Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thuyết minh về hình ảnh cây nêu ngày tết văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.67 KB, 3 trang )

Thuyết minh về hình ảnh cây nêu ngày Tết
văn 9
Tháng Mười Một 20, 2014 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Thuyet minh ve hinh anh cau neu ngay tet – Đề bài: Ngày tết mọi người thường treo cây nêu
trước nhà. Em hãy viết bài văn thuyết minh về hình ảnh cây nêu ngày Tếtcho mọi người hiểu
về nguồn gốc của nó.
Từ xa xưa cây nêu đã trở thành biểu tượng của ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, và đến bây giờ
vẫn vậy, cứ đến những ngày cuối cùng của năm mọi nhà đều dựng cây nêu. Đây được coi là một
biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam.
Ông cha ta đã có câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Đây chính là những đặc trưng của ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền ở Việt Nam và cây nêu chính là
một trong những đặc trưng đó. Cây nêu gắn với câu chuyện cổ tích từ xa xưa giữa con người và
loài quỷ. Khi ấy, mọi ruộng đất đều nằm trong tay quỷ, con người chỉ như “người làm thuê”, với quy
tắc mà quỷ đặt ra khi con người trồng lúa là “quỷ ăn ngọn còn người ăn gốc”, được Phật bày cách
con người chuyển sang trồng khoai, và kết quả là con người thu được nhiều khoai còn phần của
quỷ chỉ toàn những dây và lá là những thứ không ăn nổi.Quỷ rất hậm hực và khi vào mùa mới quỷ
chuyển quy tắc “quỷ ăn gốc còn cho người ngọn”, con người lại chuyển sang trồng lúa và quỷ lại
không nhận được gì ngoài những gốc rạ. Thấy vậy, vào mùa sau quỷ quyết định “ăn cả gốc lẫn
ngọn”, Phật lại bày cho con người trồng ngô, và kết quả đều như những lần trước, lũ quỷ đều không
nhận được gì vào vụ thu hoạch. Cuối cùng chúng tịch thu ruộng đất không cho con người làm nữa,
nhờ vào sự gợi ý của Phật, con người xin với lũ quỷ cho một miếng đất chỉ bằng bóng của chiếc áo
cà sa, tức là người sẽ trồng một cây tre và mắc chiếc áo cà sa lên đó bóng của chiếc áo cà sa đến
đâu thì đó là phần đất của con người. Quỷ sau khi xem xét, chúng thấy chiếc áo cà sa chẳng đáng
là bao nên chúng đồng ý. Nhưng chúng không thể ngờ, khi chiếc áo được mắc lên ngọn tre và khi
được Phật làm phép thì cây tre cứ cao mãi lên, bóng của chiếc áo cà sa che kín cả bầu trời, cuối
cùng quỷ không còn đất nữa phải chạy ra biển. Cuộc chiến của quỷ và con người còn kéo dài
nhưng nhờ sự giúp đỡ của Phật nên chúng đều phải nhận thất bại. Và cứ thế vào ngày Tết Nguyên
Đán, con người lại trồng cây nêu và kèm theo đó là một số đồ vật như chuông khánh hoặc vòng tròn


nhỏ tùy vào phong tục của mỗi địa phương để ngăn không cho lũ quỷ quấy phá.


Cây nêu có nhiều loại được làm từ những vật khác nhau tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng
miền. Có nơi cây nêu được làm bằng một cây tre được tỉa sạch cành và lá ở dưới chỉ để mỗi phần
ngọn, trên ngọn tre treo một vòng tròn nhỏ, có thể buộc vào vòng tròn đó nhiều thứ khác như vàng
mã, lá dứa, cành đa…Ở một số nơi, cây nêu chỉ là một thân cây tre vút lên trời, trên thân cây tre có
giấy màu và từng đốt tre có tua để trang trí. Nhưng cũng có nơi họ thay thế cây tre bằng cây mai –
một loại cùng họ với tre và cây mai này cũng được trang trí tương tự để trở thành cây nêu trong
ngày Tết.
Việc trồng cây nêu vào ngày Tết có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đó là tượng trưng cho mong muốn bảo
vệ con người khỏi ma quỷ – ma quỷ tượng trưng cho những điều không may mắn, sự rủi ro. Mỗi
một vật được gắn trên cây nêu cũng đều mang ý nghĩa riêng của nó. Như lá dứa có ý nghĩa để đe
dọa ma quỷ vì theo sự tích câu chuyện xưa kia thì quỷ sợ lá dứa, tỏi và máu của loài chó, cành đa
thì tượng trưng cho tuổi thọ và mọi điều tốt lành, tiền vàng mã để cầu tài, cầu lộc, ta thấy ở chùa
người ta cũng thường xuyên đốt vàng mã để cầu sự may mắn. Thường là ngày 23 tháng Chạp –
tức ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, người ta sẽ dựng cây nêu vì mọi người cho rằng ma quỷ
sẽ lợi dụng lúc này để quấy nhiễu con người nên dựng cây nêu để ngăn không cho chúng vào nhà,
và đến ngày mùng 7 hoặc mùng 8 người ta sẽ hạ cây nêu vì lúc đó gia đình đã có những vị thần linh
bảo vệ. Nhưng ở một số vùng dân tộc, cây nêu không những được dựng trong dịp Tết mà còn được
dựng khi thu hoạch xong mùa màng, đó là dân tộc Sán Dìu, họ dựng cây nêu để tạ ơn trời đất và
cầu mong sự bình yên cho con người.
Mặc dù cây nêu là một biểu tượng ngày Tết từ lâu đời chỉ có ở Việt Nam, nó mang đậm bản sắc văn
hóa của dân tộc nhưng hiện nay nét văn hóa này đang dần bị mai một, chỉ còn tồn tại ở một số vùng
quê nông thôn. Đa số mọi người đều hướng tới một cái Tết đơn giản hơn không cầu kì về mặt hình
thức, vẫn có “bánh chưng xanh”, “câu đối đỏ”, “dưa hành” ,vẫn có hoa đào, hoa mai…nhưng lại


thiếu đi hình ảnh của cây nêu, phải chăng con người đã dần quên đi hình tượng này và cây nêu đã
được thay thế bằng những loại cây khác mà họ cho là sang trọng hơn.

Hình ảnh cây nêu ngày Tết mãi mãi là một biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc thể hiện bản sắc văn hóa
riêng của dân tộc ta mà không một nơi nào khác có. Mặc dù, bây giờ sự xuất hiện của biểu tượng
này vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền đang dần dần đi vào sự lãng quên nhưng chắc chắn
rằng bất kì một người dân Việt Nam nào cũng đều biết về sự tích cây nêu và ý nghĩa đặc biệt của
nó đối với dân tộc ta.
Theo: Ngọ Thị Quỳnh



×