Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ cảnh ngày xuân trích truyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.76 KB, 2 trang )

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong
đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều
Tháng Ba 24, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong cảnh ngày xuân trong đoạn thơ Cảnh
ngày xuân trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Truyện Kiều là một tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du, tác phẩm ấy đã chứng minh được giá trị của
mình qua sức sống đến ngày nay. Không những thế Truyện Kiều còn được dịch ra nhiều thứ tiếng
khác. Điều đó phần nào nói lên sự hấp dẫn của Truyện Kiều. Đặc biệt đoạn trích cảnh ngày xuân
mang là những ngày tháng tươi đẹp hiếm hoi của nàng Kiều nên khiến nhiều người thích nó. Không
chỉ vậy mà chính tài nghệ miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du dã làm cho bức tranh xuân ấy
hiện lên trước mắt người đọc thật đẹp và để lại ấn tượng khó quên.
Mở đầu đoạn trích tác giả vẽ lên một không gian đầy thơ mộng và thi vị. đó là cảnh ngày xuân và chị
em Kiều đi du xuân. Một bức tranh với bầu trời của tiết thanh minh trong sáng:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.”

Thiên nhiên hiện lên tràn đầy xuân sắc, một hình ảnh quen thuộc là con én đưa thoi. Đưa thoi ở đây
có nghĩa là gì? Đó là sự dìu dặt của thời gian, cánh én ấy mang đến những niềm hạnh phúc cho con
người. một năm mới lại qua và mong sự bình an sẽ đến. Trên khắp những vạt đất những cây cỏ non


xanh mọc lên thật đẹp, cái màu xanh ấy nối nhau xa tít đến tận chân trời. Những cành lê trắng muốt
đã điểm vài bông hoa. Và trên cái nên cảnh ấy những lễ hội tháng ba được mở ra thật náo nhiệt vui
vẻ. Ta có thể thấy ở đây những hình ảnh vô cùng quen thuộc, những hình ảnh làm cho mùa xuân
đất trời đến thật tươi vui đẹp đẽ.
Không những thế hình ảnh con người cũng hiện lên với những tài tử giai nhân quần áo như nêm


cùng nhau trẩy hội xuân:
“Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.”
Đó là những nàng tiểu thư con nhà khuê các, là những bậc nam nhi tài giỏi. Tần ấy con người, tần
ấy trai tài gái sắc mỗi người một sắc trang phục quân áo nhiêu như nêm.
Cảnh thiên nhiên không chỉ đẹp ở đoạn mở đầu hay chính là khoảnh khắc đầu ngày chị em Kiều đi
chơi hội mà nó còn đẹp cả khi chị em Kiều chảy hội trở về. Vẻ đẹp ấy không thanh thoát tinh khôi
với những cành lê in màu trắng trên nền trời ấy mà là một màu sắc của sự nhạt nhòa:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Hai chị em Kiều bước dần theo ngọn sông khê và cảm nhận chút hương vị cuối ngày. Phong cảnh
ấy hiện lên thật thanh thanh và dịu êm. Mọi sự chuyển động thật nhẹ nhàng. Hai chữ “nao nao” thật
nhuốm màu tâm trạng. Và một hình ảnh con cầu nhỏ bắc ngang qua ghềnh thật nên thơ.
Qua đây ta thấy được nghệ thuật tả cảnh tài tình của thi hào Nguyễn Du thật là khâm phục. với
những hình ảnh vô cùng quen thuộc thi sĩ đã mang đến cho chúng ta một mùa xuân, một ngày tết
của dân tộc thật sinh động tinh khôi. Bức tranh ấy có những tài tử giai nhân nhìn nhau mắt liếc khẽ
đưa tình. Và ở đâu đó trong bức tranh chị em Kiều hiện lên thật xinh đẹp như những nàng xuân
đang ghé xuống trần vậy.



×