Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích tình cảm nhân đạo trong nhật kí trong tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.18 KB, 3 trang )

Phân tích tình cảm nhân đạo trong Nhật kí trong tù
Tháng Năm 11, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Đề bài: Anh chị hãy phân tích Tình cảm nhân đạo trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
Đọc thơ Bác ta không thể nào quên được những vần thơ tràn đầy yêu thương và ý chí trong Nhật kí
trong tù. Ngoài những hình ảnh thiên nhiên mỹ lệ thì chúng ta còn thấy được cả tình cảm nhân đạo
của Bác trong đó nữa. Hoàng Trung Thông đã nhận xét thơ Bác rằng: “Vần thơ của Bác vần thơ
thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” hay Tố Hữu cũng có ý kiến rằng: “Bấy lâu người ta chỉ hiểu
người chiến sĩ cách mạng là thép ở mũi nhọn chiến đâu. Trong tập thơ này ta hiểu rõ thêm người
cộng sản là tình. Tình ở đây là tình yêu thương đất nước, cuộc sống và con người. Chủ yếu ở đây
chúng ta tìm hiểu, khai thác tình cảm với con người”.
Ở trong hoàn cảnh tù ấy, Bác là người già nên yếu nhất, Bác cũng phải chịu những khổ sở như bất
kì một người tù nào thế nhưng Bác lại thương họ chứ không cảm thấy thương mình. Đó là tinh thần
nhân đạo của Bác, thương người rồi mới thương ta:
“Anh đứng trong cửa sắt
Em đứng ngoài cửa sắt
Gần nhau trong tấc gang
Mà biển trời cách mặt
Miệng nói chẳng nên lời
Nói lên bằng khóe mắt
Chưa nói lên tuôn đầy
Tình cảnh đáng thương thật. ”
Nhìn thấy người thân của họ đến thăm họ mà Hồ Chí Minh cũng thấy thương khi mà cái ranh giới
của cửa sắt kia đã tách biệt ngăn cản “em” và “anh”. Khoảng cách tưởng chừng như rất gần thế
nhưng lại thành xa cách biết nhường nào. Miệng thì nói không nên lời, khóe mắt thì cay xè ướt lệ.
Thế nhưng ít ra họ còn có người thân để mà yêu thương lo lắng cho nhau chứ Bác thì cô độc một
mình. Có ai đến thăm hỏi gì đâu. Càng thế ta càng thấy được nhân đạo trong con người Bác, một
người cô độc không nghĩ đến cái khổ của mình mà lại thương một người có gia đình đến thăm.


Trên con đường áp giải về nhà tù Bác đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn của con đường dài


mịt mờ, biết bao nhiêu là sương gió hàn thu lạnh đến rát mặt vậy mà khi chứng kiến người phu làm
cực khổ dưới nắng mưa thì Bác lại không cầm được lòng mình mà đã ghi lại sự thương cảm của
mình bằng những câu thơ đầy ắp tình cảm:
“Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
Phu đường vất vả lắm ai ơi
Ngựa xe hành khách thường qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người”.
Những người làm đường ấy phải dãi nắng dầm sương để làm nên những con đường cho người ta
qua lại nhưng nào có ai biết được điều đó. Họ chỉ biết đi trên con đường ấy mà không nghĩ rằng biết
ơn những người làm đường. Hồ Chí Minh đi trên con đường ấy cũng dải nắng dầm mưa nhưng
hiểu được cái khó khăn vất vả mà người phu đường phải trải qua. Một tình nhân đạo bao la được
thể hiện rõ.
Không chỉ vậy mà Bác còn thể hiện tình cảm nhận đạo của bản thân mình với những người nông
dân áo vải:
“Khắp chốn nông dân cười hớn hở
Đồng quê vang dậy tiếng ca vui”
Bác như hiểu được những niềm vui mùa màng của người nông dân kia trong lòng Bác dường như
cũng vui thay cho những người ấy.
Bác thương đến cả những em bé vẫn còn đang trên tay bế tay bồng. Thiếu nhi đối với Bác như
măng non và những cây măng ấy đáng được yêu thương nhiều nhất:


“Oa…! Oa…! Oa…!
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi,
Phải theo mẹ đến ở nhà pha. ”
Tiếng khóc non nớt kia như thể hiện sự vô trách nhiệm của những người thanh niên, người cha
không những không đi lính mà còn tìm cách trốn để cho vợ con phải khổ. Tiếng khóc ấy thể hiện sự
tủi thân, khổ sở mà em bé vốn chẳng biết gì phải chịu.
Bác còn thương những người vợ góa chồng ngày đêm khóc lóc nỉ non:

“Hỡi ôi! Chàng hỡi, hỡi chàng ơi!
Cơ sự vì sao vội lánh đời?
Để thiếp từ nay đâu thấy được
Con người tâm ý hợp mười mươi”
Người phụ nữ ấy có chồng đã chết để lại cô một mình vò võ trên cõi đời này chính vì thế mà ngày
đêm nàng khóc thương. Và tiếng khóc ấy đã làm cho Bác động lòng thương cảm.
Không chỉ vậy bác còn thương cả những người bạn tù của mình anh thì chết vì cái rét của nhà tù
hành hạ:
“Thân anh da bọc lấy xương.
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi,
Đêm qua còn ngủ bên tôi
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!”.
Hay một bạn tù thổi sáo cũng làm cho Bác thông cảm đồng cảm yêu thương:
“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu
Muôn dặm quan hà khuôn xiết nỗi
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”.
Như vậy đấy bác giống như một con người vĩ đại, một bậc đại nhân. Dù sống trong hoàn cảnh khó
khăn, éo le cũng chẳng sung sướng hơn ai thế nhưng lòng thương người, tình cảm nhân đạo trong
Bác không bao giờ bị bó buộc trong cái không gian của nhà tù ấy. Ngồi trong khung sắt của nhà tù
Bác không những thương chính những người trong đó mà Bác còn thương biết bao nhiêu hoàn
cảnh, biết bao nhiêu kiếp đời kia.



×