Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Soạn bài hai đứa trẻ của thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.82 KB, 4 trang )

Soạn bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Tháng Tám 10, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Đề bài: Soạn bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam văn lớp 11
I.

tìm hiểu chung

1.

tác giả



Thạch Lam ( 1910 – 1942)



Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng của nhóm tự lực văn đoàn



Là em trai của nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo



Ông sinh ra tại mảnh đất Hải Dương



Ông có một tuổi thơ nghèo trên mảnh đất Cẩm Giang,lúc thì theo mẹ ra Hà Nội





Lớn lên ông đỗ tú tài và ông ra làm báo tham gia vào nhóm tự lực văn đoàn của các anh



Tuy nhiên hoạt động được chẳng bao lâu thi ông mất khi tuổi đời còn quá trẻ



Sự nghiệp sáng tác:



Các tác phẩm tiêu biểu: nắng trong vườn, gió đầu mùa, ngày mới, Hà Nội băm sáu phố phường,

theo giòng


Phong cách nghệ thuật: tác phẩm của ông là những tác phẩm không có cốt truyện hoặc thường

là những cốt truyện nhẹ nhàng, không mang đến những tình huống kịch tính thế nhưng nó vẫn hấp
dẫn người đọc bởi sự nhẹ nhàng và êm ái giống như những bài thơ trữ tình đượm buồn
2.

Tác phẩm

a.


Hoàn cảnh sáng tác: nhà văn đã có những ngày tháng sống tại phố huyện Cẩm giàng vốn là

người nhạy cảm nhà văn nhận thấy đông cảm và thương xót với cuộc sống của người dân nơi đây
và đã sáng tác nên truyện ngắn này
b.

Xuất xứ: truyện ngắn được in trong tập nắng trong vườn (1938)

c.

Bố cục: 3 phần:



Phần 1: từ đầu đến cười khanh khách: cảnh phố huyện lúc chiều xuống



Phần 2: tiếp đến cảm giác mơ hồ không hiểu nổi: cảnh phố huyện về đêm



Phần 3: còn lại: cảnh chuyền tàu đêm đi qua phố huyện

II.

Đọc hiểu chi tiết

1.


Bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều xuống

a.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn



Thiên nhiên:



Hình ảnh: phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những lũy tre cắt hình trên bầu trời rõ rệt



Âm thanh: tiếng trống thu không trên cái chòi huyện nghèo, tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu

râm ran ngoài đồng


Màu sắc: màu đỏ của mặt trời xuống, màu đen của lũy tre in hình trên bầu trời




Đường nét: mập mờ trong ánh chiều chạng vạng




Ánh sáng: ánh đèn lóe ra ngoài khiến cho đá trên đường một bên sáng một bên tối

->

“chiều, chiều rồi một buổi chiều nhẹ như ru và thoảng qua gió mát”. Hình ảnh âm thanh ấy gợi

lên cảnh chiều tàn tạ đang buông xuống. Cảnh phố huyện hiện lên tàn tạ mang sự héo úa rơi rụng
của chiều tàn. Tuy nhiên ta vẫn thấy ở đó một bức họa đồng quê vô cùng giản dị mộc mạc và chân
quê. Nhưng nó mang một nỗi buồn man mác của sự úa tàn. Phố huyện giống như một miền đời bị
lãng quên nơi bùn lầy nước đọng


Con người



Liên và An: chuẩn bị mở quán bán tối, hai chị em lặng ngắm buổi chiều, không hiểu sao Liên

thấy lòng mình man mác buồn -> nhạy cảm với cảnh sống nơi đây
b.

Chợ tàn:



Cảnh tượng:



chợ tàn và trên đất chỉ còn những rác rưởi vỏ bưởi vỏ thị, mấy cô bán hàng còn đứng lại nói


chuyện thêm một chút rồi mới về -> gợi nhịp sống thường ngày


Một mùi âm ẩm bốc lên như mùi của đất quê hương này vậy



Con người:



mấy đứa trẻ nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những thanh củi thanh tre những gì còn có thể

dùng được.


Bà cụ Thi Điên thì lảo đảo bước ra mua rượu rồi lại lảo đảo đi vào bóng tối



Mẹ con chí Tý bắt đầu dọn hàng

->

Cảnh tượng tàn tạ kết thúc một ngày, những con người bắt đầu xuất hiện làm những công việc

quen thuộc hàng ngày. Bằng giọng văn nhẹ nhàng êm ái nhà văn đã khắc họa một bức tranh thiên
nhiên và bức tranh con người nơi phố huyện nghèo



2.

Cảnh phố huyện khi đêm đến:

a.

Thiên nhiên:



Nhà văn bắt đầu bằng một câu văn êm ả: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung

và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngơ con dần dần chứa đầy bóng tối.”


Những con phố đã ngập tràn trong bóng tối nhà văn sử dụng nghệ thuật đối lấp lấy ánh sáng để

tả bóng tối nhằm lột tả hết sự tối tăm của miền đời tù đọng nơi đây:


Ánh sáng:



Khe sáng, hột sáng, quầng sáng…



Bóng tối chỉ được khái quát bằng câu tối hết cả con đường từ nhà ra sông đã thể hiện được cái


bóng tối của phố huyện
b.

Con người:



Mẹ con chị Tý bắt đầu dọn hàng, dọn thì cứ dọn đấy nhưng chắc gì đã có ai vào uống nước



Gia đình nhà bác Xẩm: thằng con trai thì nằm bò ra đất nghịch đất cát, bác chưa hát vì chưa có

ai nghe, thỉnh thoảng góp vào bầu trời tối bằng những nốt nhạc bần bật


Bác Siêu: bác Siêu bán phở mà ở nơi đây thì phở của bác là một món quà xa xỉ



Chị em Liên cũng mở quán để giúp mẹ kiếm thêm được đồng nào hay đông ấy

->

Tần ấy con người chường mình ra để kiếm sống, trong một sân khấu họ không có lấy một

khuôn mặt, họ có thể đổi vai cho nhau được nhưng không ai đổi phận cho ai được. Họ vẫn cầm cự



để sống chứ không phải đang sống, họ vẫn mong đợi một điều gì tươi sáng đến với họ -> nhà văn
đã hướng nhân vật mình về tương lai
3.

Cảnh chuyến tàu đêm đến



Đối với những người phố huyện thì chuyến tàu đêm là niềm hi vọng để có thể kiếm thêm vài hào

nước, hào phở


Đối với chị em Liên nó mang lại những kí ức xa xăm về một hà Nội nhiều ánh đèn và những que

kem xanh đỏ


Cảnh tàu đến:



Tàu mang lại ánh sáng ở những khoang hạng sang lấp lánh ánh đèn



Mang lại sự huyên náo những tiếng người cười nói




Mang lại hi vọng cho những con người nơi phố huyện



Tàu đi:



Để lại sự nuối tiếc cho những con người nơi phố huyện

->

Chuyến tàu đêm thể hiện một niềm mơ ước về một tương lai tươi sáng của chừng ấy con

người nơi phố huyện
III.


Tổng kết
Nội dung: bằng cốt truyện nhẹ nhàng mà sâu lắng nhà văn đã thổi một làn gió mộc mạc chân

quê, một làn gió xưa man mác vào lòng người đọc về những kiếp người sống trong miền đời bị trôi
lãng


Nghệ thuật: giọng văn nhẹ nhàng, cách kể chuyện hấp dẫn, bút pháp lãng mạn và hiện thực,

miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc -> truyện ngắn giống như một bài thơ đượm buồn




×