Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích đoạn trích kim trọng trở lại vườn thúy trong truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.31 KB, 4 trang )

Phân tích đoạn trích Kim Trọng trở lại vườn Thúy trong
Truyện kiều của Nguyễn Du
Tháng Ba 26, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Phan tich doan trich Kim trong tro lai vuon Thuy – Đề bài: Phân tích đoạn trích Kim Trọng trở
lại vườn Thúy trong Truyện kiều của Nguyễn Du.
Nói về cảm hứng sáng tác thơ văn Raxum Gamatop từng nói: “giống như những ngọn lửa bốc lên
từ những cành cây khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người. Thơ sinh ra
từ tình yêu và lòng căm thù, từ những nụ cười trong sáng hay là những giọt nước mắt cay đắng”.
đúng vậy cảm xúc trong thơ là như vậy, xuất phát từ những hỉ nộ ái ố lạc của nhà thơ mà thành một
tác phẩm đó là cảm xúc chủ quan của cá nhân mỗi người. Tiêu biểu cho những tác phẩm thơ hay
mang nhiều cảm xúc ý nghĩa nhân đạo nhân văn sâu sắc phải nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn
Du. Ngoài những đoạn trích nói về Thúy Kiều ta còn nhớ đến chàng Kim Trọng với đoạn trích Kim
Trọng trở lại vườn Thúy. Qua đây ta thấy rõ những phẩm chất cũng như tình cảm đáng trân trọng
của chàng trai đa tài này.
Mở đầu đoạn trích với những dòng thơ như kể về cuộc trở lại của chàng Kim, chàng trai ấy không
thê quên lời hẹn thế với quốc sắc ấy vậy nên khi làm tròn chữ hiếu anh lại lặn lội đến gặp Thúy
Kiều. Đó chính là mối tình đầy thiết tha của chàng và người con gái có nhan sắc “sắc sảo mặn mà”
và có tài kia:
“Từ ngày muôn dặm phù tang,
Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.
Vội xang vườn Thúy dò la,
Nhìn xem phong cảnh, nay đà khác xưa. ”


Đó chính là cuộc hành trình mà Kim Trọng từ quê trở lên sau khi về chịu tang. Mối tình của Kim và
Kiều là mối tình cách trở xã xôi có nửa năm vậy mà đối với chàng trai đa tình ấy lại dài tựa muôn
dặm. Đúng là tình yêu khiến cho người ta ngỡ rằng nhưng giây phút xa nhau giống như những thiên
niên kỉ trôi qua để lúc nào cũng thấy nhớ nhung bồn chồn trong dạ. Không biết rằng lúc này người
thương của mình làm gì. Thật sự mà nói chàng Kim tài giỏi kia đang rất nhớ Thúy Kiều và muốn
nhanh chóng đến gặp Kiều. Nửa năm ấy đối với anh như tựa ngàn thiên thu vậy. câu thơ “ Vội sang


vườn thúy dò la” thể hiện sự nung nấu bôn chồn muốn gặp người yêu của mình. Chàng đặt chân
lên đất Liêu Dương là nhớ ngay đến Thúy Kiều. Và điều đó là chắc chắn vì mục đích chàng quay lại
cũng chỉ vì Kiều mà thôi. Nhà thơ dùng hai chữ “dò la” như thể hiện được sự nung nấu muốn biết
thông tin người yêu mình hiện giờ của Kim Trọng. Đọc câu thơ ta như thấy hiện ra trước mắt hình


ảnh chàng trai thanh tú tay nải đi khắp chốn hỏi những người qua dường về thông tin nàng Kiều. Đó
là một tâm trạng lo lắng bồn chồn khó tả bởi vì chàng không thấy Kiều đâu cũng thấy phong cảnh
thật sự khác đổi. Chinh sự hiện diện của những cảnh đó khiến cho chàng chơi vơi lo lắng. Đến để
gặp nàng mà chẳng thấy nàng đâu hỏi sao mà không lo lắng không bồn chồn cho được!.
Thế rồi phong cảnh của cái sự “phong cảnh có đà khác xưa” đã hiện lên trước mắt người đọc. Hình
ảnh thiên nhiên phong cảnh nơi đây chính là những dấu hiệu khác xưa của cảnh vật khiến cho
chàng Kim bối rối khi biết rằng có một sự việc gì đó đã diễn ra ở đây:
“Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời. . .
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Xập xòe én liệng rường không,
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa!”
Khu vườn ấy hiên lên với hình ảnh cỏ mọc lau thưa, rồi sự quạnh quẽ hiện lên cùng với những hình
ảnh rã rời. Đó là sự tàn tạ và báo hiệu như một sự không lành đủ cho chàng Kim thấy được một
biến cố nào đó đã đến đây và mang nàng Kiều của chàng đi mãi. Chàng đau đớn nhìn những cảnh
vật như thể hiện tâm trạng của mình. Nếu như những câu thơ đầu chàng mong chờ bồn chồn rồi
háo hức khi mong gặp người yêu thì bây giờ chàng lại thấy thương nhớ, thấy rối lòng khi không biết
rằng chuyện gì đang xảy ra tại nơi đây. Ngôi nhà của những con người tuyệt mĩ ấy xưa kia đầy ắp
những cung bậc ngũ âm mà Kiều thường đàn, khoảng kia là chỗ Kiều ngồi âm thơ mà vịnh cảnh thế
mà giờ đây chẳng có một thiên bạc mệnh nào được cất lên nữa. Xung quanh không một bóng
người. cánh hoa đào năm ngoài vẫn còn như cười với gió đông những cánh én xập xòe trên tầng

không vậy mà cảnh vật nhà Kiều cỏ mọc hoang sơ, không còn thấy một dấu giày thể hiện sự sông
của con người ở đây. Cả khu vườn nơi mà Kiều hay học đàn chơi nhạc âm thơ ấy giờ biến thành
chỗ mọc cho những gai góc và cỏ um tùm. Người đâu mà chẳng thấy lòng Kim Trọng đau đớn mà
vẫn không hiểu chuyện gì xảy ra.
Hai câu thơ cuối như tổng kết lại quy nạp vào cái tâm trạng mà Kim Trọng đang phải chịu đựng.
Tâm trạng ấy thật không nhẹ nhõm vui vẻ tí nào, nó chứa đựng biết bao nhiêu điều khó nói, không
hiểu mà cũng không thể hỏi ai:
“Chung quanh nặng khắt như tờ
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?"
Cảnh vật ấy mang đến sự lặng lẽ như tờ khiến cho nỗi lòng chàng Kim lại càng trở nên tồi tệ. Cái
nỗi niềm tâm sự ấy chàng biết nói cùng ai, biết hỏi ai về tung tích nàng Kiều. Tất cả chỉ là vô vọng là


buồn bã khi Nguyễn Du kết thúc đoạn trích bằng một câu nghi vẫn không có ai có thể trả lời cho Kim
Trọng.
Qua đây ta thấy được những hình ảnh tàn tạ hoang sơ đến thê thảm của nhà Kiều. Chính cái xã hội
kia đã gieo rắc những sóng gió đến với gia đình nàng, nó làm cho một gia đình vốn bình yên hạnh
phúc vậy mà giờ nay lại trở nên tàn tạ hoang sơ nhà không được ở để cho những cây dại mặc sức
mọc lên xâm chiếm ngôi nhà. Và đặc biệt ta thấy được tâm trạng của Kim Trọng khi sau bao nhiêu
năm xa cách mong ngày có thể đến đoàn tụ với Kiều thì lại không thấy nàng đâu mà hiện ra trước
mắt lại là những hình ảnh vô cùng đau xót này.



×