Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thuyết minh về ngũ hành sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.17 KB, 2 trang )

Thuyết minh về Ngũ hành sơn
Tháng Tư 24, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Thuyet minh ve Ngu Hanh Son – Đề bài: Em hãy viết bài văn Thuyết minh về danh lam thắng
cảnh Ngũ hành sơn.
Nhắc đến Đà Nẵng người ta không thôi nhớ đến việc nó là ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam Bắc
nước ta. Nhắc đến cái tên ấy người ta cũng nhớ ngay đến các triều đại lịch sử đã chống lại sự xâm
lược lần thứ nhất của thực dân Pháp. Tuy nhiên không chỉ có thể mà nhắc đến Đà Nẵng chúng ta
còn biết đến một danh làm thắng cảnh, một di tích lịch sử nổi tiếng đó là Ngũ Hành Sơn.
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên
trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn
(lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng.
khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An; nay thuộc phường Hòa
Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Ngũ Hành Sơn là một tuyệt tác về cảnh
quan thiên nhiên “sơn kỳ thủy tú”, huyền ảo thơ mộng mà tạo hóa đã ban tặng cho Đà Nẵng.

Trước tiên là truyền thuyết về Ngũ hành Sơn thì theo như người xưa truyền lại thì chúng ta được
biết đến Ngũ Hành Sơn có là do ngày xưa có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông. Một hôm nọ
ẩn sĩ thấy một chuyện lạ, đó là Nữ Thần Naga mang theo một cái trứng đưa cho Thần Kim Quy cất
giữ đi để chống lại sự quấy phá của ma quái. Thần Kim Quy để lại trứng nhờ ẩn sĩ chăm sóc, thần


không quên để lại cái móng vàng để giúp cho việc bảo vệ quả trứng được tốt hơn. Trái trứng ấy lớn
lên và nở ra một cô gái xinh đẹp. vỏ trứng thì nứt thành năm mảnh hóa thành năm ngọn núi chính là
ngũ hành sơn ngày nay.
Về tên gọi thì ngũ hành sơn còn có một tên gọi nữa đó là núi non nước. Tên gọi này đã có từ lâu, nó
được chứng minh qua những câu ca dao dân ca mà ông cha ta đã để lại và hơn thế nữa là trong
những bộ văn học địa lý của những người trung đại cũng có nhắc đến tên gọi này. Ví dụ như giáp
ngọ bình nam đồ của Nguyễn Hoàng hay thiên nam tứ chi lộ đồ thư Đỗ Bá Công Đạo soạn. Sau thì
nó có tên là ngũ hành sơn được nhắc đên trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
Về phong cảnh nơi đây thì quả thật là phải dùng những lời đẹp nhất dành cho vẻ đẹp của nó. Đó


chính là hình ảnh những bãi cát vàng mịn màng trên các bờ biển từ Non Nước kéo dài đến đảo Tiên
Sa. Có thể nói rằng nghe đến cái tên thôi đã thấy yêu thấy mến và muốn đến ngay lập tức rồi chứ
chưa nói gì về cảnh của nó cả. Các loại thảo mộc quý có ở đây, là: Thiên tuế, Thạch trường sanh,
Cung-nhân-thảo lài trắng, Cảnh-thiên Mộc tê, Chương não, Thử lý Tứ quý. . . Về hoa rừng có nhiều
loại phong lan. Về động vật có loài khỉ Dộc hiền, và các loại dơi, chim hải yến.
Ngoài các dấu ấn văn hóa lịch sử còn in đậm trong các hang động, và trên mỗi công trình chùa,
tháp đầu ở các thế kỷ trước, như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc
Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều
Nguyễn, ở đây còn có các di tích lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt như Địa đạo núi đá Chồng,
hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ. Đến đây thì chúng ta sẽ được ngắm năm ngọn núi sừng
sững như đứng đó để bảo vệ cho cuộc sống ấm no của nhân dân tránh xa sự quấy phá của những
bọn yêu ma quỷ quái. Năm ngọn núi ấy mỗi núi một phương mỗi núi một đặc điểm nhưng tựu chung
lại cũng là sự hùng vĩ.
Qua đây ta thấy được những cảnh đẹp và những đặc điểm của núi ngũ hành sơn. Nơi đây luôn tư
hào với những truyền thuyết của mình. Nó không chỉ làm đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây mà
nó còn làm đẹp hơn, đậm đà hơn nền văn hóa dân tộc ta. Chính vì thế mà nơi đây đã được nhà
nước công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×