Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích ý nghĩa bản tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.07 KB, 3 trang )

Phân tích ý nghĩa bản Tuyên ngôn độc lập của
Hồ Chí Minh
Tháng Ba 25, 2015 - Category: Lớp 12 - Author: admin

Phan tich y nghia ban Tuyen ngon doc lap – Đề bài: Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
là áng hùng văn khai sinh ra đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Anh chị hãy Phân tích ý
nghĩa của Tuyên ngôn độc lập để thấy điều đó.
Sinh thời Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình là nhà văn nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn
nghệ người yêu văn nghệ. Nhưng trên bước đường hoạt động cách mạng Người nhận thấy văn
chương có thể phụng sự đắc lực cho tuyên truyền. Cộng với một tài năng nghệ thuật và một tinh
thần nghệ sĩ chan chứa cảm xúc nên người đã sáng tác nên nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu
trong số nhưng tác phẩm đó phải kể đến tác phẩm tuyên ngôn độc lập. Nó không chỉ áng văn chính
luận hay sắc sảo với những lập luận chặt chẽ mà nó còn mang ý nghĩa như tuyên ngôn khẳng định
cho một đất nước – đó chính là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Có thể nói bản tuyên ngôn ra đời mang tầm vóc lịch sử lớn của dân tộc ta. Đó là khi cách mạng
tháng Tám thành công nhưng ngay sau đó Mỹ âm mưu nhảy vào nước ta với tham vọng xâm lược
nước ta. Chúng kéo theo bọn tay sai phản động và đồng minh của chúng. Trước tình hình ấy Hồ
Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập để khẳng định chủ quyền của đất nước ta.

Mở đầu bản tuyên ngôn Người nêu ra một nguyên lý mang tính phổ quát : “ tất cả mọi người sinh ra
và các dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc. Có thể nói đây là đoạn văn vừa khéo léo tài tình lại vừa kiên quyết. Hồ Chí Minh
khẳng định điều đó bằng cách trích dẫn những lời lẽ mà tổ tiên người Pháp và Mỹ đã ghi lại trong


hai bản tuyên ngôn Pháp và Mỹ. đây là hai bản tuyên ngôn từng làm rạng rỡ cho truyền thống văn
hóa và những tư tưởng văn hóa của hai dân tộc. Nó trở thành lí lẽ bất hủ không ai chối cãi được.
Cách viền dẫn ấy thể hiện sự kiến quyết trong từng câu chữ. nói như thế nhằm đánh trúng tim đen
của đối phương và kiến quyết nhắc nhở họ đừng phản bội chính những gì mà ông cha chúng đã
nêu cao. Đừng trà đạp vào những giá trị mà ông cha chúng đã dày công xây dựng. Nếu chúng làm
trái thì chẳng khác nào đạp đổ biết bao nhiêu sương máu mà ông cha chúng đã mất đi để nói lên


những bản tuyên ngôn như thế. Chúng đã làm vấy bẩn lá cơ f nhân đạo ấy.
Cách viện dẫn ấy còn thể hiên sự khéo léo tài tình ở chỗ Bác ngầm ý đặt ba bản tuyên ngôn ngang
hàng nhau, ba dân tộc, ba cuộc đấu tranh ngang hàng nhau. Nó giống với ánh thiên cổ hùng văn
của Nguyễn Trãi:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Sự khéo léo ấy còn để khóa miệng chặn chân kẻ thù đang âm mưu xâm lược nước ta. Đây là thủ
pháp nghệ thuật gậy ông đập lưng ông vì sự thật lịch sử đã chứng minh những hành động của
chúng như phỉ nhổ và trà đạp lên những giá trị mà ông cha chúng tạo ra.
Không những thê sự khéo léo còn được thể hiện khi tác giả dùng “suy rộng ra”. Người thật khéo léo
khi suy rộng ra từ quyền con người đến quyền dân tộc. câu nói ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng , dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc. Và những lí lẽ ấy là không thể chối cãi được.
Sang đoạn tiếp theo tác giả vạch ra tôi ác của kẻ thù. Người bắt đầu đoạn văn bằng chữ “ thế mà”
thể hiện sự khác nhau đến trái ngược giữa hành động và lí thuyết của chúng, hay cúng chính là để
vạch tội cái sự làm trái quy luật của bọn chúng khi xâm lược nhân dân ta. Sau đó Người vạch trần
tội ác của chúng trên tất cả các mặt
Thứ nhất về chính trị thì chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta chút quyền tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ba chế độ khác nhau giữa ba miền để nhằm ngăn
chặn cho nhan dân ta đoàn kết lại đấu tranh chống Pháp. Không những thế chúng còn tắm nhân
dân ta trong những bể máu.
Về kinh tế chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy. chúng giữ độc quyền in hành hạ nhân dân
ta. Chúng cướp boc hầm mỏ, nguyên liệu, khoét rỗng tài nguyên của đất nước…kết giấy bạc, đặt ra
hàng trăm thứ thuế để quả của tội ác ấy là nạn đói năm 1945 làm cho gần hai triệu đồng bào ta chết
đói.
Biện pháp liệt kê được Bác sử dụng có hiệu quả đã kể tội chúng trên tất cả những lĩnh vực. Mỗi ý
liệt kê lại được tách thành những đoạn văn riêng , điệp từ chúng được cất lên gợi sự khinh bỉ tọt
cùng của nhân dân ta đối với thực dân Pháp.



Không chỉ luận tội kẻ thù mà Bác còn lật tẩy bộ mặt xảo trá của chúng cho thế giới biết được sự
man trá dối gian của chúng. Nếu Pháp kể công là có công khái hóa Đông Dương thì bản tuyên ngôn
đã chỉ rõ rằng sự thật là trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Thực dân Pháp rêu
rao có quyền quay trở lại đông đương nhưng sự thật là mùa thu 1940 chúng ta cướp chính quyền
từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp. Những điệp từ sự thật nhấn đi nhấn lại để cho thấy những
luận điệu xảo trá lừa bịp dư luận của thực dân Pháp. Không những thế khi bắt được tù binh thì nhân
dân ta vẫn trao trả đầy đủ còn chúng giết sạch những cán bộ chiến sĩ của ta. Điều đó cho thấy Pháp
không những không có công mà còn có tội rất lớn.
Sau khi bẻ gãy những luận điệu của kẻ thù Bác đi đến một kết luận rằng: “dân tộc Việt Nam xứng
đáng được hưởng tự do hạnh phúc”. Bác nêu rõ một bên là chính nghĩa một bên không những vô
liêm sỉ mà lại còn phi nghĩa.
Chính vì thế phần cuối tác giả nêu lên : “ Chúng tôi chính phủ lâm thời tuyên bố thoát li…Việt Nam”.
Người kêu gọi toàn dân hãy đoàn kết để chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Không những thế
Người còn kêu gọi những sự ủng hộ của các nhân dân trên thế giới. Người khẳng định một dân tộc
gan góc chống lại những thế lực kia thì phải được độc lập tự do. Và thay mặt cho toàn thể nhân dân
Người quyết tâm giữ vững nền độc lập ấy dù cho có phải hi sinh biết bao xương máu cũng nhất
định giữ vững.
Qua đây ta thấy bằng những lí lẽ dân chứng thuyết phục, cách lập luận sắc sảo, bằng chứng xác
thực bản tuyên ngôn hiện lên như một viên ngọc quý có giá trị và ý nghĩa sâu sắc. Bản tuyên ngôn
ấy không chỉ nói lên sự độc lập của nhân dân ta mà còn góp vào nền văn học Việt Nam một áng văn
chính luận sắc sảo.



×