Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.22 KB, 3 trang )
Phân tích tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác
ngữ văn 11
Tháng Ba 3, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin
Phan tich tac pham Vao phu chua Trinh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài Vào
phủ chúa Trịnh của Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác trong chương trình văn học lớp 11.
Chúng ta không chỉ biết đến Lê Hữu Trác không chỉ là một nhà nghiên cứu y học nổi tiếng mà chúng
ta còn biết đến ông với tư cách là một vị quan triều đình giỏi binh thư võ lược và là một nhà văn tài
ba. Ông có biệt danh là Hải thượng lãn ông. Các tác phẩm của ông mang đậm màu sắc của y học
nhưng đồng thời nó cũng mang những giá trị văn học tiêu biểu. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi
tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền
uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu
vào chữa bệnh. Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà
còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.
Tác phẩm viết theo thể kí sự. Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại.
Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai
thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự
thực lịch sử và cảm xúc của người viết.Đoạn trích được viết bằng chữ Hán miêu tả quang cảnh ở
kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy thế lực của nhà chúa qua những điều mắt
thấy tai nghe nhân dịp là Lê Hữu Trác được chúa Trịnh sâm triệu về kinh đô chữa bệnh cho chúa và
thế tứ Trịnh Cán. Tác phẩm còn thể hiện thái độ kinh thường danh lợi của tác giả.
Đoạn văn đầu tiên tác giả miêu tả lên một bức tranh quang cảnh bên ngoài phủ chúa Trịnh. Quang
cảnh ấy được tác giả đi miêu tả từ bao quát đến cụ thể từ ngoài vào trong. Tính chất kí trong bút
pháp của Lê Hữu Trác thể hiện rõ ở cách ghi tỉ mỉ sự việc, thời gian. Và cứ thế hình ảnh phủ chúa
Trịnh hiện lên qua cái nhìn của tác giả thật sa hoa,tráng lệ. Nào là ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là
cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh
vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các
truyện cổ tích dân gian. Rồi lại đến những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại
như mắc cửi. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan