Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích hình tượng cô tấm trong truyện cổ dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.51 KB, 3 trang )

Phân tích Hình tượng cô Tấm trong truyện cổ dân gian Việt
Nam
Tháng Tư 11, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Hinh tuong co Tam trong van hoc dan gian – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Hình
tượng cô Tấm trong truyện cổ dân gian Việt Nam
Trong kho tàng văn học Việt Nam ngoài những tác phẩm truyện kí, thơ, phú, cáo…được nhiều
người nhắc đến thì chúng ta còn nên nhớ đến một thể loại mà các bạn thiếu nhị hay thích nghe. Đó
chính là thể loại truyện cổ tích. Có thể nói những câu chuyện cổ tích như mang hơi thở ngọt ngào
của những quan niệm xưa như ở hiền gặp lành, nó là loại truyện mà dành cho trẻ em là nhiều nhất
vì nó mang những yếu tố kì ảo lạ thường để cho trẻ em thỏa sức tưởng tượng. Đồng thời nó còn có
những cái kết có hậu để dạy dỗ trẻ em làm người tốt. Trong những tác phầm truyện cổ tích như
Thạch Sanh, Sọ Dừa… thì có lẽ truyện tấm cám cũng hấp dẫn biết bao nhiêu bạn đọc không chỉ trẻ
con mà cả người lớn. Đặc biệt trong đó ta thấy nổi bật lên hình tượng nhân vật cô Tấm với những
vẻ đẹp của người con gái thuở xưa.
Trước hết về gia cảnh của Tấm, cô sinh ra trong một gia đình cũng khá giả thế nhưng mẹ cô mất
sớm, thế rồi cha cô lấy vợ hai. Mụ gì ghẻ ấy độc ác và rất ghét con chồng, nó thể hiện được một sự
thật mà cho đến ngày nay vẫn nhiều trường hợp gì ghẻ con chồng không thể hợp nhau được.
Chẳng bao lâu sau cha Tấm cũng mất nốt Tấm bị mị gì ghẻ phân biệt đối xử với em là Cám, Tấm
phải làm lụng cả ngày và cô hay bị mắng. Cốt truyện này là một cốt truyện thường thấy trong truyện
cổ tích để nói lên những vẻ đẹp cũng như ở hiền gặp lành của những cô công chúa hay những
người con gái hiền lành xinh đẹp. Truyện bắt đầu bằng cái “ngày xửa ngày xưa” vô cùng nhẹ nhàng
và sâu lắng. Nó gợi lên biết bao nhiêu là hồn của ngày xưa. Và chính cốt truyện ấy làm rõ hơn
những phẩm chất tốt đẹp của người con gái xưa.


Thứ nhất cô Tấm hiện lên đẹp qua cái tên của cô. Tấm bình thường là một hạt gạo khi sát ra bị vỡ
nhỏ, đó chính hạt lúa của đất nước ta. Có thể nói chính cái tên ấy cũng mang những nét văn hóa
của nước Việt Nam với văn minh lúa nước, hạt gạo như là hạt ngọc của đất nước. Nó cho thấy cái
giản dị mộc mạc của ông cha ta qua câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
“Cái kèo cái cột thành tên”


