Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích nghệ thuật tả cảnh qua tâm trạng của nguyễn du trong truyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.06 KB, 3 trang )

Phân tích nghệ thuật tả cảnh qua tâm trạng của Nguyễn du
trong Truyện Kiều
Tháng Bảy 17, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Trong Truyện Kiều, khi tả quang cảnh nơi mộ Đạm Tiên mà ba chị em Thúy Kiều đã gặp trong tiết
Thanh minh, Nguyễn Du viết:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Nhưng cũng tại nơi có nhịp cầu và dòng nước chảy ấy, Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau và lúc
"khách đà lên ngựa, người còn ghé theo", tác giả lại viết:
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bền cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Tuy Nguyễn Du đều vẽ về một cảnh vật nhưng ở mỗi thời khắc, vật và cảnh hiện lên không hoàn
toàn giống nhau.
Cùng cảnh vật ấy, nơi có "dộng nước" và "dịp cầu" nhưng hai bức tranh miêu tả lại rất khác nhau.
Quang cảnh nơi mộ Đạm Tiên mà ba chị em Thúy Kiều đã gặp trong tiết Thanh minh là một bức
tranh phong cảnh được vẽ với những hình ảnh đều mang dáng dấp nhỏ nhoi, bé hẹp và phảng phất
nỗi buồn của sự lụi tàn. Phút dịu êm của cảnh vật tạm lấp dần khoảng trống rất khó nguôi vơi của
nồi buồn. Vừa khép lại vừa mở ra từ dòng nước, nhịp cầu một tâm trạng chênh vênh "Nao nao dòng
nước uốn quanh". Dòng nước tâm tình sẻ chia ấy, nhịp cầu nên thơ như giấc mộng hiện lên ấy ru
vỗ lòng người làm dịu lại cái nao nao từ ngày hội bước ra. Hai chữ “nao nao" (“Nao nao dòng nước
uốn quanh”) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật, cái "nao nao" của dòng nước, cái “nho nhỏ” của
nhịp cầu đã gói được đường nét của cảnh vật. Phải chăng cái "nao nao” dòng nước ấy là cảm giác
bâng khuâng xao xuyến của Thúy Kiều, báo trước một điều sắp xảy ra và điều gì đến đã đến: Nấm
mộ Đạm Tiên xuất hiện. Nguyễn Du đã rất tài tình sử dụng các từ láy "sè sè", "rầu rầu" để miêu tả
nấm mộ Đạm Tiên – một nấm mộ vô chủ đáng thương. Dòng nước "nao nao" như báo trước ngay
sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp phàng thư sinh "phong tư tài mạo tốt vời" Kim Trọng sẽ khởi đầu ám
ảnh giấc mộng Tiền Đường đeo đẳng suốt mười lăm năm. Tất cả những hình ảnh đó báo hiệu cho
sự khởi đầu một cuộc tình đầy dang dở, tiếc nuôi với Kim Trọng, khởi đầu những ngày tháng ảm


đạm bạc mệnh.


Trái lại lần thứ hai, vẫn là nơi có dòng nước, nhịp cầu ấy nhưng lại mang một vẻ đẹp thiết tha, sâu
lắng. Dường như cảnh vật cũng nói hộ cho nỗi vấn vương của cặp tình nhân. Khúc nhạc tình yêu
trầm bổng ngân lên đã hòa nhịp trái tim đôi trai tài gái sắc Kim Trọng và Thúy Kiều. Nhẹ nhàng,
thánh thót, cái phút ban đầu lưu luyến ấy được Nguyễn Du viết lại bằng hai câu thơ tả cảnh ngụ
tình:
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Tình yêu ẩn kín trong tâm hồn mỗi con người, trong sáng, độc đáo mà Nguyền Du đã khéo léo mở
ra:
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Tại sao nhà thơ không dùng từ "trong vắt”, "trong suốt" mà lại "trong veo”? Ta chợt nhớ đến câu thơ
trong Chinh phụ ngâm:
Ngồi đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
vẫn dòng nước trong nhưng lại "trong như lọc". Vậy đó, mỗi thi nhân có cái nhìn riêng của mình, nó
phù hợp với tâm trạng từng cảnh vật. Vì thế, trong Truyện Kiều, cùng một cảnh vật mà bức tranh vật
và cảnh hiện lên khác nhau. Ở đây Nguyễn Du đã vẽ nên dòng nước trong veo lượn lờ uốn khúc
dưới chân cầu. Nó thơ mộng, đẹp đẽ chứ không mang nỗi buồn “nao nao" của bức tranh đầu. Cảnh


nên thơ và tình cũng đầy chất thơ "Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha". Hình ảnh "tơ liễu", gợi đến
bóng nàng thiếu nữ liễu yếu đào tơ. Một chút gì mềm yếu ẩn hiện sau câu thơ: "Tơ liễu" lại xuất hiện
trong bóng chiều bỗng trở nên thướt tha. Đẹp nhưng cũng đầy mong manh. Phút ban đầu gặp gỡ
Kim – Kiều, "Tình trong như đã mặt ngoài còn e” e ấp ngại ngùng bởi lễ giáo phong kiến, bởi đạo
đức gia phong nhưng họ cũng không ngăn được con tim đang thổn thức. Tình yêu nảy nở như nụ
hoa có ai biết lúc nào tỏa hương. Tình cảnh ấy thật đẹp, thi vị, như những đợt sóng vỗ êm đềm, nhè
nhẹ… Phút rung động của Thúy Kiều – Kim Trọng thật tế nhị, sâu lắng. Nó đẹp và hương sắc của

nó lan tỏa ra cảnh vật. Từ láy "thướt tha" nhẹ nhàng như tình cảm thanh khiết của họ vừa chớm nụ.
Truyện Kiều là một tác phẩm mang nghệ thuật tả cảnh rất độc đáo – tả cảnh ngụ tình, một nghệ
thuật đặc sắc của Nguyễn Du thông qua cảnh người đọc cảm nhận được tâm trạng buồn vui của
nhân vật. Chính cái "nao nao" nhịp cầu "nho nhỏ" đã nói hộ lòng Kiều trước nấm mộ vô chủ – Đạm
Tiên. Cùng dòng nước, nhịp cầu ấy lại mang một vẻ đẹp khác, một vẻ đẹp của tình yêu trong sáng
của đôi trai tài gái sắc Kim – Ki



×