Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích hình tượng đôi mắt trong thơ quang dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.29 KB, 3 trang )

Phân tích hình tượng đôi mắt trong thơ
Quang Dũng
Tháng Ba 19, 2015 - Category: Lớp 12 - Author: admin

Đề bài: Đôi mắt của sổ tâm hồn đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong thơ Quang Dũng. Em hãy viết
bài văn phân tích Hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng để thấy điều đó.
Nếu như Hàn Mạc Tử chọn hình tượng ánh trăng trong sáng tác của mình để an ủi bản thân quên đi
những nỗi đau về thể xác, Vũ Trọng Phụng xây dựng những nhân vật có tướng bói số trong các tác
phẩm của mình thì khi đến với thơ Quang Dũng ta bắt gặp một hình ảnh lặp đi lặp lai trong thơ ông
đó là đôi mắt. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, là cửa ngõ cho những cảm xúc không cần nói mà
chỉ nhìn qua mắt người ta cũng biết. vậy nhà thơ Quang Dũng sử dụng hình ảnh ấy trong thơ mình
với ý đồ nghệ thuật gì?.
Trước hết là đôi mắt trong bài thơ Tây Tiến. có thể nói bài thơ đã mang lại tên tuổi cho nhà thơ
Quang Dũng. Người ta thường nói nếu kể tên mười tác giả trong thời kì văn học chống pháp thì có
lẽ người ta không nhắc đến tên Quang Dũng nhưng nếu kể tên mười tác phẩm hay trong kháng
chiến chống Pháp thì người ta không thể quên bài thơ Tây Tiến. Nó gắn bó với Quang Dũng đến
mức “ nhắc đến bài thơ Tây Tiến thì người ta nhớ ngay đến Quang Dũng và ngược lại”. hình ảnh đôi
mắt trong bài thơ Tây Tiến gợi cho ta nhiêu cảm xúc:

Có thể nói câu thơ ấy mang nhiều nét nghĩ những qua câu thơ ấy ta thấy rõ được một điều. Đó
chính là tâm hồn của người linh Tây Tiến. hình ảnh “mắt trừng” gợi cho người ta ý nghĩ đầu tiên đó
là sự căm thù tức giận, trước những tội ác của kẻ thù thì những người lính của chúng ta thể hiện sự
căm thù đó qua đôi mắt, sự trừng ấy làm cho ta thấy được tình yêu nước của họ lớn đến như thé
nào. Không những thế ấy mắt trừng ấy còn thể hiện được sự mất ngủ của người lính ấy. Mất ngủ vì
chưa tiêu diệt được quân thù để hòa bình muôn thuở hay mất ngủ vì nhớ những dáng kiều thơm
của mình?. Dù hiểu thế nào đi chăng nữa thì ta vẫn cứ thấy một vẻ đẹp tâm hồn họ đó là tình yêu
đẹp, căm thù giặc và yêu nước thiết tha.


Không chỉ vậy hình ảnh đồi mắt còn chưa nhiều ý nghĩa và ý đồ nghệ thuật của nhà thơ khi xuất
hiện ở bài thơ Đôi bờ:


“Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai?”
Đó là ánh mắt của cô con gái thương nhớ người yêu mình, nó không oai hùng như đôi mắt trong
thơ Tây Tiến nữa mà nó hiền lành chất chứa biết bao nhiêu xúc đông, biết bao nhiêu nỗi sầu cô
quạnh trước cảnh vật lớp lớp mưa dài.
Khác với đôi mắt hiền lành sâu thẳm thẳm như hút hồn người ta vào nỗi sầu cô quạnh của người
con gái trong đôi bờ, bai thơ đôi mắt người Sơn Tây hiện lên với một vẻ đẹp khác:
“Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?”
Đó là ánh mắt buồn dìu dịu chứ không cô quanh như đôi mắt ở trên. Hình ảnh đôi mắt ấy gắn liền
với cuộc chiến tranh chống Pháp đang đi vào quyết liệt, khói lửa mịt mờ. trên chán trên đầu nghĩ về
quê hương mà quyết tâm đáng giặc nhưng đôi mắt lại buồn vì một lẽ nhớ thương.
Không chỉ buồn dìu dịu mà đôi mắt người Sơn Tây còn u uất u lạc trong những ngày quê hương đầy
bóng giặc:
“Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây”
Đôi mắt trong thơ không chỉ để chỉ người mắt người lính và những vẻ đẹp tâm hồn họ mà nó còn để
chỉ mắt của một em bé ngây thơ hẵn còn phải tay ẵm tay bồng:
“Chị ơi! Cháu ngủ đâu
Rồi anh bế con chị
Anh lim dim cúi đầu
Cô bé cười chúm chím
Mắt non nhìn như sao
Đôi mắt nhìn như sao
Má hồng như trái mận”

Đó là hình ảnh đồi mắt của em bé trong sáng dễ thương và hiền hậu như những ngoi sao trên trời
vậy. vẻ đẹp ấy thật khiến cho người ta thấy yêu thấy thương. Có thể nói nhà thơ đã đóng góp vào


nên thi ca Việt nam với hình ảnh đôi mắt ngây dạ trong sáng hơn bất cứ thứ gì.
Thêm một ánh mắt ngây thơ nữa được xuất hiện trong thơ Quang Dũng:
“Cháu mồ côi – cháu gái
Mắt sáng trong đang tập đánh vần”
Không chỉ tả đôi mắt ngây thơ trong sáng của những đứa trẻ, hay đôi mắt oai hùng của người lính
Quang Dũng còn tả đôi mắt khi nhớ đến bạn mình. Đó là Hữu Loan, một người đồng đội, cả hai khi
về đều không có việc cho nên họ không liên lạc được với nhau. Quang Dũng viết bài nhớ bạn để
bày tỏ cảm xúc của mình. Đôi mắt trong bài thơ ấy hiện lên thật sự rất đẹp, đẹp cái màu xanh của
trời cao xanh:
“Ai mắt đọng da trời
Đôi vai rộng
Đã thồ bao đá núi
Mồ hôi uổng tháng ngày”
Đôi mắt của thơ Quang Dũng còn mang đầy vẻ triết lý với đời:
“Khói thuốc chiều sông hỡi dáng người
Phượng nào đôi mắt ngó xa xôi
Có ai thấu được niềm u uẩn
Từng lắng nhiều phen những mảnh đời”
Bên cạnh đó đôi mắt còn được nhà thơ xem là nghệ thuật của cái đẹp:
“Ôi mái tóc – đôi mắt thẳm xưa
Tất cả mắt em là nghệ thuật
Nhớ em dòng tóc dài đôi mắt…”
Hay một hình ảnh thơ với đôi mắt người con gái xinh đẹp. Đó là đôi mắt biết cười khiến cho lòng ai
phải bâng khuâng xao xuyến.
Như vậy qua đâ ta thấy hình ảnh đôi mắt cứ trở đi trở lại trong biết bao nhiêu trang thơ của Quang
Dũng. Dường như ta thấy nhà thơ có những cái nhìn thật tinh tế, đó là nhìn vào mắt người khác.

Đôi mắt ấy có cái vui, cái buồn, cái sầu quạnh, u uất nhưng cũng có cả nhớ thương, trong sáng. Dù
lặp lại hình anh những mỗi một đôi mắt nhà thơ vẽ lên đều mang một nét sắc thái khác nhau. Phải
chăng nó biểu thị cho những cảm xúc tuyệt vời và vẻ đẹp tâm hồn mỗi người.



×