Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tìm hiểu và phân tích bài trầu cau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.5 KB, 2 trang )

Tìm hiểu và phân tích bài Trầu cau
Tháng Tư 2, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Phan tich Su tich trau cau – Đề bài: Tìm hiểu và phân tích sự tích Trầu cau trong kho tàng
truyện dân gian Việt Nam.
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có rất nhiều câu chuyện mang lại nhiều ý nghĩa. Những câu
chuyện ấy thường mang yếu tố kì quái hấp dẫn và đặc biệt là có cái kết có hậu. Ngoài những
chuyện như Sọ Dừa, Thạch Sanh…thì chúng ta còn biết đến truyện Trầu cau. Có thể nói câu
chuyên như một sự tích về nguồn gốc trầu, cau, đá vôi. Ba thứ ấy kết lại với nhau để làm nên một
đồ không thể thiếu trong những đám cưới hỏi. Miếng trầu ấy đã làm nên những phong tục tập quán
của nhân dân ta từ ngàn đời nay.

Câu chuyện được kể về ba người trong đó có hai anh em là Tân và Lang, còn người kia là con gái
của thầy đạo sĩ họ Lưu. Câu chuyện của họ xoay quanh những vấn đề tình cảm của tình cảm gia
đình, đó là tình cảm anh em hòa thuận và tình nghĩa vợ chồng. Câu chuyện ấy đã mang đến cho
chúng ta nhiều ý nghĩa nhất định mà không thể nào quên được. Chúng ta cho đến ngày nay vẫn
không thôi nhắc đên sự tích ấy và đặc biệt là khi qua câu chuyện ta thấy được ý nghĩa của miếng
trầu đã có bốn nghìn năm tuổi.


Tân và Lang là hai anh em, con của một người tài giỏi trong vùng. Hai anh em giống nhau như hai
giọt nước khiến cho ai cũng nhầm không biết đâu là anh và đâu là em. Đến cả gia đình cũng còn
nhằm nữa, chính vì thế mà mới dẫn đến câu chuyện về sau. Sau đó bố mẹ của hai anh em mất đi,
và trước khi mất đã gửi Tân cho một thầy đạo sĩ tên lưu dạy dỗ. Hai anh em vốn thân nhau nên
quyết định đi cùng nhau. Tại đây Tân và con gái của thầy gặp gỡ và yêu nhau. Ông đạo sĩ cũng vui
lòng gả con gái cho chàng trai ấy. Để phân biệt hai anh em cô gái mang một đôi đũa và một nồi
cháo ra thì biết được bởi chỉ có anh mới nhường nhịn em như thế. Sau đó họ chuyển ra một ngôi
nhà mới, họ sống với nhau ba người rất vui vẻ. Nhưng từ khi có vợ Tân cũng ít quan tâm em hơn.
Một hôm hai anh em đi làm nương, Lang về trước chị dâu tưởng chồng mình liền chạy tới ôm
nhưng khi ấy Tân lại về. Chứng kiến cảnh tượng ấy Tân giận em và ghen tức. Điều đó đã làm cho
Lang phải nghĩ ngợi anh quyết định ra đi, sự ra đi của anh không ai biết cả, sự ra đi ấy để chứng tỏ


anh không làm điều gì sai và có phần trách anh của mình.
Kể từ sự ra đi của Lang đã rất đến nhiều chuyện. Chính vì giận anh không hiểu mình, chính vì buồn
bã anh đi và anh khóc rất nhiều, tiếng khóc của anh xuyên cả màn đêm. Anh khóc nhiều quá đến
sáng hôm sau thì anh hóa đá. Đây chính là yếu tố kì ảo của truyện cổ tích ngày xưa. Khi con người
mất đi thì sẽ hóa thành những thứ gì đó hoặc cao đẹp hoặc ghê tởm giống như những gì mình đã
từng sống. Thế rồi hình tượng người em hóa đá thể hiện sự trong trắng ngay thẳng của người em.
Thấy em bỏ nhà đi Tân bắt đầu thấy hối hận và lo lắng anh đành để vợ ở nhà một mình mà cất
bước đi tìm em. Anh tìm mãi tìm mãi cho đến khi anh không thấy được em mình nữa. Anh buồn bã
ngồi bên dòng sông ấy. anh khóc hết nước mắt rồi chết đi. Anh hóa thành một cây thẳng vút thể hiện
sự ngay thẳng của anh.
Cô gái kia thấy chống lâu về cũng quyết định đi tìm cô khóc hết nước mắt và đến bên bờ sông cô
chết trên bợ và hóa thành một cây trầu cuốn quanh cây cao thẳng tắp ấy thể hiện tiết hạnh của cô.
Ba người chết đi với những biểu tượng và những ý nghĩa khác nhau nhưng họ chết gần nhau mang
đến một biểu tượng về tình yêu và tình anh em sâu sắc. dù có chết đi thì họ cũng không bỏ nhau.
Người anh luôn bên cạnh người em, còn hai vợ chồng vẫn yêu thương quấn quýt.
Có lẽ chính vì thế mà nhân gian nước ta lấy trầu cau là biểu tượng cho ngày vui đám cưới. Nó thể
hiện tình yêu bền chặt và thắm thiết. Đồng thời miếng trầu của ông bà ta có thêm vôi để thấy được
càng say hơn. Không chỉ có tình yêu mà còn có cả tình anh em nữa. Người ăn trầu càng ăn càng
say cũng như tình cảm càng đong đầy hạnh phúc.



×