỗ Tấn



×