Cô tấm hiện lên là một người con gái hiền lành hiếu thảo và rất là lương thiện. Mặc dù cha có lấy vợ
hai đi nữa thì cô cũng không có ý kiến gì. Và trong khoảng thời gian sống cùng nhau ấy dẫu cho mụ
gì ghẻ ấy có đối xử với cô như thế nào thì cô cũng không than thở. Lòng cô lương thiện đến mức
không vấy bẩn bởi sự ghen tuông ghét gì ghẻ. Cô trong sáng hiền lành đến mức kể cả những gì mà
cám thích cô đều nhường một cách rất nhẹ nhàng bình thường. qua đây ta thấy được Tấm hiện lên
với nét đẹp đầu tiên đó chính là nét đẹp về tâm hồn hiền lành lương thiện.
Không chỉ khi cha còn sống mà ngay cả khi đã mất đi tấm vẫn cứ lương thiện trong sáng như thế.
Tấm hiền lành đến mức mà khi cha mất mị gì ghẻ có đối xử tệ bạc với Tấm thì cô cũng chỉ biết nghe
lời chửi mắng và khóc mà thôi. Có thể nói sự lương thiện của cô mới đọc đã khiến cho người ta yêu
mến rồi. Mụ gì ghẻ bào rằng hai chị em Tấm Cám đi mò cua xúc tép ai mò được nhiều hơn thì sẽ
được thưởng lụa. Tấm vốn ngoan ngoãn hiền lành xúc mải mê đến chiều thì cũng chính bởi cô quá
tin người và hiền lành mà Cám đã lừa tấm và trút hết giỏ cá của Tấm. Tấm thấy mất cá cũng chẳng
biết làm gì ngoài việc khóc. Có một con bống mà ông bụt dặn về nuôi Tấm hiền lành không hôm nào
quên cho bống ăn.
Kể cả khi làng mở hội Tấm cũng bị mụ gì ghẻ tìm cách không cho đi Tấm bị mụ gì ghẻ làm khó Tấm
cũng ngoan ngoãn ma làm theo không cãi lại mụ cũng không dám chốn đi. Tấm lại khóc và con
người hiền lành ấy lại được bụt giúp đỡ. Thế rồi kể cả khi Tấm được vào cung làm hoàng hậu thì


đến thì cũng vẫn giúp đỡ mẹ con cám. Ngày giỗ bố vẫn về không quản khó khăn mà trèo lên cây vặt
cau giỗ bố mắc mưu của gì ghẻ hại chết chính mình.
Không chỉ đẹp tâm hồn lương thiện mà Tấm còn đẹp bởi nhan sắc của mình. Tấm vốn xinh đẹp da
trắng và sự thật khi lấy được hoàng thượng thì quả thật đã thể hiện được vẻ đẹp ấy.
Sau lần bị hãm hại ấy Tấm biến thành nhiều vật khác nhau và đều bị mẹ con Cám làm cho chết hết
lần này qua lần khác. Thế nhưng chính sự biến thành những vật khác nhau mỗi lần chết ấy truyện
ngắn này nhằm nói lên sức sống của cái hiền cái thiện thì không bao giờ là mất đi, nó chỉ biến từ cái
này sang cái khác mà thôi. Những lần biến ấy thể hiện được vẻ đẹp trưởng thành của nàng Tấm.
Cô vẫn tốt bụng như thế nhưng cô không ngây thơ chỉ biết ngồi ôm mặt khóc nữa. Tấm dù không
hóa thành người nhưng cô vẫn có thể hăm dọa và khuyên nhủ mẹ con nhà Cám đã hại mình. Đến
khi biến thành quả thị Tấm được trở về với hoàng thượng và có một cuộc sống ấm no hạnh phúc về

sau. Còn mẹ con Cám thì độc ác xấu xa đã phải chết một cách tất tưởi. Chúng phải chết trong nồi
nước sôi nóng như chết trong vạc dầu của tầng cuối cùng của địa ngục vậy. Sự sống của Tấm như
thể hiện, biểu trưng cho sự sống của hiền lành đức độ cái tốt ở trên đời này. Nó mãi mãi trường tồn
trước những sóng gió.
Qua hình tượng nhân vật Tấm qua mọi thời điểm cuộc đời nàng ta thấy được vẻ đẹp của người con
gái thuở xưa hiền lành lương thiện. Đồng thời nó cũng thể hiện cho quan niệm của ông bà ta là ở
hiền thì gặp lành những người ở hiền thì có cuộc sống hạnh phúc những người xấu xa thì phải chịu
những hậu quả mà mình tự gây ra. Không những thế ta còn thấy được sự đấu tranh giữa cái thiện
và cái ác vô cùng kịch liệt thế nhưng cái thiện luôn luôn thắng. Và con đường đến cái thiện để hạnh
phúc là một quá trình gian nan vất vả.



×