Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích khổ đầu bài thơ viếng lăng bác của viễn phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.38 KB, 2 trang )

Phân tích khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Tháng Mười Hai 19, 2014 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Đề bài: Phân tích khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương đặc biệt đối với đồng bào đồng chí miền
Nam. Đồng bào miền Nam cũng từng ngày từng giờ nhớ thương mong ngóng Bác. Thế nhưng ngày
2/9/1969 Bác đã vĩnh viễn đi xa để lại cho đồng bào cả nước đặc biệt là đồng bào miền Nam một
nỗi đau dài vô hạn. Năm 1976 Viễn Phương bùi ngùi cùng với đoàn đại biểu từ miền Nam ra thăm
lăng Bác. Tình cả dồn nén xúc động khiến nhà thơ cho ra đời bài thơ “ Viếng Lăng Bác”. Bài thở mở
đầu đầy ấn tượng:
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Bài thơ là cảm xúc trữ tình, lòng tiếc thương vô hạn của cả dân tộc đối với Bác. Bài thơ được coi là
cuộc hành hương của Viễn Phương sau bao năm chờ đợi được trở về bên người cha già kính yêu.
Bài thơ mở đầu đã để ấn tượng đậm nét về hình ảnh hàng tre trước lăng Bác.

Cách vào đề thật gần gũi giản dị, nhà thơ đã khéo léo giới thiệu được vị trí không gian quãng đường
từ miền Nam xa xôi ra viếng lăng Bác:
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Tiếng “ con” mở đầu bài thơ cất lên thật gần gũi, thân thương. Đó là cách xưng hô rất mật thiết của
người dân Nam Bộ, đã bộc lộ sâu sắc lòng ngậm ngùi thương nhớ của nhà thơ của đồng bào miền


Nam đối với Bác. Nỗi nhớ ấy kết tụ lắng đọng trong câu thơ : “ miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
Ấn tượng đậm nét đầu tiên của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác là hình ảnh hàng tre:
“ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Hiện lên trong sương khói quảng trường Ba Đình lịch sử là hình ảnh hàng tre xanh bát ngát. Hàng


loạt các từ láy miêu tả dáng đứng vững vàng của hàng tre trong mưa sa bão táp. Ai đã từng một lần
vào viếng lăng Bác đều thấy nơi đây hội tụ hàng trăm loài cây cỏ quý giá cùng biết bao viên đá hoa
cương cẩm thạch. Nhưng tác giả lại bị cuốn hút hơn bởi hình ảnh hàng tre. Tre bao đời này đã trở
thành biểu tượng của con người Việt Nam, hàng tre bao trùm bóng mát rượi, lên bao thế hệ cuộc
đời, tre có mặt xung quang trong cuộc sống của người dân, tre tham gia vào cuộc kháng chiến cùng
người dân “ tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữa đồng
lúa chín” ( Thép Mới). Tre mang bao phẩm chất của con người Việt Nam: mộc mạc, thanh cao, ngay
thẳng bất khuất. Dấu hiệu hàng tre đầu tiên ở nơi Bác cũng là dấu hiệu của dân tộc Việt Nam. Bởi
Bác cũng chính là biểu hiện Việt Nam, tiêu biểu cho con người Việt Nam hơn bao giờ hết. Ở Bác có
tất cả những gì con người Việt Nam từng có, cũng có dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng có cái
kiên cường “ đứng thẳng hàng trong bão táp mưa sa”
Hàng tre xanh ấy được trồng xung quanh lăng Bác như muốn thay cả dân tộc Việt Nam canh giấc
ngủ ngàn thu cho Người, thổi làn gió mát vào lăng, đưa những khúc nhạc du dương vào giấc ngủ
của Người. Để Người tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc nhất định giải phóng miền Nam. Và hôm
nay những người con miền Nam ruột thịt đã ra thăm Người – vị cha già kính yêu của dân tộc.
Từ “ Ôi” là từ cảm thán đứng ở đầu câu , đã biểu hiện xúc động pha lẫn niềm tự hào khôn xiết của
tác giả. Niềm tự hào về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đầy vĩ đại lớn lao. Về Người cha đã
làm nên lịch sử của dân tộc.
Như vậy, với khổ thơ mở đầu bài thơ Viễn Phương đã đưa người đọc đến với những ấn tượng đầu
tiên khi vào lăng Bác: đó là hình ảnh hàng tre. Ai chưa từng đến thăm lăng Bác cũng cảm nhận
được hàng tre ấy qua những dòng thơ đầy xúc cảm gần gũi của nhà thơ. Thông qua đó bộc lộ niềm
tự hào về người con của dân tộc Việt Nam.



×