Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.75 KB, 3 trang )

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Tháng Ba 25, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Phan tich doan trich Tinh canh le loi cua nguoi chinh phu – Đề bài: Phân tích đoạn trích Tình
cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm
Trong xã hội phong kiến ngày xưa có rất nhiều các tác phẩm nói về nỗi khổ tâm của người phụ nữ
có chồng phải rời xa gia đình đi chiến trận. Thậm chí có những khi đó là những cuộc chiến tranh phi
nghĩa. Nỗi khổ của họ là những nỗi đau đớn, dằn vặt mà không thể nói ra được thành lời, chỉ có thể
giữ tâm trạng cô đơn ấy trong lòng. Và trong các tác phẩm văn học của thế kỉ XVIII nói riêng, phong
kiến nói chung, chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm “ Chinh phụ ngâm khúc” của tác giả
Đặng Trần Côn cùng nghệ thuật diễn Nôm xuất sắc của Đoàn Thị Điểm.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng báo tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”


Mở đầu là bốn câu thơ song thất lục bát làm cho người đọc phải suy ngẫm, như thoang thoảng đâu
đây nét buồn mang mác, như nỗi lòng lo ấu, sầu muộn của người phụ nữ ngày ngày trông ngóng tin
chồng nơi chiến trận. Mới ngày nào vợ chồng còn sánh bước bên nhau, yêu thương sâu đậm mà
nay trong căn phòng, ngoài hiên nhà chỉ còn bóng dáng lẻ loi của người vợ bên trong bức rèm nhìn
ra xa xăm. Nàng ngày ngày ngóng trông tin người chồng nơi xa, trông chờ tiếng kêu của những con
chim thước từ nơi chiến trường bay về, mang người chồng của nàng binh an nơi chiến trận. Ấy vậy
mà nàng trông mãi mà không thấy tin lành từ phương xa. Đêm đêm, nàng vẫn một mình bên ngọn
đèn, thế nhưng, đèn dẫu sao vẫn còn ngọn lửa tỏa ánh sang ấm áp, còn nàng, lòng của nàng lại
lạnh lẽo, mỏi mòn chờ người thương. Liệu ánh đèn ấm áp kia có hiểu:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Tiếp theo đó là hai câu thơ lục bát, đều là những câu thơ mang ý nghĩa so sánh. Trong trái tim của
người chinh phụ thì giờ đây, mối phút mỗi giây đối với nàng thật dài, như là cả một thế kỉ. Cũng
giống như nhà thơ Xuân Quỳnh đã từng viết:


“ Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ”
Tình yêu của nàng, nỗi nhớ nhung của nàng xa thăm thẳm, tựa như đại dương mênh mông không
nhìn thấy bến bờ. Và cùng với nó, thời gian chờ đời càng dài, lòng nàng lại càng “ tựa miền biển
xa”.
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”
Chỉ bốn câu thơ nhưng lại có tới ba dòng “ gượng”. Nàng gượng soi gương, gượng đốt hương trong
căn phòng rồi lại gắng gượng gảy từng phím đàn. Thế nhưng nàng lại nhận ra, dù nàng có cố gắng
làm cho mình đẹp, cố gắng đốt hương thơm cho căn phòng hay gảy nên khúc nhạc quen thuộc của
nàng thì cũng không còn ai ở bên cạnh để lắng nghe nỗi lòng của nàng, thưởng thức bề ngoài xinh
đẹp của nàng cùng tiếng đàn trầm bổng nữa rồi. Than ôi! Đó có lẽ là những điều đau khổ và tuyệt
vọng nhất của người phụ nữ. Để rồi từng phím đàn không còn được mượt mà, đằm thắm như ngày
xưa nữa. chỉ còn lại những” phím loan ngại ngùng” như tình yêu của đôi uyên ương đã bị xa cách
nghìn khơi.
“ Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”


Nếu như ở đoạn đầu , nàng chờ tin lành từ những chú chim tước từ phương xa báo tin, thì nay
nàng đành phải gửi tình cảm của mình cho ngọn gió Đông kia. Liệu rằng, cơn gió ấy có thể đi đến
bên chàng, nói cho chàng biết những điều tâm sự, nỗi niềm thương yêu của nàng hay không. Nỗi
lòng của nàng giờ đây đã cao tựa như đường lên bầu trời mất rồi, liệu bao giờ chàng mới có thể trờ
về bên nàng được đây?
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn người tha thiết lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Bốn câu thơ cuối, nhịp thơ đã chậm đi rất nhiều, như thấm vào lòng người đọc, như tiếng vọng ai
oán, đượm vào từng nhánh cây, ngọn cỏ. Như câu thơ: “ Người buồn cảnh cớ vui đâu bao giờ” .
Giờ đây, người chinh phụ đã không còn niềm vui nào nữa, dường như mọi vật xung quanh cũng
ảnh hưởng bởi tâm tư và tình cảm của nàng vậy, như nỗi nhớ “ đau đáu” của nàng dành cho người
chồng bị cuốn vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Tóm lại, bài thơ “ Chinh phụ ngâm khúc” đã nói lên tình cảm da diết của người vợ dành cho người
chồng, ca ngợi tình yêu chung thủy của hai người. Nhưng cũng đồng thời lên án chiến tranh phi
nghĩa đã làm bao gia đình phải tan nát, làm vợ phải xa chồng, con phải xa cha, cha mẹ xa con, …
Mặt khác, tác phẩm cũng đã phản ánh lên ý thức về cuộc sống, niềm khao khát bảo vệ hạnh phúc
gia đình. Đó cũng là các lí do mà “chinh phụ ngâm khúc” đã tạo dấu ấn rất riêng biệt trong nên văn
học của thế kỉ 18 mà vẫn còn có giá trị to lớn cho tới tần bây giờ.



×