Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Soạn bài hiền tài là nguyên khí của quốc gia của thân nhân chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.63 KB, 2 trang )

Soạn bài hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân
Chung
Tháng Tám 13, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Đề bài: Soạn bài hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Chung
I.

Tìm hiểu chung

1.

Tác giả



Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tự là Hậu phủ



Quê ở làng Yên Ninh – huyện Yên Dũng – Tỉnh Bắc Giang



Năm 1469 ông đỗ tiến sĩ ra làm quan dưới triều Hậu Lê, được vua Lê Thánh Tông tin dùng và

thường cho gọi vào để hầu văn thơ


Ông là một người nổi tiếng văn chương trong thời Hậu lê




Ông để lại những bài ký và văn bia mà hiện nay đang được khắc tạc ở Văn Miếu Hà nội

2.

Tác phẩm

a.

Hoàn cảnh sáng tác: để khuyến khích giáo dục nước nhà phát triển, thúc đẩy số người đi học

tăng lên năm 1439 Triều Lê đặt ra chính sách mới cấp ngựa, tổ yến, áo mũ xướng danh cho những
người đỗ đạt ra làm quan. Và cho đến năm 1484 Thân Nhân Trung đã soạn bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất niên hiệu đại bảo thứ 3 (1442) khắc trên bia tiến sĩ ở Hà Nội
b.

Thể loại: văn bia là loại văn khắc trên bia đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên

tuổi những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau
c.

Bố cục: 2 phần



Phần 1: từ đầu đến làm đến mức cao nhất: nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước



Phần 2: còn lại: trình bày ý nghĩa dựng bia khắc tên người tài


d.

Chủ đề:nhấn mạnh và khẳng địnhtầm quan trọng của tri thức và người tri thức trong xã hội

II.

Tìm hiểu chi tiết

1.

Vai trò giá trị của người hiền tài với đất nước



Hiền tài là những người vừa có tài vừa có đức



Nguyên khí: là khí chất làm nên sự sống



Hiền tài là nguyên khí của quốc gia có nghĩa là những ngươi có tài có đức chính là sự sống của

đất nước. những người như thế có vai trò rất lớn quyết định đến sự sống còn, hưng thịnh của đất
nước


Chính vì thế nếu một đất nước nhiều hiền tài thì hưng thịnh phát triển, trái lại một đất nước hiếm


người tài đức thì đât nước nghèo kém không phát triển được. Vì vậy muốn đất nước thịnh thì cần
nhiều người hiền tài mà muốn có nhiều người hiền tài thì phải bồi dưỡng cho họ


Triều đình sẵn sàng giao cho hiền tài những công việc lớn của đất nước


->

Như vậy có thể thấy hiền tài là một nguồn lực cần thiết và quan trọng trong quá trình hình thành

bảo vệ và xây dựng đất nước. một đất nước có tài nguyên phong phú đến đâu mà không có những
người tài giỏi đức độ thì chẳng biết cách mà khai thác tài nguyên đó. Và cuối cùng nghèo vẫn hoàn
nghèo mà thôi. Chính vì thế cần bồi dưỡng những con người có tài có đức để phát triển đất nước
vững mạnh hơn
2.

Ý nghĩa việc khắc bia và khắc tên người tài lên đó



Mục đích của việc dựng bia là:



Lưu danh những người hiền tài có công với đất nước để tiếng thơm muôn đời, trở thành những

tấm gương cho thế hệ mai sau noi theo, thể hiện sự tôn trọng



Để cho kẻ sĩ nhìn mà noi theo



Việc làm đó còn thể hiện sự răn dạy đối với những người mới đỗ tiến sĩ và những kẻ sĩ trong

thiên hạ


Những người mới đỗ sẽ học được cách sống, cách làm việc và cách cư xử để củng cố vận

mệnh của đất nước, tránh việc ác và làm những việc thiện


Kẻ sĩ trong thiên hạ thấy đó mà đem sức mình ra để cống hiến cho đất nước đặc biệt là giữ vững

nhân cách của mình
III.


Tổng kết
Đây quả là một bài văn bia giàu ý nghĩa. Nó không những mang giá trị văn học mà hơn hết nó

mang giá trị chính trị quốc gia. Từ đó những người trong thiên hạ như thức tỉnh được nhận thức của
mình để cùng nhau học tập phát triển giáo dục, mang hết sức mình để cống hiến cho đất nước




×