Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích nhân vật hoạn thư trong đoạn thúy kiều báo ân báo oán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.54 KB, 3 trang )

Phân tích nhân vật Hoạn Thư trong đoạn Thúy Kiều báo ân
báo oán
Tháng Một 10, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Phan tich nhan vat Hoan Thu – Đề bài: Anh chị hãy phân tích Tính cách Hoạn Thư bộc lộ như
thế nào qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.
Truyện Kiều là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam: “ Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”.
Bằng ngôn ngữ thơ Nôm điêu luyện, Nguyễn Du đã làm nên một kiệt tác nghệ thuật bất hủ. Đọc
Truyện Kiều, ta còn nhớ mãi tính cách Hoạn Thư trong “ Thúy Kiều báo ân báo oán”
Đoạn trích “ Thúy Kiều báo ân báo oán” nằm ở cuối phần thứ hai “ Gia biến và lưu lạc”. Đoạn trích
đã miêu tả cảnh Kiều đền ơn những người đã giúp đỡ và trừng trị những kẻ bất nhân tàn ác. Bằng
ngòi bút sắc sảo Nguyễn Du đã làm hiện rõ bộ mặt khôn ngoan giảo hoạt của Hoạn Thư trong cảnh
Kiều báo oán.
Người đọc rất ấn tượng với một Hoạn Thư:
“ Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”
Chính con người ấy đã làm cho cuộc đời Kiều thêm tủi nhục. Hoạn Thư trong đoạn trích hiện lên là
con người khôn ngoan giảo hoạt. Trước lời nói và thái độ của Kiều
“ Thoắt trông nàng đã chào thưa
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”


Phút giây đầu Hoạn Thư có “ hồn siêu phách lạc” đứng giữa hai bên cờ quạt dập trời, nhận ra người
ngồi ở trên không phải ai xa lạ chính là người Hoạn Thư hạ nhục nhưng vốn dòng danh giá cùng với
sự khôn ngoan sắc sảo Hoạn Thư đã trấn tĩnh lại và tìm cách gỡ tội cho mình. Lời kêu ca của Hoạn
Thư càng bộc lọc rõ tính cách khôn ngoan giảo hoạt, một cái khấu đầu giữ lễ, trước hết là nhận tội
và lý giải đó là chuyện thường tình của đàn bà với tính cách ghen tuông:
“ Rằng : Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”
Hoạn Thư đã gợi lại chút ân tình cũ, lý lẽ này đã xóa đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư đưa Hoạn
Thư từ bị cáo trở thành người cùng cảnh ngộ với Thúy Kiều. Cùng chung chút phận đàn bà nếu


Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lý chung của phụ nữ bởi “ chồng chung ai dễ ai chiều cho ai” từ
tội nhân Hoạn Thư đã biện bạch để trở thành nạn nhân của chế độ đa thê. Tiếp đó, Hoạn Thư lại kể
công của mình :
“ Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”
Hoạn Thư đã cho Kiều ra quan âm các viết kinh, khi Kiều bỏ trốn không bắt giữ nàng quay về nhà
họ Hoan. Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình, bộc lộ niềm kính yêu với Kiều và xin Kiều
rộng lượng tha thứ:
“ Trót lòng gây việc chông gai
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”


Lời gỡ tội của Hoạn Thư vừa có lí vừa có tình lời cầu xin cũng đúng mực chân thành trông cậy vào
tấm lòng khoan dung rộng lượng của Thúy Kiều. Chính vì vậy, Kiều không thể trở thành người nhỏ
nhen và đã tha tội cho Hoạn Thư. Sự việc diễn ra hết sức bất ngờ ngoài sự tưởng tượng của người
đọc. Nhưng lại phù hợp với tâm lý của phụ nữ, Kiều đã từng chìm nổi bể dâu,đã từng nếm trải cay
đắng cuộc đời nên càng hiểu nàng đã xâm phạm gia đình Hoạn Thư. Vì vậy, Kiều đã tha thứ cho
Hoạn Thư, đây chính là hành động cao thượng của Kiều.
Như vậy, trên nền những lời thoại mang đầy tính chất biến hóa là lẽ đời từ xưa đến nay. Cách lý giải
gỡ tội của Hoạn Thư càng khẳng định đây là người đàn bà sâu săc đến mức quỷ quái tinh ma. Và
qua nhân vật Hoạn Thư tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều một lần nữa được chứng minh. Tha
thứ cho Hoạn Thư chính là tấm lòng của nhân dân tấm lòng của Nguyễn Du với trái tim đồng cảm.



×