Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích cảnh chị em thúy kiều du xuân trong đoạn trích cảnh ngày xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.62 KB, 2 trang )

Phân tích cảnh chị em thúy Kiều du xuân trong đoạn trích
Cảnh ngày xuân
Tháng Ba 19, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Đề bài: Phân tích Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Mỗi bài thơ đều gắn liền với tên tuổi của một tác giả, nếu thời hiện đại nhắc đến Vội vàng người ta
nhớ đến Xuân Diệu, Tấy Tiến thì ta nhớ đến Quang Dũng, thời trung đại nhắc đến Lục Vân Tiên ta
nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu thì khi nhắc đến truyện kiều ta nhớ ngay đến đại thi hào Nguyễn Du.
Có thể nói rằng bài truyện thơ ấy đã gắn liền vớ tên tuổi người làm ra nó đến mức người ta không ai
là người không biết. Truyện Kiều cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt đoạn trích cảnh
ngày xuân với cảnh tượng chị em Thúy Kiều ra về đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người
đọc. Chính đoạn thơ cuối ấy là điều kiện để cho Kiều gặp mộ của Đạm Tiên.
Cảnh ngày xuân hiện lên thật đẹp và trong sang với hình ảnh của thiên nhiên cảnh sắc và con
người. Mọi thứ trở nên thật vui tươi náo nhiệt. những bông hoa nở rộ tiết trời thanh minh tháng ba
nhẹ nhàng mà thanh thoát, bầu trời như mang lai cho biết bao con người những cảm xúc lâng lâng:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”


Con người cũng hiện lên với những nam thanh nữ tú thật kiều diễm và tuấn tú, những đôi yến anh
như làm đẹp cho chính màu xuân ấy. những con người ấy quần là áo lượt không biết bao nhiêu là
màu sắc khác nhau. Tất cả mọi thứ tạo nên một rừng hoa đầy màu sắc:
“Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,


Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.”
Thế rồi những cảnh vui tươi ấy khép lại bằng những hình ảnh của buổi ban chiều xập xuống. hình
ảnh những con người ra về hiện lên, chị em Kiều cũng ra về trong cái màu vàng vọt của bóng chiều
ngả về tây:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.”
Hai câu thơ ấy đã mang đến cho ta toàn bộ những cảnh sắc cũng như tâm trạng của người đi xem
hội. Từ láy “tà tà” thể hiện cảnh sắc buổi chiều với bóng mặt trời dần chiếu về đằng tây. Hai chữ ấy
gợi lên cho ta một cảnh sắc nhạt nhòa của buổi lễ thanh minh đã dần hết. Nó mang âm vị của sự
tàn tạ tiếc nuối trong lòng người. Chị em Kiều vẫn còn luyến tiếc lắm. Sự luyến tiếc ấy được thể
hiện trong từ “thơ thẩn”. Có thể nói rằng tâm trạng ấy như thể hiện sự buồn bã tiếc nuối những gì
vừa trải qua của hai nàng. Nếu như đầu đoạn trích hiện lên với tiết trời trong xanh hiền lành cao
sáng con người với nhưng hoạt động náo nhiệt thì giờ đây được thay thế bởi những màu sắc của
ngày tàn và hội tan tâm trạng con người thành ra luyến tiếc.
Bốn câu thơ cuối thể hiện rõ những suy tư những hành động của chị em Kiều khi ra về:
“Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Hai chị em Kiều bước dần theo ngọn sông khê và cảm nhận chút hương vị cuối ngày. Phong cảnh
ấy hiện lên thật thanh thanh và dịu êm. Mọi sự chuyển động thật nhẹ nhàng. Hai chữ “nao nao” thật
nhuốm màu tâm trạng. Và một hình ảnh con cầu nhỏ bắc ngang qua ghềnh thật nên thơ.
Như vậy qua đây ta thấy cảnh tượng hai chị em Kiều du xuân trở về hiện lên thật nhẹ nhàng với
màu tâm trạng thật nuối tiếc. Chị em Kiều hiện lên như những bông hoa xinh giữa rừng người ấy.
Chị em họ còn muốn kéo dài thêm cái ngày lễ thanh minh ấy. nhưng cuối cùng cũng không được.
Nguyễn Du thật tài tình và khéo léo khi vẽ lên một bức tranh của cảnh tan hội lại nhẹ nhàng đến thế.
Điều tuyệt vời đó là nhìn vào bức tranh đó người ta có thể đoán được tâm trạng của Kiều.




×