Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích nhân vật ông hai trong làng của kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.5 KB, 2 trang )

Phân tích nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân
Tháng Mười 1, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân văn lớp 9.
Kim Lân là nhà văn chuyên viết những câu chuyện về làng quê thời kì kháng chiến cứu nước. Với
giọng văn tự nhiên, gần gũi, những tác phẩm của ông đã mang tới cho người đọc một bức tranh về
cuộc sống vùng nông thôn gần gũi với mỗi chúng ta hơn bao giờ hết. Những tác phẩm nổi tiếng của
ông như Vợ nhặt, Làng, cô Vợ đã trở thành những ngôi sao sáng trong bầu trời của nền văn học
Việt Nam. Trong số đó, em thích nhất là tác phẩm Làng của Kim Lân cùng nhân vật ông Hai. Qua
nhân vật này, chúng ta đã thấy được tình cảm của một người con luôn hướng về ngôi làng nơi sinh
ra của mình.
Ông Hai trong câu chuyện là một người có tình yêu quê hương mãnh liệt hơn bất kì ai hết. Đó chính
là cái làng Chợ Dầu của ông. Trong lòng của ông, không nơi nào có thể hơn được cái làng Chợ Dầu
của ông, bởi thế, găp ai ông cũng khoe về làng của mình- ngôi làng nổi tiếng cả vùng Kinh Bắc. Ông
khoe với mọi người nào là làng của ông giàu có và sầm uất ra sao. Rồi ông lại miêu tả làng của ông
có những mái ngói san sát nhau, đường đi lối lại được trải đầy bằng đá xanh. Mỗi khi trời mưa, đi lại
từ đầu làng tới cuối làng không hề bị nước mưa làm cho lấm gót. Vào những ngày mùa, phơi thóc
phơi rơm thì đúng là thượng hạng. Trong lòng của ông, làng đẹp như vậy, thế nên gặp ai ông cũng
khoe, gặp ai ông cũng kể. Trong lòng của ông, làng Chợ Dầu hơn hẳn thiên hạ.
Vào thời kì những năm kháng chiến cứu nước, ông không còn kể chuyện về sự giàu có sầm uất của
làng ông nữa mà ông lại tự hào vì dân làng mình đang cùng nhau tham gia kháng chiến. Ông kể cho
mọi người nào là làng ông có những giao thông hào chằng chịt như mạng nhện hay mỗi sáng, các
cụ già râu tóc bạc phơ nhưng vẫn cố gắng tập vác súng hô một, hai, một, hai. Rồi ông Hai kể ở làng
ông có chòi phát thanh cao nhất vùng, xung quanh làng đầy những ụ, những hố chông để chống
địch càn. Qua đây, chúng ta cảm nhận được niềm tự hào của ông về cuộc sống trong ngôi làng của
mình. Thế cho nên, cho dù cả gia đình đã bị di chuyển đi tản cư thì tình yêu mãnh liệt trong ông
cũng không hề thay đổi.
Rồi một ngày, ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu- vốn là niềm tự hao của ông đang theo tây. Ông
không biết làm như thế nào. Mọi thứ trong ông như bị sụp đổ. Khi ấy, ông cảm thấy vô cùng đau
đớn, tủi nhục. Mỗi niềm vui hay nỗi buồn của ông đều liên quan tới làng Chợ Dầu, nay nghe tin ấy
ông Hai cảm thấy bàng hoàng, “ cổ họng nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông tưởng như không


thở được…” Hơn lúc nào hết, ngôi làng vốn là niềm tự hào của ông thì nay đã trở thành nỗi nhục
nhã, xấu hổ. Ông không còn biết làm gì, cũng chẳng thể tâm sự được cùng ai. Ra ngoài đường, ông
chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà không dám nhìn ai. Về tới nhà, ông nằm vật ra, đau đớn mà rơi nước
mắt. Lúc nào ông cũng nơm nớp lo lắng, sợ mọi người bán tán chuyện làng Chơ Dầu của ông đi
theo giặc, theo Tây. Thậm chí, có những lúc, ông uất ức, chỉ biết nắm chặt tay, nghiến chặt răng rồi


kêu lên :” chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước
để nhục nhã thế này”. và đây chính là lần đầu tiên mà ông Hai đã không còn tự hào về làng của
mình nữa mà bắt đầu cảm thấy oán hận. Những tình cảm mãnh liệt ấy như dồn ứ ở trong lòng
nhưng ông lại không thể làm bất cứ điều gì, càng không thể chia sẻ cùng ai. Mọi chuyện chỉ được
gỡ nút khi có tin làng Chợ Dầu của ông bị Tây đốt sạch chứng tỏ làng của ông không hề theo quân
địch. Ông Hai cảm thấy vui sướng, ông lập tức đi tới gặp tất cả những người gần mình để kể
chuyện và thanh mình cho ngôi làng của mình. “ tây nó đốt làng tôi rồi ông chủ ạ, hóa ra là láo! láo
hết! toàn sai sự mục đích cả” Gặp ai ông cũng thanh minh cho ngôi làng của mình, cảm giác tự hào
trong ông lại trỗi dậy khi ông biết làng ông vẫn là nơi theo kháng chiến, theo tổ quốc.
Qua câu chuyện, hình tượng của những người nông dân đã được tác giả miêu tả một cách tự nhiên
và sinh động. Bởi chúng ta đã hiểu rằng, trong lòng của mỗi người, ai cũng có tình yêu quê hương
sâu đậm và tự hào. Đó cũng chính là tình yêu dành cho quê hương đất nước.



×